5. Bố cục của luận văn
3.1.2. Mô hình quản trị, điềuhành tại cácNHTM tại Bắc Ninh
Các thức tổ chức, hoạt động của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh phụ thuộc vào mô hình quản trị, điều hành của ngân hàng mẹ áp đặt. Các NHTM tại Bắc Ninh đa số sử dụng mô hình “Hội sở - Chi nhánh”. Đây là mô hình quản trị truyền thống trong đó sự quản lý về mặt hoạt động kinh doanh không được tập trung nhiều, chủ yếu là xử lý phân tán, theo mô hình này chi nhánh NHTM là một đơn vị kinh doanh độc lập và được hội sở chính ngân hàng giao nhiều quyền lực và mức độ can thiệp sâu của hội sở vào hoạt động kinh doanh của chi nhánh cũng không nhiều. Ngoài việc thực hiện yêu cầu về chỉ tiêu kinh doanh, chi nhánh hoạt động như một công ty riêng, chủ động mọi vấn đề và là nơi quản lý nhân sự, sản phẩm...Lợi điểm của mô hình này giúp chi nhánh có tính chủ động cao hơn, nhưng độ rủi ro cho các NHTM cũng rất cao bởi chi nhánh có thể đi sai mục tiêu của cả hệ thống, thậm chí cạnh tranh địa bàn, khách hàng lẫn nhau để đạt chỉ tiêu. Hiện nay, phần lớn các NHTM Nhà nước vẫn hoạt động theo mô hình này.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế cũng như những biến động mạnh trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015 đòi hỏi các ngân hàng phải đổi mới, tái cấu trúc mạnh mẽ, thực hiện các chiến lược chuyền đổi phù hợp, thích ứng với thời kỳ mới. Một trong những ưu tiên hàng đầu là chuyển sang mô hình quản trị ưu việt hơn. Nhiều NHTM đặc biệt là khối NHTM cổ phần đã tích cực, mạnh dạn chuyển sang mô hình mới - mô hình khối nghiệp vụ, chi nhánh, tức điểm bán hàng và dịch vụ. Trong mô hình kinh doanh hiện đại này, hội sở sẽ đóng vai trò chủ động, chủ đạo trong các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng. Thay vì dựa vào hoạt động của chi nhánh, các khối nghiệp vụ sẽ đặt trọng tâm vào việc xây dựng chiến lược quản trị, vận hành, phát triển kinh doanh, thiết kế sản phẩm theo từng nhóm đối tượng khách hàng. Song song đó, chi nhánh sẽ
chú trọng tới hiệu quả bán hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ. Việc triển khai kinh doanh theo phương thức ma trận về mặt đối tượng khách hàng và sản phẩm nghiệp vụ sẽ phát huy tối đa lợi nhuận theo đối tượng khách hàng.Các chi nhánh NHTM bị giảm quyền quyết định, tập trung chủ yếu công tác phát triển khách hàng, còn việc quản trị nghiệp vụ được chuyển về các khối nghiệp vụ khác nhau trên hội sở từ khối quản trị rủi ro, bán buôn, khối vận hành, quản trị nguồn nhân lực, dịch vụ ngân hàng cá nhân… Ngân hàng đi đầu trong công cuộc chuyển đổi này là Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) dưới sự tư vấn của công ty chiến lược hàng đầu thế giới McKinsey.Nhiều NHTM cổ phần khác cũng đã tiến hành chuyển đổi theo mô hình quản trị hiện đại này.
Tóm lại, trong những năm gần đây, các NHTM Việt Nam nói chung, các NHTM hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng đã từng bước được tổ chức theo mô hình quản trị hiện đại, đã tách bạch nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của chủ sở hữu, Hội đồng quản trị, ban điều hành và ban kiểm soát; quy định mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị và ban điều hành, mối quan hệ giữa hội sở và chi nhánh, giữa khối nghiệp vụ và chi nhánh. Nhìn chung, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm soát tại các NHTM đảm bảo về số lượng; chất lượng từng bước được nâng lên, đáp ứng theo các yêu cầu tiêu chuẩn về đạo đức và trình độ chuyên môn theo quy định của Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM và Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.
3.1.3.Kết quả hoạt động của các NHTM
Trong giai đoạn 2015 - 2017, các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nhìn chung có kết quả kinh doanh tương đối tốt. Nhóm các ngân hàng thương mại Nhà nước có quy mô lợi nhuận cao nhất, xếp thứ 2 là nhóm cá NHTM cổ phần và thấp nhất là nhóm các ngân hàng nước ngoài. Cụ thể:
Năm 2015, nhóm các NHTM Nhà nước đạt lợi nhuận trước thuế là 842 tỷ đồng chiếm 58,64% tổng lợi nhuận của khối NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Đến năm 2017, quy mô lợi nhuận của nhóm này lên tới 1.463,89 tỷ đồng chiếm 72,24% tổng lợi nhuận toàn khối, tốc độ tăng trưởng bình quân của lợi nhuận lên tới 31,86%/năm. Các ngân hàng có quy mô lợi nhuận lớn là: Ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh Bắc Ninh, Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Bắc Ninh. Hai ngân hàng hàng Đầu tư và Phát triển, Công thương có quy mô lợi nhuận của các chi nhánh thấp hơn nhưng lại có nhiều chi nhánh nên xét dưới góc độ tổng thể thì quy mô lợi nhuận giữa 04 ngân hàng thương mại nhà nước không có sự chênh lệch nhau quá nhiều.
Đối với nhóm NHTM cổ phần tuy có số lượng chi nhánh lớn hơn so với số lượng NHTM Nhà nước nhưng do quy mô vốn nhỏ nên về lợi nhuận tuy có tăng qua các năm nhưng thấp hơn so với nhóm NHTM Nhà nước, tốc độ tăng quy mô lợi nhuận cùng chỉ đạt bình quân 8,6%/năm trong giai đoạn 2015 - 2017.
Bảng 3.2: Kết quả kinh doanh của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
NHTM
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tăng trưởng (%) GT (Tỷ.đ) CC (%) GT (Tỷ.đ) CC (%) GT (Tỷ.đ) CC (%) NHTM NN 842,00 58,64 975,60 66,02 1.463,89 72,24 31,86 NHTM cổ phần 307,86 21,44 277,40 18,77 363,48 17,94 8,66 NH nước ngoài 286,00 19,92 224,80 15,21 199,04 9,82 -16,58 Tổng 1.435,86 100,00 1.477,80 100,00 2.026,41 100,00 18,80
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh
Đối với nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngoài, quy mô lợi nhuận thấp nhất trong khối NHTM, chỉ đạt 286 tỷ đồng năm 2015 và có xu hướng giảm dần, đến năm 2017 chỉ đạt 199,04 tỷ đồng, mức giảm bình quân 16,58%/năm. Nguyên nhân là do: Thứ nhất, số lượng ngân hàng 100% vốn nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ít. Trước năm 2017 chỉ có duy nhất 01 ngân hàng là
Shinhan (Hàn Quốc), đến năm 2017 mới khai trương ngân hàng nước ngoài thứ 2 là Wooribank (Hàn Quốc). Thứ hai, do ngân hàng Wooribank mới gia nhập thị trường nên năm đầu tiên bị thua lỗ 12,73 tỷ đồng nên kéo tổng lợi nhuận của nhóm ngân hàng này xuống thấp hơn cùng với việc kinh doanh của ngân hàng Shinhan cũng không được tốt như năm trước đó.
Nhìn chung, giai đoạn 2015 - 2017, các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc ninh có kết quả kinh doanh tương đối tốt. Quy mô tổng lợi nhuận của toàn bộ khối liên tục tăng trưởng qua các năm với tốc bộ tăng bình quân toàn khối là 18,8%/năm. Kết quả này cho thấy bên cạnh sự nỗ lực của bản thân các ngân hàng, các cơ quan quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này đã thực hiện tốt nhiệm vụ, tạo điều kiện thuận lợi cũng như môi trường ổn định cho các NHTM hoạt động.