5. Bố cục của luận văn
3.2.5. Quảnlý và xử lý nợ xấu
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 thì nợ xấu được hiểu là là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn).Cụ thể nhóm 3 trở xuống gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày. Như vậy nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố:Đã quá hạn trên 90 ngày và Khả năng trả nợ đáng lo ngại. Nợ xấu chính là các khoản tiền mà ngân hàng cho khách
hàng vay nhưng khi đến hạn thu hồi nợ lại không thể đòi được do yếu tố chủ quan từ chính phía khách hàng như doanh nghiệp, tổ chức vay tín dụng làm ăn thua lỗ, phá sản dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán khoản nợ đã vay của ngân hàng khi đến kỳ hạn.
Nợ xấu có tác động tiêu cực đến việc lưu thông dòng vốn vào nền kinh tế. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì rủi ro và tổn thất dòng vốn của các NHTM càng lớn. Đây được coi là nguyên nhân chính gây kìm hãm, hạn chế sự lưu thông của dòng tín dụng trong nền kinh tế. Nợ xấu sẽ khiến các NHTM sử dụng vốn kém hiệu quả, giảm lợi nhuận, chịu rủi ro dòng tiền, giảm khả năng thanh toán cho các khoản thanh toán của ngân hàng. Đặc biệt, nếu tình trạng nợ xấu diễn ra thường xuyên, liên tục và không được xử lý dứt điểm sẽ khiến các NHTM bị mất uy tín trong hoạt động kinh doanh tín dụng của mình. Dưới góc độ quốc gia nợ xấu sẽ làm gia tăng sức ép lên tình trạng lạm phát, kìm hãm hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nếu nợ xấu với dòng tín dụng lớn có thể dẫn đến khủng hoảng hệ thống tài chính ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy việc giải quyết vấn đề nợ xấu có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Trong giai đoạn 2015 - 2019, NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Ninh nghiêm túc, tập trung triển khai thực hiện các nội dung hướng dẫn, chỉ đạo của NHNN Việt Nam trong việc thực hiện Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội, Chỉ thị số 32/CT-TTg và Quyết định số 1058/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ năm 2017. Cụ thể, NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã làm đầu mối tham mưu cho UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020. Đồng thời, NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Ninh quán triệt, hướng dẫn các NHTM trên địa bàn nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật và chỉ đạo của Chính phủ, NHNN và của tỉnh về xử lý nợ xấu. Bên cạnh đó NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Ninh tập
trung rà soát, đánh giá thực trạng toàn bộ danh mục tín dụng để nhận diện các khoản nợ, nợ xấu, tài sản đảm bảo cho các khoản nợ này, đồng thời cũng tìm ra nguyên nhận, khó khăn vướng mắc trong quá thu hồi, xử lý nợ xấu.
Đối với các NHTM, NHNN trực tiếp giám sát, đôn đốc các ngân hàng này thực hiện việc giải quyết với các khách hàng, yêu cầu các khách hàng trả nợ theo đúng quy định. Cách thức xử lý nợ xấu được NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Ninh yêu cầu các NHTM trên địa bàn thực hiện như sau:
- Có biện pháp đòi nợ khách hàng
- Bán tài sản đảm bảo của khách hàng, hoặc đòi người bảo lãnh - Khởi kiện khách hàng, phát mại doanh nghiệp
- Xử lý bằng dự phòng - Bán nợ cho VAMC
Với sự tích cực trong việc đôn đốc xử lý nợ xấu, NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã thu được những kết quả tương đối tốt. Tình hình giải quyết nợ xấu có diễn biến tích cực, cụ thể tình hình nợ xấu đối với các NHTM trên địa bàn trong giai đoạn 2015 - 2017 được thê hiện qua bảng 3.7.
Tổng nợ xấu của khối NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có xu hướng biến động không đều qua các năm. Năm 2015, tổng nợ xấu là 440,34 tỷ đồng , năm 2016 tăng lên 771,31 tỷ đồng, đến năm 2017 lại giảm xuống 536,24 tỷ đồng, bình quân tăng 10,35%/năm. Tuy nhiên, mặc dù nợ xấu của khối NHTM có xu hướng tăng nhưng tỷ lệ nợ xấu không quá lớn và có xu hướng giảm. Tỷ lệ nợ xấu năm 2015 ở mức 1,07% tổng dư nợ tín dụng, năm 2016 tăng lên 1,48%, nhưng năm 2017 giảm mạnh chỉ còn 0,76%. Điều này cho thấy công tác xử lý nợ xấu của các NHTM có tiến triển rõ rệt và mặt khác cũng cho thấy hiệu quả của công tác quản lý của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đối với các NHTM trên địa bàn trong việc xử lý dứt điểm nợ xấu theo nghị quyết 42/2017/QH14.
Bảng 3.7: Tình hình nợ xấu của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
NHTM
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tăng
trưởng (%) GT (Tỷđ) CC (%) Tỷ lệ(%) GT (Tỷđ) CC (%) Tỷ lệ(%) GT (Tỷđ) CC (%) Tỷ lệ(%) Khối NHTM 239 54,28 0,83 568,8 73,74 1,59 214,95 40,08 0,51 -5,16 NHTM cổ phần 201,3 45,71 1,88 202,5 26,25 1,33 321,29 59,92 1,23 26,34 NH nước ngoài 0,04 0,01 0,00 0,01 0,00 0,00 0 0,00 0,00 -100,00 Tổng 440,34 100 1,07 771,31 100 1,48 536,24 100 0,76 10,35
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh
Trong tổng nợ xấu trên địa bàn, nợ xấu của nhóm NHTM nhà nước chiếm tỷ trọng lớn về mặt cơ cấu: năm 2015 chiếm 54,28%, năm 2016 tăng lên 73,74%, nhưng năm 2017 chỉ còn chiếm 40,08% tổng dư nợ của nhóm. Nguyên nhân tỷ lệ của nhóm NHTM nhà nước lớn là do dư nợ cho vay của nhóm này lớn, luôn chiếm 60 - 70% dư nợ tín dụng toàn khối . Tuy nhiên, tín hiệu tốt là tỷ lệ nợ xấu của nhóm NHTM nhà nước có xu hướng giảm trong cả giai đoạn với tốc độ giảm bình quân là 5,16% mặc dù năm 2016 có sự tăng trưởng nóng làm tăng tỷ lệ nợ xấu lên 1,59% (gần gấp đôi so với năm 2015) nhưng năm 2017 đã điều chỉnh giảm mạnh xuống 0,51%. Đối với nhóm NHTM cổ phần, quy mô nợ xấu có xu hướng tăng qua các năm với tốc độ bình quân 2,34%/năm. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu lại có xu hướng giảm dần: năm 2015 là 1,88% tổng dư nợ của nhóm, năm 2016 giảm xuống còn 1,33% và năm 2017 chỉ còn 1,23%. Điều này cho thấy tình hình nợ xấu của nhóm NHTM cổ phần vẫn trong tầm kiểm soát, ở ngưỡng an toàn. So sánh giữa nhóm NHTM nhà nước và NHTM cổ phần cho thấy nhóm NHTM nhà nước đã xử lý nợ xấu tốt hơn, tỷ lệ nợ xấu của nhóm này chỉ bằng một nửa so với nhóm NHTM cổ phần. Đối với nhóm NHTM 100% vốn nước ngoài nợ xấu ở mức rất thấp. Nếu tính về cơ cấu và tỷ lệ thì gần như bằng không trong trong giai đoạn 2015 - 2017. Có thể thấy việc quản lý chất lượng tín dụng đối với nhóm ngân hàng này được thực hiện rất tốt, gần như không có rủi ro.
Tóm lại, công tác quản lý nhà nước đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong việc xử lý nợ xấu được thực hiện khá tốt. So với giai đoạn trước, tỷ lệ nợ xấu đã giảm đi rất nhiều, đảm bảo cho hiệu quả hoạt động của các NHTM. Để đạt được kết quả này đã có sự vào cuộc mạnh mẽ, triển khai quyết liệt của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện chính sách gải quyết nợ xấu của Nhà nước.
3.2.6. Quản lý dự trữ bắt buộc đối với các NHTM
Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các NHTM phải duy trì trên tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước. Dự trữ bắt buộc được tính toán trên cơ sở số dư tiền gửi huy động bình quân của từng loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc tại Hội sở chính và các chi nhánh của NHTM trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc và tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại Việt Nam có thể khác nhau. Tỷ lệ này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tùy thuộc vào mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
Việc quản lý dự trữ bắt buộc tại Bắc Ninh được triển khai định kỳ theo tháng. Quy trình quản lý được thực hiện như sơ đồ 3.1:
1. Trong vòng 3 ngày làm việc đầu tháng, Hội sở chính của NHTM có trách nhiệm báo cáo cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Ninh về số dư tiền gửi huy động bình quân phải dự trữ bắt buộc của các NHTM trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc làm cơ sở tính toán dự trữ bắt buộc của kỳ duy trì dự trữ bắt buộc
2. Trước 11 giờ ngày làm việc, truyền số dư tài khoản thanh toán bằng Đồng Việt Nam cuối ngày làm việc trước của các tổ chức tín dụng có mở tài khoản tiền gửi tại đơn vị về Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
Sơ đồ 3.1: Quy trình quản lý dự trữ bắt buộc
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
3. Trong vòng 05 ngày làm việc đầu tháng, trên cơ sở báo cáo số dư tiền gửi huy động bình quân phải dự trữ bắt buộc trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc của các NHTM gửi đến, NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Ninh thực hiện kiểm tra, tính toán, thông báo số tiền phải dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc và tình hình thực hiện dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng trước cho các NHTM thuộc sự quản lý của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Ninh bằng văn bản theo quy định.
4. Trong vòng 07 ngày làm việc đầu tháng, trên cơ sở số dư bình quân tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của các NHTM tại Ngân hàng Nhà nước trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng trước do Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước Việt Nam truyền về và thông báo tình hình thực hiện dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng trước, thực
CN NHTM trên địa bàn NHNN CN Bắc Ninh Hội sở chính NHTM Sở giao dịch NHNN Truyền số dư tiền gửi của NHTM (hàng ngày) Truyền số dư BQ của NHTM TB số tiền dự trữ
BC số dư tiền gửi
Thống đốc NHNN Cơ quan Thanh
tra, giám sát NH
TB số tiền dự trữ
Số dư tiền gửi
hiện trả lãi tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng trước cho các NHTM thuộc sự quản lý của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Ninh theo quy định.
5. Trong vòng 7 ngày làm việc đầu tháng, thực hiện tổng hợp tình hình chấp hành dự trữ bắt buộc trong kỳ duy trì dự trữ bắt buộc tháng trước của các tổ chức tín dụng thuộc đơn vị quản lý và gửi về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước).
Công cụ dự trữ bắt buộc được NHNN sử dụng để hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM và giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết dòng tiền. Trong giai đoạn 2009 - 2017, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTM tại Việt Nam nói chung, các NHTM tại tỉnh Bắc Ninh nói riêng được NHNN duy trì ở mức tương đối thấp và ổn định.
Nếu như trong giai đoạn trước 2009, tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở mức khá cao: Đối với tiền gửi VNĐ kỳ hạn dưới 12 tháng là 10%, trên 12 tháng là 4% thậm chí lên 11% và 5% vào năm 2008 để thực hiện mục tiêu nhằm rút bớt tiền từ lưu thông về, chủ động kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng dư nợ tín dụng phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, từ năm 2009, NHNN áp dụng tỉ lệ dự trữ bắt buộc mới với mục đích thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường tiền tệ, lãi suất, tỷ giá và hỗ trợ vốn khả dụng cho các tổ chức tín dụng có điều kiện mở rộng huy động vốn và tín dụng có hiệu quả đối với nền kinh tế. Tỉ lệ này được thực hiện theo Quyết định QĐ 379/QĐ- NHNN ngày 24/2/2009 (áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 3/2009). Theo đó, trong giai đoạn 2009 - 2017, tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng đối với tất cả các NHTM (trừ Agribank) cho các dòng vốn huy động tiền gửi VND ngắn hạn ở mức 3%, dòng vốn huy động tiền gửi trung và dài hạn ở mức thấp hơn chỉ là 1% để khuyến khích các NHTM thay đổi cơ cấu nguồn vốn huy động, tăng cường huy động vốn trung và dài hạn, giảm huy động ngắn hạn. Riêng huy động
ngoại tệ ngắn ở mức 8%, trung và dài hạn 6%. Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc khác nhau giữa VND và ngoại tệ là sự phối hợp đồng bộ với các công cụ lãi suất nhằm mục tiêu chống đô-la hóa.
Bảng 3.8: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2009 - 2017
ĐVT: %
Loại tiền gửi Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Agribank Các NHTM khác 1. Tiền gửi VNĐ
- Không kỳ hạn và dưới 12 tháng 1,0 3,0
- Kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 1,0 1,0
2. Tiền gửi ngoại tệ
- Tiền gửi của tổ chức tín dụng ở NN 1,0 1,0 - Tiền gửi khác không kỳ hạn dưới
12 tháng 7,0 8,0
- Tiền gửi khác kỳ hạn trên 12 tháng 5,0 6,0
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh
Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Agribank, để khuyến khích dòng vốn chảy vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với lĩnh vực này được quy định ở mức thấp hơn 1 điểm phần trăm, tương ứng với 7% ngắn hạn và 5% trung dài hạn. Riêng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng VND trong cho vay nông nghiệp nông thôn giảm 2 điểm phần trăm so với mức thông thường, tức chỉ còn 1%.
Với tỷ lệ dự trữ bắt buộc quy định trong giai đoạn 2009 - 2017 nhìn chung là tương đối thấp và tạo ra được sự chênh lệnh để điều tiết dòng vốn theo mục tiêu, đảm bảo thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, tạo điều kiện cho các NHTM có thêm nguồn vốn cũng như giảm phần nào chi phí từ đó giảm lãi suất cho vay.
3.2.7. Quản lý điều hành tỉ giá hối đoái
Việc quản lý nhà nước về tỉ giá hối đoái đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được thực hiện trên cơ sở điều hành trực tiếp từ NHNN Việt Nam. Tỷ giá hối đoái được thực hiện theo chế độ thả nổi có sự điều tiết của Nhà nước. Chế độ tỷ giá này được đa số quốc gia lựa chọn trong đó có Việt Nam. Theo đó, tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt theo quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước.Theo cơ chế này, hàng ngày Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng ngày hôm trước (tỷ giá trung tâm) làm cơ sở để các NHTM xác định tỷ giá giao dịch trong ngày xoay quanh biên độ do NHNN công bố trong từng thời kỳ. Công bố này được thực hiện thông qua thông báo chính thức của NHNN trên website cũng như công văn gửi trực tiếp qua hệ thống kết nối thông tin để đảm bảo tính kịp thời. Mức chọn tỷ giá nào là do các NHTM quyết định nhưng chỉ được dao động quanh biên độ do NHNN quy định hay chỉ nằm trong mức tỷ giá sàn và trần do NHNN quy định.Tỷ giá trung tâm được linh hoạt theo ngày được áp dụng từ ngày 04/01/2016. Trước đó, tỷ giá trung tâm thường được điều chỉnh theo từng thời kỳ, không điều chỉnh theo ngày.
Ưu điểm của chế độ tỷ giá và cách thức quản lý này này sẽ có sự can thiệp của NHNN nhằm hạn chế những biến động mạnh của tỷ giá hối đoái như quy định biên độ giao dịch giữa đồng Việt Nam và các đồng ngoại tệ đặc biệt làĐô la Mỹ (USD), duy trì tỷ giá ngoại tệ ở mức phù hợp nhằm tránh những rủi ro có thể xảy ra đối với các hoạt động kinh doanh quốc tế. Chế độ tỷ giá này vừa đảm bảo ổn định tỷ giá, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đảm bảo được tính linh hoạt và có thểdự báo được vào thời kỳ tiếp sau.
Trong giai đoạn 2012 - 2017, nhìn chung các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nghiêm túc thực hiện chế độ tỉ giá theo quy định của NHNN. Xu hướng chung trong giai đoạn này là giảm giá đồng Việt Nam ở mức vừa phải
tạo động lực xuất khẩu hàng hóa. Năm 2012 tỷ giá trung tâm do NHNN quy