5. Bố cục của luận văn
3.1.1. Giới thiệu chung về cácNHTM tại tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là tỉnh có tốc độ tăng kinh tế nhanh hàng đầu tại Việt Nam. Từ một tỉnh tương đối thuần nông khi mới tách ra từ tỉnh Hà Bắc (năm 1997), hiện nay Bắc Ninh về cơ bản đã trở thành một tỉnh công nghiệp. Đi cùng với sự phát triển của kinh tế, hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh cũng phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu về vay vốn của các đơn vị kinh tế trên địa bàn. Từ chỗ các ngân hàng thương mại nhà nước chiếm ưu thế tuyệt đối với 04 Ngân hàng chủ chốt là: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng Công thương (Vietinbank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) và Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), thì đến hiện nay các ngân hàng thương mại cổ phần đã gia tăng mạnh mẽ về mặt số lượng và thể hiện vai trò ngày càng lớn tại thị trường Bắc Ninh.
Bảng 3.1: Số lượng và cơ cấu NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Nhóm NHTM
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 SL (CN) CC (%) SL (CN) CC (%) SL (CN) CC (%) SL (CN) CC (%) NHTM Nhà nước 11 39,29 10 35,72 10 34,48 10 32,26 TM cổ phần 16 57,14 17 60,71 18 62,07 19 61,29 100% vốn NN 01 3,57 01 3,57 01 3,45 02 6,45 Tổng 28 100 28 100 29 100 31 100
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh
Tính đến năm 2014 tổng số lượng chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là 28 chi nhánh. Trong đó số lượng chi nhánh NHTM cổ phần chiếm tỉ lệ cao nhất là 57,14% (tương ứng với 16 chi nhánh), xếp thứ 2 là
khối NHTM Nhà nước chiếm 39,29% (tương ứng với 11 chi nhánh), NHTM 100% vốn nước ngoài chiếm 3,57% (tương ứng với 01 chi nhánh). Tuy nhiên, trong giai đoạn 2014 đến 2017 có sự thay đổi tương đối rõ về cơ cấu số lượng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Số lượng chi nhánh NHTM Nhà nước có xu hướng giảm từ 11 chi nhánh (năm 2014) xuống còn 10 chi nhánh vào năm 2017. Nguyên nhân là do có 02 chi nhánh của Ngân hàng Công thương sáp nhập. Trong khi đó, số lượng NHTM cố phần và NHTM 100% vốn nước ngoài lại có xu hướng tăng. Cụ thể, đối với NHTM cổ phần trong giai đoạn 2014 - 2017 mỗi năm tăng thêm 01 chi nhánh ngân hàng tương ứng với sự gia nhập thị trường của các ngân hàng: Ngân hàng Đông Á - chi nhánh Bắc Ninh,Ngân hàng Việt Á - Chi nhánh Bắc Ninh, Ngân hàng Bảo Việt - Chi nhánh Bắc Ninh. Đối với NHTM 100% vốn nước ngoài là sự gia nhập của Ngân hàng Woori (Hàn Quốc). Sự gia nhập thị trường của các NHTM cổ phần và ngân hàng nước ngoài mới cùng với sự thu hẹp số lượng chi nhánh NHTM nhà nước đã làm cho cơ cấu về số lượng NHTM tại tỉnh Bắc Ninh có sự thay đổi tương đối rõ ràng: Đến năm 2017, khối NHTM nhà nước chỉ còn chiếm 32% tổng số lượng NHTM trên địa bàn, khối NHTM cổ phần chiếm 61,29% và NHTM 100% vốn nước ngoài chiếm 6,45%. Có thể nói sự gia tăng về số lượng chi nhánh ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cho thấysự phát triển kinh tế mạnh mẽ của tỉnh cũng như sức hấp dẫn của thị trường này đối với cácNHTM mẹ. Một đặc điểm nổi bật nữa của hệ thống NHTM tại Bắc Ninh làsự phong phú, đa dạng trong loại hình NHTM, có đủ các NHTM 100% vốn Nhà nước (Agribank), NHTM cổ phần nhà nước chiếm ưu thế (Vietcombank, BIDV, Vietinbank), Ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân (SHB, Sacombank, ACB, Techcombank, Seabank, VPbank…). Điều này làm cho công tác quản lý Nhà nước đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh sẽ khó khăn hơn, đòi hỏi ngày càng cần có sự đầu tư nhiều thời gian, công sức cũng như trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý.