5. Bố cục của luận văn
3.4.4. Xu thế hộinhập khu vực và quốc tế trong lĩnhvực tàichính ngânhàng
Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của Việt Nam đang diễn ra ngày càng sâu rộng. Hội nhập mở ra nhiều cơ hội nhưng đi kèm với đó là không ít thách thức đối với nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Trong thời gian vừa qua đã xuất hiện nhiều ngân hàng 100% vốn nước ngoài đã gia nhập thị trường Việt Nam, trong đó có tỉnh Bắc Ninh. Với tính chất nhạy cảm và là lĩnh vực có “độ mở” và sự liên thông với thị trường tiền tệ quốc tế khá cao, nếu không có sự quản lý phù hợp các NHTM của Việt Nam sẽ bị thua thiệt ngay trên “sân nhà” trong quá trình hội nhập. Tuy nhiên, với sự chủ động, tích cực và những giải pháp đồng bộ, ngành Ngân hàng đã hội nhập và phát triển một cách rất “vững vàng”, đạt được nhiều kết quả tích cực.
Hoạt động quản lý và điều hành của NHNN noi chung, NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Ninh nói riêng đã và đang được đổi mới theo hướng tích cực, minh bạch và hiệu quả, tiệm cận dần thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế. Chính sách tiền tệ đã được chuyển từ ứng phó, bị động sang điều hành chủ động, dẫn dắt thị trường. Các công cụ chính sách được sử dụng đồng bộ, linh hoạt, vừa đáp ứng nhu cầu thanh khoản thị trường tiền tệ, bảo đảm ổn định hoạt động của các tổ chức tín dụng. Cơ chế tỷ giá vận hành linh hoạt, gắn kết chặt chẽ với điều hành lãi suất, có sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp hành chính và cơ chế thị trường. Trên cơ sở quá trình tham gia thực hiện các Điều ước quốc tế, NHNN đã tiến hành sửa đổi, bổ sung và ban hành nhiều văn bản quy phạm
pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng theo hướng minh bạch hóa, tuân thủ theo các nguyên tắc thị trường và các cam kết quốc tế. Nhờ có sự đổi mới kịp thời trong công tác quản lý nhà nước đối với các NHTM đã tận dụng được cơ hội cũng như tạo điều kiện cho lĩnh vực ngân hàng có những bước phát triển vững chắc và ổn định trong giai đoạn vừa qua.