Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 38)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch

ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Từ kết quả thực tiễn công tác quản lý của NHNN đối của hoạt động của các NHTM tại một số địa phương, từ đó tác giả đưa ra một số bài học kinh nghiệm:

- Cần xây dựng và ban hành, và hoàn thiện khung pháp lý đối với hoạt động của các NHTM;

- Hoạch định chiến lược phát triển, xác định các công cụ và chính sách tác động đến hoạt động NHTM;

- Tăng cường quản lý, giám sát đối với hoạt động NHTM;

- Chú trọng công tác thanh tra, giám sát đối với hoạt động của các NHTM theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế dựa trên nghiêm tắc coi trọng việc đảm bảo sự lành mạnh trong hoạt động của các NHTM, dự báo những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các NHTM và xây dựng phương án chủ động ứng phó, góp phần hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động của các NHTM;

- Thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau để cung cấp thông tin, phản hồi, giải thích về các vấn đề dư luận quan tâm liên quan đến hoạt động ngân hàng tạo sự đồng thuận trong xã hội và định hướng hoạt động của ngành ngân hàng;

- Phối hợp đồng bộ công tác quản lý giữa NHNN, các cơ quan thuộc Đảng, nhà nước sẽ tạo hiệu quả đồng bộ và góp phần đạt được mục tiêu chung của quốc gia.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

1. Thực trạng công tác quản lý của nhà nước đối với hoạt động dịch vụ NHBL của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như thế nào?

2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý của nhà nước đối với hoạt động dịch vụ NHBL của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên?

3. Những giải pháp nào cần được đề xuất nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ NHBL của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Nguồn số liệu thứ cấp

Trong luận văn này, nguồn số liệu được thu thập từ các báo cáo thường niên của NHNN Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn từ năm 2014- 2016. Báo cáo tổng kết công tác thanh tra, giám sát từ xa của thanh tra NHNN tỉnh. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM; các Luật, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo của NHNN (các Nghị quyết, Thông tư, Nghị định, chỉ thị, công văn). Ngoài ra đề tài cũng sử dụng những số liệu đã được công bố qua sách báo, tạp chí, các phương tiện thông tin đại chúng, các website, các công trình nghiên cứu đã được công nhận, các bản tin của ngành… Các số liệu được lấy khách quan qua nhiều giai đoạn khác nhau nên có tính khả quan cao trong quá trình nghiên cứu.

Bên cạnh đó, luận văn sử dụng nguồn số liệu thứ cấp từ 05 ngân hàng TMCP được lựa chọn để nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bao gồm: Ngân hàng TMCP Vietinbank, Ngân hàng TMCP BIDV, Ngân hàng TMCP Techcombank, Ngân hàng TMCP Quân đội và Ngân hàng TMCP Vietcombank.

2.1.2.2. Nguồn số liệu sơ cấp

Tác giả tiến hành điều tra các chỉ tiêu đánh giá nhằm đánh giá công tác quản lý của NHNN đối với các hoạt động của các NHTM trực tiếp. Phiếu điều tra là các bảng hỏi hướng đến 2 đối tượng, một là các cán bộ, công chức công tác tại NHNN, là những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý; hai là các cán bộ công tác tại NHNN và các NHTM trên địa bàn.

Quy mô mẫu theo công thức tính quy mô mẫu của Slovin

) * 1 ( N e2 N n   Trong đó: n: quy mô mẫu

N: kích thước của tổng thể. N = 1250 (tổng số cán bộ công tác tại NHNN và các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên).

Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lệch e = 0,05

Ta có: n = 1250/ (1 + 1250 * 0,052) = 303=> quy mô mẫu: 305 mẫu. Phương pháp tiến hành điều tra hai đối tượng trên là bằng bảng câu hỏi. Để xác định ý kiến phản hồi của người tham gia trả lời bảng hỏi điều tra, tác giả sử dụng các câu hỏi với thang đo 5 bậc. Để giúp phân tích và diễn đạt số liệu, tác giả sử dụng thang đánh giá Likert:

Thang đánh giá Likert

Mức Mức đánh giá

1 Hoàn toàn đồng ý

2 Đồng ý

3 Phân vân

4 Không đồng ý

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập lên các bảng biểu.

Các thông tin sơ cấp thu thập theo bảng hỏi của thang đo Likert được tính toán và sử dụng giá trị bình quân làm đại diện cho vị trí trung tâm với mức ý nghĩa của các giá trị đó như sau:

Khoảng Mức đánh giá 4,20 - 5,00 Tốt 3,40 - 4,19 Khá 2,60 - 3,39 Trung bình 1,80 - 2,59 Yếu 1,00 - 1,79 Kém

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1.Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Các kỹ thuật được sử dụng trong bài nghiên cứu gồm:

- Tính toán và biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả, so sánh dữ liệu;

- Biểu diễn dữ liệu thu thập được thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu; - Thống kê tóm tắt mô tả số liệu hoạt động của DVNHBL như tổng doanh thu phí DVNHBL, tỷ lệ các từng DVNHBL, chất lượng DVNHBL … trong giai đoạn 2014 đến 2016 để phục vụ nghiên cứu đề tài.

Thống kê mô tả cho phép các nhà nghiên cứu trình bày các dữ liệu thu được dưới hình thức cơ cấu và tổng kết. Các thống kê mô tả sử dụng trong

nghiên cứu này để phân tích, mô tả dữ liệu bao gồm các tần số, tỷ lệ, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Đề tài dùng phương pháp so sánh số liệu và chỉ tiêu thực hiện trong giai đoạn 2014-2016 tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhằm đánh giá mức độ tăng giảm của các số liệu và chỉ tiêu theo từng năm và đưa ra các kết luận về phát triển DVNHBL tại Ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh.

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự:

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các phản ánh hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ của NHTM

* Mức độ gia tăng doanh số và thu nhập cho khách hàng

Doanh số hoạt động càng lớn tức là lượng khách hàng sử dụng dịch vụ NHBL ngày càng nhiều, thị phần bán lẻ tăng lên. Do đó, dịch vụ bán lẻ càng đa dạng và hoàn thiện hơn. Đây chính là kết quả tổng hợp của việc đa dạng hóa (tức phát triển theo chiều rộng), nâng cao chất lượng sản phẩm (phát triển theo chiều sâu).

* Sự gia tăng khối lượng khách hàng và thị phần

Khối lượng khách hàng và thị phần khách hàng sử dụng các dịch vụ NHBL sẽ phản ánh sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng. Do vậy, hoạt động bán lẻ chỉ được coi là phát triển khi có chất lượng phục vụ tốt với một danh mục sản phẩm đa dạng để thu hút ngày càng nhiều đối tượng khách hàng.

* Số lượng dịch vụ

Chỉ tiêu này thể hiện tính đa dạng, phong phú của dịch vụ mà một NHTM mang đến cho khách hàng. Trên thực tế, hầu hết khách hàng doanh nghiệp đều có nhu cầu sử dụng không chỉ riêng một sản phẩm đơn lẻ mà còn sử dụng từ vài sản phẩm trở lên. Như vậy, nếu NHTM có số lượng dịch vụ càng nhiều thì năng lực cạnh tranh càng cao, đáp ứng được tất cả các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Các dịch vụ đa dạng sẽ giúp ngân hàng có cơ hội đáp ứng nhu cầu khách hàng và tăng doanh thu.

* Tỷ trọng sử dụng dịch vụ bán lẻ

Nếu số lượng khách hàng nhiều hay ít cho thấy sự phát triển dịch vụ NHBL theo chiều rộng thì tỷ trọng sử dụng dịch vụ bán lẻ là con số hết sức ý nghĩa khi xem xét sự phát triển dịch vụ NHBL theo chiều sâu. Nó thể hiện mức độ quan tâm của khách hàng tới các dịch vụ qua số lượng dịch vụ trung bình mà các khách hàng sử dụng trên tổng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.

* Hệ thống chi nhánh và kênh phân phối

Hệ thống chi nhánh thể hiện qua số lượng các Chi nhánh đang hoạt động. Đây là phương thức tiếp cận khách hàng trực tiếp tại quầy giao dịch. Hiện nay các NHTM đã và đang mở rộng mạnh hệ thống Chi nhánh tới mọi địa phương, không phân biệt nông thôn hay thành thị. Hệ thống chi nhánh rộng lớn thể hiện tiềm lực của các ngân hàng và là một trong những phương thức quảng bá thương hiệu của các NHTM. Hiện nay, kênh phân phối truyền thống đang dần bộc lộ những hạn chế về mặt thời gian và không gian khi nhu cầu sử dụng dịch vụ của các khách hàng đòi hỏi đáp ứng mọi lúc mọi nơi. Do đó, xu hướng mở rộng thêm các kênh phân phối và mạng lưới với các thiết bị trên nền tảng công nghệ cao đang rất cần thiết trong cuộc cạnh tranh “giành giật” khách hàng giữa các NHTM

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện hoạt động quản lý của NHNN

- Mức độ phù hợp của trong các định hướng phát triển hoạt động của các NHTM với chủ trương của nhà nước và mục tiêu phát triển kinh tế địa phương:

Để định hướng cho việc xây dựng và thực thi các chính sách quản lý hoạt động của các NHTM, thì điều kiện tiên quyết là NHNN cần xác định rõ ràng các mục tiêu trong quản lý hoạt động của các NHTM. Mục tiêu được xác định đúng đắn sẽ quyết định chính sách được xây dựng và thực hiện. Các mục tiêu quản lý phải được xác định rõ và quy định trong văn bản pháp luật, đây sẽ là căn cứ giúp cho việc định hướng chính sách quản lý luôn hướng đến mục tiêu đã định.

- Mức độ hiệu quả trong việc sử dụng các phương thức quản lý của NHNN đối với hoạt động của các NHTM: tập trung vào các công cụ chính sách mà NHNN sử dụng để thực hiện quản lý, điều tiết hoạt động các NHTM nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu quản lý đề ra. Các công cụ chính sách đó chính là các quyền cơ bản của NHNN đối với hoạt động của các NHTM, bao gồm : quyền cấp phép; quyền kiểm tra, thanh tra, giám sát; quyền thực thi pháp luật… Các quyền trên giúp cho NHNN khi thực hiện quản lý đối với hoạt động NHTM có các thẩm quyền cần thiết trong kiểm tra, thanh tra, giám sát và cưỡng chế thực thi pháp luật nhằm ngăn ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời và đúng pháp luật các trường hợp vi phạm.

- Mức độ phù hợp trong phân công nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban chuyên môn của NHNN;

- Mức độ đáp ứng của Thanh tra, giám sát ngân hàng trong QLNN đối với hoạt động của các NHTM;

- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (cá nhân tố ảnh hưởng) đến công tác quản lý của NHNN đối với hoạt động của các NHTM.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Nguyên

Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội với các khu vực lân cận. Ngày 01/07/1997 khi thực hiện tách tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, Thái Nguyên chỉ có sự hiện diện của các NHTM nhà nước. Đến nay, hệ thống các NHTM trên địa bàn đã đa dạng về sở hữu, về loại hình khác nhau và nhiều quy mô khác nhau đã tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vốn đa dạng cho hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn.

*Về cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành

Theo thống kê số liệu của NHNN tỉnh Thái Nguyên tính đến 31/12/2016, có 22 chi nhánh cấp 1 của các NHTM trên địa bàn tỉnh, trong đó có 7 chi nhánh NHTM nhà nước (bao gồm: 1 chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn; 3 chi nhánh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, 2 chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, 1 chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam), 14 chi nhánh NHTM cổ phần, và 1 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

Tương ứng với đó là 94 phòng giao dịch của các ngân hàng. Mặc dù số lượng phòng giao dịch tương đối lớn, nhưng các phòng giao dịch NHTM phân bổ không đều, tập trung hoạt động chủ yếu ở những địa bàn kinh tế lớn là Thành phố Thái Nguyên, thị xã Phổ Yên (nơi có khu công nghiệp Yên Bình và nhà máy Sam Sung Thái Nguyên), huyện Đại Từ (nơi có Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo). Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đứng đầu với 1 chi nhánh cấp 1, 10 chi nhánh cấp 3 (tổng số 30 phòng giao dịch), tiếp đó là NHTMCP Đầu tư và phát triển Thái Nguyên

Công thương chi nhánh Thái Nguyên là 1 chi nhánh cấp 1 với 16 Phòng giao dịch.

Bảng 3.1. Số lượng các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Loại hình ngân hàng thương mại Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 NHTM Nhà nước 7 7 7 7 NHTM cổ phần 12 13 14 15

Ngân hàng nước ngoài 0 1 1 2

Tổng 19 20 22 24

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, năm 2017)

Các NHTM trên địa bàn hiện nay đã từng bước được tổ chức theo mô hình quản trị hiện đại, đã tách bạch nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa các phòng ban, chức danh. Nhìn chung, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm soát tại các NHTM đảm bảo về số lượng; chất lượng từng bước được nâng lên, đáp ứng theo các yêu cầu tiêu chuẩn về đạo đức và trình độ chuyên môn theo quy định của Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM và Luật các TCTD năm 2010.

*Về hoạt động kinh doanh

Nghiệp vụ chính của các NHTM gồm nhận tiền gửi thanh toán bằng Việt Nam đồng, ngoại tệ của các tổ chức kinh tế, cá nhân; huy động tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu; cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đầu tư; thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh; thực hiện nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu; chuyển tiền trong nước và ngoài nước; mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối; thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế…

- Quy mô và tốc độ tăng trưởng tổng tài sản Các NHTM trên địa bàn là chi nhánh cấp 1 trực thuộc các NHTM, có tổng tài sản có tương đối lớn so với các chi nhánh cùng loại trong toàn hệ thống các ngân hàng. Trong những năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 38)