Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 43)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Nguồn số liệu thứ cấp

Trong luận văn này, nguồn số liệu được thu thập từ các báo cáo thường niên của NHNN Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn từ năm 2014- 2016. Báo cáo tổng kết công tác thanh tra, giám sát từ xa của thanh tra NHNN tỉnh. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM; các Luật, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo của NHNN (các Nghị quyết, Thông tư, Nghị định, chỉ thị, công văn). Ngoài ra đề tài cũng sử dụng những số liệu đã được công bố qua sách báo, tạp chí, các phương tiện thông tin đại chúng, các website, các công trình nghiên cứu đã được công nhận, các bản tin của ngành… Các số liệu được lấy khách quan qua nhiều giai đoạn khác nhau nên có tính khả quan cao trong quá trình nghiên cứu.

Bên cạnh đó, luận văn sử dụng nguồn số liệu thứ cấp từ 05 ngân hàng TMCP được lựa chọn để nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bao gồm: Ngân hàng TMCP Vietinbank, Ngân hàng TMCP BIDV, Ngân hàng TMCP Techcombank, Ngân hàng TMCP Quân đội và Ngân hàng TMCP Vietcombank.

2.1.2.2. Nguồn số liệu sơ cấp

Tác giả tiến hành điều tra các chỉ tiêu đánh giá nhằm đánh giá công tác quản lý của NHNN đối với các hoạt động của các NHTM trực tiếp. Phiếu điều tra là các bảng hỏi hướng đến 2 đối tượng, một là các cán bộ, công chức công tác tại NHNN, là những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý; hai là các cán bộ công tác tại NHNN và các NHTM trên địa bàn.

Quy mô mẫu theo công thức tính quy mô mẫu của Slovin

) * 1 ( N e2 N n   Trong đó: n: quy mô mẫu

N: kích thước của tổng thể. N = 1250 (tổng số cán bộ công tác tại NHNN và các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên).

Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lệch e = 0,05

Ta có: n = 1250/ (1 + 1250 * 0,052) = 303=> quy mô mẫu: 305 mẫu. Phương pháp tiến hành điều tra hai đối tượng trên là bằng bảng câu hỏi. Để xác định ý kiến phản hồi của người tham gia trả lời bảng hỏi điều tra, tác giả sử dụng các câu hỏi với thang đo 5 bậc. Để giúp phân tích và diễn đạt số liệu, tác giả sử dụng thang đánh giá Likert:

Thang đánh giá Likert

Mức Mức đánh giá

1 Hoàn toàn đồng ý

2 Đồng ý

3 Phân vân

4 Không đồng ý

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập lên các bảng biểu.

Các thông tin sơ cấp thu thập theo bảng hỏi của thang đo Likert được tính toán và sử dụng giá trị bình quân làm đại diện cho vị trí trung tâm với mức ý nghĩa của các giá trị đó như sau:

Khoảng Mức đánh giá 4,20 - 5,00 Tốt 3,40 - 4,19 Khá 2,60 - 3,39 Trung bình 1,80 - 2,59 Yếu 1,00 - 1,79 Kém

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1.Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Các kỹ thuật được sử dụng trong bài nghiên cứu gồm:

- Tính toán và biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả, so sánh dữ liệu;

- Biểu diễn dữ liệu thu thập được thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu; - Thống kê tóm tắt mô tả số liệu hoạt động của DVNHBL như tổng doanh thu phí DVNHBL, tỷ lệ các từng DVNHBL, chất lượng DVNHBL … trong giai đoạn 2014 đến 2016 để phục vụ nghiên cứu đề tài.

Thống kê mô tả cho phép các nhà nghiên cứu trình bày các dữ liệu thu được dưới hình thức cơ cấu và tổng kết. Các thống kê mô tả sử dụng trong

nghiên cứu này để phân tích, mô tả dữ liệu bao gồm các tần số, tỷ lệ, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Đề tài dùng phương pháp so sánh số liệu và chỉ tiêu thực hiện trong giai đoạn 2014-2016 tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhằm đánh giá mức độ tăng giảm của các số liệu và chỉ tiêu theo từng năm và đưa ra các kết luận về phát triển DVNHBL tại Ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh.

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. - Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự:

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 40 - 43)