Khái quát các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Thá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 53)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.Khái quát các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Thá

3.1. Khái quát các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Nguyên

Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội với các khu vực lân cận. Ngày 01/07/1997 khi thực hiện tách tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, Thái Nguyên chỉ có sự hiện diện của các NHTM nhà nước. Đến nay, hệ thống các NHTM trên địa bàn đã đa dạng về sở hữu, về loại hình khác nhau và nhiều quy mô khác nhau đã tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vốn đa dạng cho hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn.

*Về cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành

Theo thống kê số liệu của NHNN tỉnh Thái Nguyên tính đến 31/12/2016, có 22 chi nhánh cấp 1 của các NHTM trên địa bàn tỉnh, trong đó có 7 chi nhánh NHTM nhà nước (bao gồm: 1 chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn; 3 chi nhánh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, 2 chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, 1 chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam), 14 chi nhánh NHTM cổ phần, và 1 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.

Tương ứng với đó là 94 phòng giao dịch của các ngân hàng. Mặc dù số lượng phòng giao dịch tương đối lớn, nhưng các phòng giao dịch NHTM phân bổ không đều, tập trung hoạt động chủ yếu ở những địa bàn kinh tế lớn là Thành phố Thái Nguyên, thị xã Phổ Yên (nơi có khu công nghiệp Yên Bình và nhà máy Sam Sung Thái Nguyên), huyện Đại Từ (nơi có Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo). Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đứng đầu với 1 chi nhánh cấp 1, 10 chi nhánh cấp 3 (tổng số 30 phòng giao dịch), tiếp đó là NHTMCP Đầu tư và phát triển Thái Nguyên

Công thương chi nhánh Thái Nguyên là 1 chi nhánh cấp 1 với 16 Phòng giao dịch.

Bảng 3.1. Số lượng các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Loại hình ngân hàng thương mại Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 NHTM Nhà nước 7 7 7 7 NHTM cổ phần 12 13 14 15

Ngân hàng nước ngoài 0 1 1 2

Tổng 19 20 22 24

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, năm 2017)

Các NHTM trên địa bàn hiện nay đã từng bước được tổ chức theo mô hình quản trị hiện đại, đã tách bạch nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa các phòng ban, chức danh. Nhìn chung, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm soát tại các NHTM đảm bảo về số lượng; chất lượng từng bước được nâng lên, đáp ứng theo các yêu cầu tiêu chuẩn về đạo đức và trình độ chuyên môn theo quy định của Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/7/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM và Luật các TCTD năm 2010.

*Về hoạt động kinh doanh

Nghiệp vụ chính của các NHTM gồm nhận tiền gửi thanh toán bằng Việt Nam đồng, ngoại tệ của các tổ chức kinh tế, cá nhân; huy động tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu; cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đầu tư; thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh; thực hiện nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu; chuyển tiền trong nước và ngoài nước; mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối; thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế…

- Quy mô và tốc độ tăng trưởng tổng tài sản Các NHTM trên địa bàn là chi nhánh cấp 1 trực thuộc các NHTM, có tổng tài sản có tương đối lớn so với các chi nhánh cùng loại trong toàn hệ thống các ngân hàng. Trong những năm qua các chi nhánh NHTM trên địa bàn có sự tăng trưởng khá về quy mô tổng

Bảng 3.2. Số liệu về tổng tài sản của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Đơn vị: Tỷ đồng Loại hình NHTM Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 Bq NHTM Nhà nước 23.714 26.919 29.312 113,52 108,89 111,18 NHTM cổ phần 5.575 8.687 10.244 155,85 117,92 135,57

Ngân hàng nước ngoài 1.030 1.525 - 148,06 -

Tổng 29.288 36.636 41.081 125,09 112,13 118,43

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016)

Tính đến cuối năm 2016 quy mô tổng tài sản có của các NHTM trên địa bàn tăng bình quân gấp 1,24 lần so với năm 2014 (Giá trị tổng tài sản có cuối năm 2014 là 23.714 tỷ đồng, đến cuối năm 2016 đã lên đến 41.081 tỷ đồng).

Quy mô tổng tài sản có năm 2015 của các NHTM tăng khá so với năm 2014 (tổng tài sản có năm 2015 của các NHTM đạt 36.636 tỷ đồng, tăng 25,09 % so với cuối năm 2014).

Năm 2016, quy mô tổng tài sản có tốc độ tăng 12,13% so với năm 2015 (tính đến 31/12/2016 quy mô tổng tài sản có của các NHTM là 41.081 tỷ đồng).

Nguyên nhân: Do có sự gia tăng của một số chi nhánh các ngân hàng trên địa bàn như: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương năm 2014, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội năm 2014, NHTMCP Liên Việt năm 2015; … Đồng thời, các ngân hàng cũng đa dạng hóa về các sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm tín dụng, làm cho dư nợ tại các ngân hàng được mở rộng, dẫn đến tổng tài sản có của các NHTM trên địa bàn ngày càng tăng, tốc độ tăng trưởng lớn. Trong đó, khối NHTM Nhà nước có tốc độ tăng tổng tài sản có bình quân là 11,18%. Khối NHTM cổ phần có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản có bình quân là 35,57%. Đến năm 2015, có sự xuất hiện của 1 ngân hàng nước ngoài (Ngân hàng Shinhan). Tính đến 31/12/2016 tỷ trọng tài sản có của khối NHTM Nhà nước

đóng vai trò quan trọng trong hệ thống các NHTM. Khối NHTM cổ phần chiếm tỷ trọng tài sản có 24,94% trong tổng tài sản các NHTM. Khối ngân hàng nước ngoài chiếm tỷ trọng 3,71%.

*Huy động vốn và tín dụng

Bảng 3.3. Các hoạt động kinh doanh cơ bản của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 Bq 1.Tổng tài sản T.đồng 29.289 36.631 41.081 125,07 112,15 118,43 2,Huy động vốn T.đồng 27.557 32.244 35.622 117,01 110,48 113,70 2.1. Tiền gửi khách hàng T.đồng 26.661 31.610 35.141 118,56 111,17 114,81 -Tiền gửi có kỳ hạn T.đồng 24.661 29.239 33.257 118,56 113,74 116,13 2.2.Phát hành giấy tờ có giá T.đồng 896 634 481 70,76 75,87 73,27 3.Sử dụng vốn T.đồng 27.818 31.412 34.288 112,92 109,16 111,02 4.Dịch vụ thẻ Số lượng thẻ Nghìn thẻ 4.030 5.978 6.351 148,34 106,24 125,54 Số lượng máy ATM Máy 150 184 208 122,67 113,04 117,76

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016)

- Huy động vốn

Các NHTM trên địa bàn có tình hình huy động vốn tăng trưởng tương đối tốt trong giai đoạn 2014- 2016. Tính đến thời điểm 31/12/2016, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn tỉnh là 35.622 tỷ đồng, tăng 29,26% so với năm 2014 và 11,17% so với năm 2015. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn trung bình đạt khoảng 13,7%/ năm. Con số này được đánh giá khá cao so với các tỉnh trong khu vực Đông Bắc Bộ. Nguyên nhân: Mặc dù NHNN đã sử dụng nhiều chính sách nhằm hạ lãi suất tiền gửi, tuy nhiên các NHTM trên địa bàn đã có nhiều

rộng phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, nên huy động vốn từ năm 2014 đến năm 2016 có mức tăng khá, nhất là năm 2014 và năm 2015, khi tập đoàn Sam Sung Hàn Quốc thực hiện giải phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng Công ty TNHH điện tử Sam Sung Việt Nam Thái Nguyên tại đây.

- Hoạt động sử dụng vốn

Trong giai đoạn 2014-2016, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của các NHTM có xu hướng tăng trưởng nhanh qua các năm. Tính đến thời điểm 31/12/2016, dư nợ trên địa bàn tỉnh là 34.288 tỷ đồng, tăng 23,26% so với 31/12/2014 và tăng 9,16% so với 31/12/2015. Tương ứng với đó là tốc độ tăng trưởng tín dụng trung bình là 11,02%/năm. Nguyên nhân là do sự xuất của một số chi nhánh ngân hàng TMCP mới trên địa bàn, các ngân hàng đã đưa ra các chính sách tín dụng ưu đãi nhằm thu hút khách hàng. Đồng thời, chế độ đãi ngộ đối với doanh nghiệp cũng như các chính sách về phát triển kinh tế địa phương đã thu hút được nhiều các doanh nghiệp vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh; NHNN điều hành chính sách tiền tệ hợp lý và linh hoạt đã khiến lãi suất cho vay giảm mạnh từ đó thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của các NHTM. NHNN tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các NHTM trên địa bàn thực hiện xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng và kiểm soát tăng trưởng tín dụng qua các năm, góp phần phát triển kinh tế hợp lý, tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ.

Sự gia tăng hoạt động của khối Ngân hàng TMCP đã góp phần làm cho tốc độ tín dụng toàn hệ thống các NHTM tăng khá nhanh. Lẽ đương nhiên, nếu tín dụng tăng lên đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế địa phương một cách có hiệu quả là điều tốt, song việc tăng tín dụng này đẻ ra một số hệ luỵ đó là: tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong việc nâng lãi suất trong huy động vốn, giảm điều kiện cấp tín dụng để thu hút khách hàng, điều đặc biệt là chi phí huy động tăng cao đã góp phần tạo thêm áp lực đối với lạm phát điều này cũng đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý của NHNN.

Bảng 3.4. Cơ cấu kỳ hạn cho vay của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Cho vay ngắn hạn 73,8 77,14 79,25

Cho vay trung hạn 13,24 8,77 9,14

Cho vay dài hạn 12,96 14,09 11,61

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016)

Trong giai đoạn 2014-2016, thực hiện chỉ đạo của NHNN, các NHTM đã tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn, hướng đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, giảm cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất, và giảm tỷ lệ cho vay trung, dài hạn về mức độ hợp lý. Cụ thể : Năm 2014 cho vay ngắn hạn chiếm 73,8% cơ cấu kỳ hạn cho vay đến năm 2016 tăng lên 79,25%; Cho vay trung và dài hạn lần lượt giảm từ 13,24% năm 2014 xuống 9,14% năm 2016 và 12,96% xuống 11,61%.

- Thị phần huy động vốn và tín dụng

Thị phần huy động vốn và tín dụng của khối NHTM nhà nước từ năm 2014 đến năm 2016 chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, huy động của hệ thống các NHTM và phát triển bền vững qua các năm, thể hiện vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong hoạt động của các ngân hàng. Tuy nhiên, những năm qua cũng chứng kiến sự bứt phá của các Ngân hàng TMCP trong việc mở rộng thị phần huy động và cho vay. Từ năm 2014 đến năm 2016, thị phần huy động vốn và tín dụng trong toàn bộ hệ thống NHTM tăng lên lên đáng kể. Điều này thể hiện sự phát triển của khối này trong toàn bộ hệ thống các NHTM, cho thấy có sự cạnh tranh tăng lên, phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế và khu vực trong lĩnh vực ngân hàng.

Bảng 3.5. Thị phần huy động vốn và tín dụng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Năm

NHTM Nhà nước NHTM CP NH nước ngoài Huy động Cho vay Huy động Cho vay Huy động Cho vay 2014 76,93 82,10 23,07 17,90 2015 70,76 79,87 27,25 17,14 1,98 3,19 2016 67,54 74,35 30,05 20,36 2,41 5,29

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016)

*Sản phẩm dịch vụ khác

Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển, doanh số và tỷ trọng dịch vụ tăng lên qua các năm. Nhiều dịch vụ thanh toán mới ra đời và đã có bước phát triển khá, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng cho khách hàng. Trung tâm chuyển mạch thẻ đi vào hoạt động, thực hiện kết nối thông suốt hệ thống ATM, POS với nhiều chi nhánh NHTM trên phạm vi toàn quốc.

*Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 3.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 15/14 16/15 Bq Chênh lệch thu nhập - chi phí Khối NHTMNN 313.696 475.937 548.364 151,72 115,22 132,21 Khối NHTMCP 49.438 86.253 122.360 174,47 140,70 156,68

Khối NH nước ngoài -1.917 101

Tổng LNTT 363.134 560.310 670.825 154,30 119,55 135,81

ROA (%) 1,36 1,72 1,81 126,47 105,23 115,36

Lợi nhuận của các NHTM trên địa bàn cũng được đảm bảo và gia tăng qua các năm. Theo số liệu báo cáo của các NHTM trong năm 2016, các NHTM trên địa bàn trả lãi tiền gửi, tiền vay khoảng 2.844 tỷ đồng, thu lãi cho vay từ nền kinh tế khoảng 4.125 tỷ đồng. Chênh lệch thu chi đạt hơn 670 tỷ đồng. Trong đó doanh thu chủ yếu từ thu lãi tiền vay từ nền kinh tế chiến hơn 93%; chi phí chủ yếu từ trả lãi tiền gửi, tiền vay, chiếm trên 71%. ROA các năm đều nằm trong khoảng 1%-2% tương ứng với mức “Lợi nhuận khỏe mạnh”, tuy nhiên có xu hướng không ổn định qua các năm. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong hoạt động ngân hàng do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới và suy thoái kinh tế trong nước, ngành Ngân hàng trên địa bàn đã nỗ lực tổ chức triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị các năm. Đóng góp cho sự tăng trưởng trên là sự cố gắng của các đơn vị như: Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Thái Nguyên; Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2014-2016, trên địa bàn còn có chi nhánh NHTM đạt lợi nhuận âm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 46 - 53)