Tổ chức bộ máy quản lý đối với hoạt động phát triển dịch vụ ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 65)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.3.Tổ chức bộ máy quản lý đối với hoạt động phát triển dịch vụ ngân

3.2. Thực trạng quản lý của nhà nước đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng

3.2.3.Tổ chức bộ máy quản lý đối với hoạt động phát triển dịch vụ ngân

bán lẻ của ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3.2.3.1.Mô hình tổ chức của NHNN tỉnh Thái Nguyên

NHNN tỉnh Thái Nguyên là đơn vị phụ thuộc của NHNN Việt Nam, chịu sự lãnh đạo và điều hành tập trung, thống nhất của Thống đốc NHNN; có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc QLNN về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh và thực hiện một số nghiệp vụ ngân hàng Trung ương theo uỷ quyền của Thống đốc.

Chi nhánh là đơn vị hạch toán, kế toán phụ thuộc, có con dấu và bảng cân đối tài khoản theo quy định của pháp luật.

Căn cứ quyết định số 290/2014/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 2 năm 2014 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN tỉnh, cơ cấu tổ chức của NHNN tỉnh Thái Nguyên bao gồm:

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự - chi nhánh NHNN tỉnh Thái Nguyên)

Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Chánh thanh tra giám sát ngân hàng Phòng kế toán thanh toán Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng tổng hợp và kiểm soát nội bộ Phòng hành chính nhân sự

Trên cơ sở nội dung của quyết định số 290, NHNN tỉnh Thái Nguyên đã triển khai và ban hành các quyết định số 201, 202, 203, 204, 205, 206/QĐ-THN ngày 24/3/2014 quy định chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong chi nhánh trong việc thực hiện chức năng quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các NHTM. Theo đó, nhiệm vụ quản lý của NHNN chủ yếu tập trung tại thanh tra, giám sát ngân hàng; công tác triển khai các văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu tập trung tại phòng nghiên cứu tổng hợp và kiểm soát nội bộ.

Chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc NHNN tỉnh đã được quy định rõ ràng, cụ thể hơn, khắc phục được tình trạng chồng chéo, trùng lắp nhiệm vụ giữa các đơn vị tại trụ sở chính NHNN và mở rộng phân cấp, nâng cao vai trò quản lý của NHNN tỉnh trên địa bàn. Cơ cấu tổ chức hiện nay đã được đổi mới phù hợp hơn với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị.

Tác giả tiến hành điều tra bằng bảng hỏi trên 305 cán bộ công tác tại NHNN và các NHTM trên địa bàn. Kết quả tổng hợp từ phiếu khảo sát, điều tra cho thấy, trong tổng số 365 phiếu được phát ra, có 100% đánh giá bộ phận làm công tác lãnh đạo, quản lý của NHNN là phù hợp với nhu cầu và mục tiêu QLNN đối với hoạt động phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Trong năm 2016, với cơ cấu 3 thành viên trong Ban giám đốc, 5 trưởng phòng và 07 phó phòng, đội ngũ cán bộ quản lý được đánh giá là phù hợp để điều hành hoạt động của NHNN. Có 73,44% phiếu đánh giá cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát ở mức độ phù hợp; 26,56% phiếu đánh giá đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra giám sát còn thiếu về số lượng.

Đây cũng là một trong những cơ sở để Ban giám đốc NHNN tỉnh Thái Nguyên đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc sắp xếp cơ cấu nhân lực của Chi nhánh cho phù hợp và đáp ứng được với yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

3.2.3.2.Chức năng, nhiệm vụ quản lý của NHNN tỉnh Thái Nguyên đối hoạt động dịch vụ bán lẻ của các NHTM trên địa bàn

Với chức năng và nhiệm vụ được giao, NHNN tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện đầy đủ 04 nội dung quản lý của NHNN đối với hoạt động của các NHTM trên địa bàn: triển khai và áp dụng các quy định của nhà nước đối với hoạt động

của các NHTM đồng thời giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện của các NHTM trên địa bàn, đảm bảo tính đúng đắn; tập trung giám sát bộ máy tổ chức và xem xét việc cấp, thu hồi giấy phép hoạt động đối với hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh; thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định về nghiệp vụ đối với các hoạt động của các NHTM. NHNN tỉnh Thái nguyên cũng tham gia điều tiết quá trình hoạt động của các NHTM, tuy nhiên không làm mất đi tính tự chủ và chủ động trong hoạt động của các NHTM. Trong giai đoạn 2014- 2016, NHNN tham gia vào quá trình điều tiết hoạt động tín dụng của các NHTM trên địa bàn nhằm mục tiêu định hướng tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiêu của Chính phủ trong từng thời kỳ, giảm tín dụng khu vực phi sản xuất, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế địa phương theo hướng đã đề ra.

Bảng 3.11. NHNN tỉnh Thái Nguyên tham gia điều tiết hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn

Thời gian

Nội dung điều tiết

Năm 2014

Triển khai HĐTD với cơ cấu tín dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên 80% và quan tâm đến cấp tín dụng cho các DNNVV.

Năm 2015

Tập trung nguồn vốn theo hướng ưu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DNNVV, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Năm 2016

Cho vay theo chương trình hỗ trợ lãi suất, duy trì tỷ trọng cho vay trung hạn, dài hạn trên 40% cho các dự án đầu tư có hiệu quả.

(Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên)

Căn cứ trên các số liệu báo cáo hàng tháng, hàng quý, năm về các phát sinh trong hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh, thanh tra giám sát chi nhánh sẽ xem xét đánh giá, phân tích các số liệu thực tế sau đó tham mưu cho lãnh đạo chi nhánh tổ chức các đoàn thanh, kiểm tra trực tiếp xuống đơn vị.

Tại đơn vị, các cán bộ thanh tra sẽ xem xét căn cứ trên các hồ sơ tín dụng phát sinh, quy trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng và các văn bản liên quan đến hoạt động này, từ đó đánh giá mức độ đáp ứng những điều kiện đã được quy định, các quy trình cấp tín dụng có phù hợp với chế độ, đối tượng theo từng hợp đồng hay không.

Từ thực tế những gì thu thập tại đơn vị, thanh tra giám sát chi nhánh sẽ có những kiến nghị để giúp các NHTM đảm bảo hoạt động tín dụng của mình thực hiện đúng quy định của nhà nước, cảnh báo những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng của mình và từ đó có những biện pháp thích hợp giúp hoạt động tín dụng tại NHTM ngày càng phát triển và hạn chế được rủi ro.

Công tác tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, quản lý và sử dụng cán bộ, công chức cũng có nhiều đổi mới. Tuyển dụng cán bộ đã từng bước được công khai, minh bạch. Theo đó, tuyển dụng công chức loại C (tương đương ngạch chuyên viên) đã sử dụng hình thức thi tuyển tập trung thay vì xét tuyển như trước đây. Hàng năm, NHNN tỉnh đã xây dựng và trình kế hoạch nhân sự để trung ương phê duyệt. Công tác quy hoạch cũng được thực hiện theo Đề án “Xây dựng từng bước nhóm cán bộ, công chức nòng cốt, trình độ cao, nghiệp vụ vững vàng, có khả năng trở thành những chuyên gia trong từng lĩnh vực chuyên môn”. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Các cán bộ, công chức được tham gia các khóa bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại nhờ đó chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đã được nâng lên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc. Đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ nghiệp vụ chuyên môn sâu tại NHNN cơ bản bước đầu được hình thành, có khả năng đảm đương thực hiện được các nhiệm vụ; nâng cao khả năng tham mưu, xử lý, giải quyết công việc cũng như kỹ năng quản lý điều hành. Cơ chế tiền lương ổn định và các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức được cải thiện (chế độ thai sản, chế độ làm thêm giờ, chế độ ăn trưa,…), nhờ đó động viên và khuyến khích cán bộ, công chức làm việc hiệu quả, có trách nhiệm với công việc được giao.

NHNN cũng đã ban hành Quy tắc ứng xử đối với cán bộ, công chức, viên chức nhằm giúp cán bộ, công chức, viên chức NHNN tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật và nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng.

3.2.3.3. Công tác thông tin, báo cáo

Ngoài báo cáo giám sát từ xa, thì các NHTM còn thực hiện các báo cáo khác theo các danh mục của các phòng, ban trong NHNN. Công tác thông tin báo cáo đang được từng bước hoàn thiện và hiện đại hóa phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý tại NHTM và của NHNN. Tất cả các NHTM đã thực hiện chế độ báo cáo với NHNN bằng chương trình truyền tin tự động; công tác thông tin báo cáo đã đáp ứng yêu cầu của chế độ báo cáo theo Thông tư 31/2013/TT- NHNN ngày 13/12/2013 nên chất lượng báo cáo được nâng cao, theo thời gian bảo đảm theo quy định và tiết kiệm được chi phí.

Với sự hộ trợ tích cực của hệ thống thông tin hiện đại, các NHTM đã thực hiện việc làm báo cáo tập trung, các thông tin được tổng hợp và trao đổi với hội sở hàng ngày giúp việc nắm bắt số liệu một các kịp thời và đầy đủ. Bên cạnh đó, việc cung cấp báo cáo cho NHNN cũng chính xác và nhanh chóng, giúp công tác quản lý, giám sát một cách thường xuyên và đảm bảo nguồn thông tin chính xác.

3.2.3.4. Giám sát tổ chức và cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của các NHTM

Theo thông tư số 34/2011/TT-NHNN hướng dẫn về trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện của TCTD nước ngoài; các văn bản quy định về nghiệp vụ huy động vốn, tín dụng, bảo lãnh…; Quyết định số 398/1999/QĐ-NHNN3 ngày 9/11/1999 của Thống đốc NHNN quy định về việc giám sát hoạt động của các TCTD, hàng tháng Thanh tra giám sát chi nhánh đã nhận đầy đủ các báo cáo cân đối, báo cáo tình hình hoạt động và các báo cáo có liên quan khác của NHTM trên địa bàn. Đội ngũ thanh tra, giám sát đã tiến hành phân tích các số liệu đánh giá tình hình hoạt động, sự phát triển, mức độ an toàn của các NHTM.

Tất cả các thông tin thu thập được qua giám sát hàng tháng đều được tổng hợp báo cáo Ban giám đốc chi nhánh để có hướng chỉ đạo cụ thể đối với từng NHTM và thực hiện chức năng quản lý của NHNN đối với hệ thống các NHTM trên địa bàn.

Căn cứ theo Thông tư số 21/2013/TT-NHNN ngày 09/9/2013 của thống đốc NHNN Việt Nam quy định về mạng lưới hoạt động của NHTM; Quyết định số 290/2014/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 2 năm 2014 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì NHNN tỉnh Thái Nguyên được giao nhiệm vụ cấp phép hoạt động đối với chi nhánh, phòng giao dịch của các NHTM trên địa bàn tỉnh. NHNN tỉnh Thái Nguyên luôn coi trọng công tác phát triển mạng lưới. Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, qua các số liệu cụ thể về tình hình hoạt động trên địa bàn cũng như sự cẩn trọng trong đánh giá sự cần thiết của việc mở rộng các NHTM trên địa bàn, NHNN tỉnh Thái Nguyên đã tham mưu cho Thống đốc NHNN kịp thời cấp phép hoạt động các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn. Cụ thể trong giai đoạn 20112015, NHNN tỉnh Thái Nguyên đã chấp thuận thành lập 05 chi nhánh: Ngân hàng TMCP Ngoại thương (2014), Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Nam Thái Nguyên (2014), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (2014), Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (2015), Ngân hàng TNHH một thành viên ShinHan Thái Nguyên (2015). Ngoài ra, trong giai đoạn 2011-2015, NHNN tỉnh Thái Nguyên cũng chủ động trong việc đánh giá sự cần thiết và cấp phép thành lập 31 phòng giao dịch của các NHTM có chi nhánh đang hoạt động trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 65)