Thực trạng quản lý của nhà nước đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 57)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.Thực trạng quản lý của nhà nước đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng

bán lẻ của ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3.2.1.Định hướng phát triển đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Quản lý đối với hoạt động dịch vụ ngân hàn bán lẻ của các NHTM được bắt đầu từ việc xác định rõ ràng các mục tiêu, đề ra phương hướng phát triển. Đây là giai đoạn ban đầu quan trọng của quản lý đối với hoạt động NHTM, quyết định tính đúng đắn của các hoạt động kế tiếp. Các định hướng chiến lược phát triển của Nhà nước đối với hoạt động dịch vụ NHBL của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2014- 2016 thể hiện qua:

Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2006 của Chính phủ). Định hướng phát triển ngành ngân hàng được xác định dựa trên cơ sở: những xu hướng phát triển tất yếu của hệ thống ngân hàng; những mong muốn đạt được; và khả năng có thể đạt được. Theo đó đến năm 2020, hệ thống ngân hàng sẽ là một hệ thống “ổn định, vững mạnh và an toàn, đó là hệ thống có thể chịu được những cú sốc đột ngột bất lợi về kinh tế và tài chính xảy ra từ bên trong và bên ngoài hệ thống mà không gây ảnh hưởng đáng kể các chức năng trung gian và chức năng của nền kinh tế. Có một hệ thống ổn định, thì phải có các định chế tài chính hoạt động vững mạnh, hiệu quả và có hiệu lực, có các qui định quản lý thận trọng, có hệ thống thanh tra giám sát mạnh mẽ và cơ sở hạ tầng tài chính đáng tin cậy”. Tại Thái Nguyên, NHNN tỉnh đã tổ chức xây dựng và triển khai thực hiện đề án: “Phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng giai đoạn 2010-2025 trên địa bàn tỉnh”. Với mục tiêu định hướng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đi đôi với phát triển ngân hàng hiện đại, đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững, hiệu quả. UBND tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện hỗ trợ và chỉ đạo các sở ban, ngành phối hợp, tạo thuận lợi cho ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh phát triển đa dạng và theo đúng định hướng phát triển của địa phương.

Thứ hai, định hướng của NHNN hàng năm: Trên cơ sở Đề án phát triển

ngành Ngân hàng đến năm 2020, định hướng phát triển hoạt động của các NHTM được NHNN xác định và quy định hàng năm cho các NHTM. Điển hình, thông qua chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và hướng tín dụng đa dạng, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh (Bảng 3.7).

Bảng 3.7. Định hướng hoạt động tín dụng của NHNN giai đoạn 2014-2016 Chỉ tiêu tăng

trưởng tín dụng Định hướng HĐTD

Năm 2014 13%-15%

Tập trung vốn hỗ trợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DNNVV, cho vay mua nhà ở xã hội và chấn chỉnh cho vay các đối tượng chính sách có hiệu quả; Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp; các dự án có hiệu quả (Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/02/2014);

Năm 2015 Dưới 12%

Ưu tiên tập trung vốn hỗ trợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DNNVV, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sử dụng nhiều lao động, các dự án có hiệu quả; tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp… (Chỉ thị số 01/CT- NHNN ngày 23/02/2015)

Năm 2016 Dưới 10%

Mở rộng tín dụng có hiệu quả, triển khai cơ chế bảo lãnh tín dụng đối với DNNVV; tập trung vốn cho sản xuất-kinh doanh, cho DNNVV, khu vực nông thôn và các dự án lớn, trọng điểm

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng nhà nước Việt Nam giai đoạn 2014-2016)

Thứ ba, định hướng của NHNN tỉnh Thái Nguyên hàng năm: Hàng năm,

NHNN tỉnh Thái Nguyên thực hiện tổng kết hoạt động ngân hàng trong năm trước và định hướng nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện trong năm tiếp theo. Bám sát định hướng, NHNN xây dựng một số chỉ tiêu điều hành hoạt động ngân hàng trên địa bàn như: Tổng phương tiện thanh toán, tăng trưởng dư nợ tín dụng, tỷ lệ nợ xấu…

Trong giai đoạn 2014-2016, NHNN tỉnh Thái Nguyên định hướng hoạt động tín dụng, tập trung tín dụng vào sản xuất và tăng cường quản lý rủi ro tín

Bảng 3.8. Định hướng hoạt động tín dụng của NHNN tỉnh Thái Nguyên Chỉ tiêu tăng

trưởng tín dụng Định hướng HĐTD

Năm 2014 14%-16%

Tập trung cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng 70%-80% trong tổng dư nợ tín dụng

Năm 2015 Dưới 13%

Thực hiện nhiệm vụ năm 2015, NHNN tỉnh Thái Nguyên định hướng cho các TCTD tập trung vốn phục vụ phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng ưu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DNNVV, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao Năm 2016

Dưới 10%

Nâng cao chất lượng tín dụng, phát triển dịch vụ ngân hàng để đảm bảo tăng trưởng bền vững

(Nguồn: Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016)

Tác giả tiến hành điều tra bằng bảng hỏi trên 305 cán bộ công tác tại NHNN và các NHTM trên địa bàn. Kết quả tổng hợp từ phiếu khảo sát, điều tra cũng cho thấy, có 55 trong tổng số 305 người được điều tra đánh giá các định hướng phát triển hoạt động của các NHTM là phù hợp với các chủ trương của nhà nước và mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, tương ứng với 18,03%; 55,08% đánh giá ở mức rất phù hợp và 24,59% đánh giá đạt mức hoàn toàn phù hợp theo thang đánh giá Likert. Điểm trung bình đạt 4,02 tương ứng với mức ý nghĩa “Rất phù hợp” theo thang đánh giá Likert.

Bảng 3.9: Kết quả điều tra đánh giá về sự phù hợp của các định hướng phát triển dịch vụ NHBL của NHNN tỉnh Thái Nguyên

Chỉ tiêu Tổng số ý kiến 1 2 3 4 5 ĐTB Các định hướng phát triển hoạt động của các NHTM phù hợp với chủ trương của nhà nước và mục tiêu phát triển kinh tế địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 57)