Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 46)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các phản ánh hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ của NHTM

* Mức độ gia tăng doanh số và thu nhập cho khách hàng

Doanh số hoạt động càng lớn tức là lượng khách hàng sử dụng dịch vụ NHBL ngày càng nhiều, thị phần bán lẻ tăng lên. Do đó, dịch vụ bán lẻ càng đa dạng và hoàn thiện hơn. Đây chính là kết quả tổng hợp của việc đa dạng hóa (tức phát triển theo chiều rộng), nâng cao chất lượng sản phẩm (phát triển theo chiều sâu).

* Sự gia tăng khối lượng khách hàng và thị phần

Khối lượng khách hàng và thị phần khách hàng sử dụng các dịch vụ NHBL sẽ phản ánh sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng. Do vậy, hoạt động bán lẻ chỉ được coi là phát triển khi có chất lượng phục vụ tốt với một danh mục sản phẩm đa dạng để thu hút ngày càng nhiều đối tượng khách hàng.

* Số lượng dịch vụ

Chỉ tiêu này thể hiện tính đa dạng, phong phú của dịch vụ mà một NHTM mang đến cho khách hàng. Trên thực tế, hầu hết khách hàng doanh nghiệp đều có nhu cầu sử dụng không chỉ riêng một sản phẩm đơn lẻ mà còn sử dụng từ vài sản phẩm trở lên. Như vậy, nếu NHTM có số lượng dịch vụ càng nhiều thì năng lực cạnh tranh càng cao, đáp ứng được tất cả các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Các dịch vụ đa dạng sẽ giúp ngân hàng có cơ hội đáp ứng nhu cầu khách hàng và tăng doanh thu.

* Tỷ trọng sử dụng dịch vụ bán lẻ

Nếu số lượng khách hàng nhiều hay ít cho thấy sự phát triển dịch vụ NHBL theo chiều rộng thì tỷ trọng sử dụng dịch vụ bán lẻ là con số hết sức ý nghĩa khi xem xét sự phát triển dịch vụ NHBL theo chiều sâu. Nó thể hiện mức độ quan tâm của khách hàng tới các dịch vụ qua số lượng dịch vụ trung bình mà các khách hàng sử dụng trên tổng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.

* Hệ thống chi nhánh và kênh phân phối

Hệ thống chi nhánh thể hiện qua số lượng các Chi nhánh đang hoạt động. Đây là phương thức tiếp cận khách hàng trực tiếp tại quầy giao dịch. Hiện nay các NHTM đã và đang mở rộng mạnh hệ thống Chi nhánh tới mọi địa phương, không phân biệt nông thôn hay thành thị. Hệ thống chi nhánh rộng lớn thể hiện tiềm lực của các ngân hàng và là một trong những phương thức quảng bá thương hiệu của các NHTM. Hiện nay, kênh phân phối truyền thống đang dần bộc lộ những hạn chế về mặt thời gian và không gian khi nhu cầu sử dụng dịch vụ của các khách hàng đòi hỏi đáp ứng mọi lúc mọi nơi. Do đó, xu hướng mở rộng thêm các kênh phân phối và mạng lưới với các thiết bị trên nền tảng công nghệ cao đang rất cần thiết trong cuộc cạnh tranh “giành giật” khách hàng giữa các NHTM

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện hoạt động quản lý của NHNN

- Mức độ phù hợp của trong các định hướng phát triển hoạt động của các NHTM với chủ trương của nhà nước và mục tiêu phát triển kinh tế địa phương:

Để định hướng cho việc xây dựng và thực thi các chính sách quản lý hoạt động của các NHTM, thì điều kiện tiên quyết là NHNN cần xác định rõ ràng các mục tiêu trong quản lý hoạt động của các NHTM. Mục tiêu được xác định đúng đắn sẽ quyết định chính sách được xây dựng và thực hiện. Các mục tiêu quản lý phải được xác định rõ và quy định trong văn bản pháp luật, đây sẽ là căn cứ giúp cho việc định hướng chính sách quản lý luôn hướng đến mục tiêu đã định.

- Mức độ hiệu quả trong việc sử dụng các phương thức quản lý của NHNN đối với hoạt động của các NHTM: tập trung vào các công cụ chính sách mà NHNN sử dụng để thực hiện quản lý, điều tiết hoạt động các NHTM nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu quản lý đề ra. Các công cụ chính sách đó chính là các quyền cơ bản của NHNN đối với hoạt động của các NHTM, bao gồm : quyền cấp phép; quyền kiểm tra, thanh tra, giám sát; quyền thực thi pháp luật… Các quyền trên giúp cho NHNN khi thực hiện quản lý đối với hoạt động NHTM có các thẩm quyền cần thiết trong kiểm tra, thanh tra, giám sát và cưỡng chế thực thi pháp luật nhằm ngăn ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời và đúng pháp luật các trường hợp vi phạm.

- Mức độ phù hợp trong phân công nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban chuyên môn của NHNN;

- Mức độ đáp ứng của Thanh tra, giám sát ngân hàng trong QLNN đối với hoạt động của các NHTM;

- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (cá nhân tố ảnh hưởng) đến công tác quản lý của NHNN đối với hoạt động của các NHTM.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 43 - 46)