Giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền đối với hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 76)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý của nhà nước đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng

3.2.4. Giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền đối với hoạt

động dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại

3.2.4.1.Công tác giảm sát kiểm tra tại chỗ *Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra

Đối với các cuộc thanh tra, kiểm tra tại chỗ, các ngân hàng được lựa chọn để thanh tra được xác định từ đầu các năm tài chính. Việc xác định các ngân hàng để tiến hành thanh tra tại chỗ dựa trên cơ sở: các ngân hàng có nhiều tồn

tại, sai phạm cần tiếp tục chấn chỉnh, các ngân hàng hoạt động không hiệu quả trong thời gian dài hoặc các ngân hàng đã hoạt động nhiều năm chưa được thanh, kiểm tra. Đối với các cuộc kiểm tra đột xuất thường không xác định cụ thể trong chương trình thanh tra. Việc quyết định kiểm tra dựa trên cơ sở kết quả giám sát từ xa đối với các ngân hàng có dấu hiệu bất bình thường hoặc theo sự chỉ đạo của Giám đốc NHNN tỉnh Thái Nguyên hoặc Cơ quan thanh tra, giám sát NHNN Việt Nam trong từng thời kỳ.

Căn cứ vào chương trình công tác thanh tra hàng năm của Cơ quan Thanh tra, giám sát NHNN Việt Nam và tình hình thực tiễn ở địa phương, Thanh tra, giám sát NHNN tỉnh Thái Nguyên đã chủ động xây dựng chương trình công tác và kế hoạch thanh tra hàng năm và tích cực triển khai thực hiện. Tổng số các cuộc thanh tra, kiểm tra trong 4 năm (2014-2016) là 55cuộc. Con số này có xu hướng tăng qua các năm, điều này là phù hợp với sự gia tăng của số lượng các NHTM trên địa bàn và phương hướng hoạt động thanh tra kiểm tra do ban lãnh đạo chi nhánh xác định.

Các cuộc thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo nội dung hướng dẫn của Cơ quan Thanh tra, giám sát NHNN Việt Nam hoặc thực tiễn tình hình hoạt động của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể:

- Năm 2014, Thanh tra, giám sát NHNN tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện 30 cuộc thanh tra, kiểm tra. Bao gồm: 11 cuộc kiểm tra điều kiện khai trương của các chi nhánh/PGD của các NHTM; 2 cuộc kiểm tra quỹ đột xuất; và 3 cuộc kiểm tra công tác an toàn kho quỹ; và 15 cuộc thanh tra/kiểm tra liên quan đến nghiệp vụ tín dụng tại các NHTM. Trong đó, có 6 cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch của Thanh tra NHNN tỉnh Thái Nguyên, 4 cuộc thanh tra là thực hiện theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của Cơ quan thanh tra giám sát NH, 5 cuộc kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của Cơ quan thanh tra giám sát NH, và phối hợp với các vụ cục, cụ thể:

+ Kiểm tra cho vay theo lãi suất thoả thuận theo Kế hoạch số 412/KHNHNN.m và hỗ trợ lãi suất theo kế hoạch số 25/KH-TTr3.m: 3 cuộc

(Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thái Nguyên, Ngân hàng TMCP Công Thương Sông Công và NHNo&PTNT Thái Nguyên);

+ Kiểm tra đột xuất kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định 493/QĐ-NHNN: 2 cuộc tại Ngân hàng No&PTNT chi nhánh Phú Bình và chi nhánh Đồng Hỷ.

- Năm 2015, Thanh tra, giám sát NHNN tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện 37 cuộc thanh tra, kiểm tra. Bao gồm: 7 cuộc kiểm tra điều kiện khai trương chi nhánh/PGD của các NHTM; 4 cuộc kiểm tra quỹ đột xuất; và 8 cuộc kiểm tra công tác an toàn kho quỹ; và 18 cuộc thanh tra, kiểm tra liên quan đến nghiệp vụ tín dụng tại các NHTM. Trong đó 10 cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch của Thanh tra chi nhánh NHNN tỉnh Thái Nguyên và 4 cuộc thanh tra là thực hiện theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng (kế hoạch), 4 cuộc kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng, cụ thể:

+ Kiểm tra đột xuất khoản cho vay bằng ngoại tệ đối với công ty TNHH SunghoTech Việt Nam tại Ngân hàng TMCP ĐT&PT Nam Thái Nguyên;

+ Kiểm tra đột xuất việc cho vay mua nhà ở xã hội theo Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & PT Thái Nguyên;

+ Kiểm tra đột xuất Các khoản nợ của Hợp tác xã Chiến Công và nhóm khách hàng có liên quan: 2 cuộc tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Thái Nguyên và Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Sông Công.

- Năm 2016, Thanh tra, giám sát NHNN tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện 24 cuộc thanh tra, kiểm tra. Bao gồm: 7 cuộc kiểm tra điều kiện khai trương PGD của các NHTM; 1 cuộc kiểm tra quỹ đột xuất; và 5 cuộc kiểm tra công tác an toàn kho quỹ; và 11 cuộc thanh tra/kiểm tra liên quan đến nghiệp vụ tín dụng tại các NHTM. Trong đó, có 5 cuộc kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch của Thanh tra chi nhánh, 2 cuộc thanh tra, kiểm tra thực hiện theo sự chỉ

đạo và hướng dẫn của Cơ quan thanh tra giám sát, 1 cuộc thanh tra theo chương trình phối hợp với Cục 1- Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng thành phố Hà Nội, và 3 cuộc kiểm tra đột xuất về các nội dung:

+ Kiểm tra đột xuất khoản vay bằng ngoại tệ của Công ty TNHH WIHA Việt Nam tại ngân hàng TMCP Công Thương Sông Công: 01 cuộc;

+ Kiểm tra đột xuất cho vay tiêu dùng: 1 cuộc tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Thái Nguyên theo kế hoạch thanh tra số 222/KH-TTr2 của Thanh tra NHNN Việt Nam;

+ Kiểm tra áp dụng lãi suất cho vay và các loại phí có liên quan đến hoạt động cho vay: 1 cuộc tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Thái Nguyên.

* Nội dung thanh tra, kiểm tra

Nội dung thanh tra ta tại chỗ có thể là một, một số hoặc toàn bộ nội dung hoạt động của các NHTM tùy thuộc vào yêu cầu quản lý trong từng thời điểm. Nhưng về cơ bản, thanh tra, giám sát NHNN tỉnh Thái Nguyên thực hiện những nội dụng chính sau: về hoạt động tín dụng chất lượng tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, kiểm tra về thu phí hoạt động tín dụng, kiểm tra cho vay lĩnh vực bất động sản và chứng khoán, kiểm tra cho vay ngoại tệ, kiểm tra cho vay lãi suất thỏa thuận, kiểm tra cho vay phi sản xuất...

Có thể nói thanh tra hoạt động tín dụng trong ngân hàng là một nội dung chủ yếu, và trọng tâm của thanh tra tại chỗ, vì đây là nghiệp vụ chủ yếu,, hoạt động sinh lời chủ yếu nhưng cũng chính là nơi chứa đựng nhiều rủi ro nhất trong hoạt động của các NHTM. Nhất là trong điều kiện Việt Nam hiện nay khi dư nợ tín dụng chiếm khoảng 70-80% tài sản có và 90% thu nhập của NHTM là thu từ hoạt động tín dụng. Thanh tra hoạt động tín dụng tập trung vào: Việc chấp hành nguyên tắc, điều kiện vay vốn, trình tự thủ tục cấp tín dụng, thủ tục thế chấp tài sản bảo đảm, chấp hành giới hạn tín dụng, xác định tính đúng đắn trong việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, nhất là các nhóm nợ từ nhóm 2 một cách chính xác để phản ánh đúng đắn thực trạng chất lượng tín dụng, từ

*Các sai phạm chủ yếu qua quá trình thanh tra:

Hàng năm, Thanh tra, giám sát NHNN tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành thanh tra khoảng 40% các chi nhánh NHTM cấp I trên địa bàn. Ngoài ra còn thực hiện các cuộc thanh tra pháp nhân do NHNN Việt Nam yêu cầu, kiểm tra theo chuyên đề riêng (cho vay hỗ trợ lãi suất…). Kết thúc thanh tra, kiểm tra, Thanh tra, giám sát NHNN tỉnh Thái Nguyên đã có những đánh giá xác đáng về tình hình hoạt động của từng đối tượng được thanh tra, kiểm tra. Các đơn vị được thanh tra, kiểm tra đều có sai phạm, cụ thể:

- Chấp hành chưa nghiêm túc cơ chế lãi suất do NHNN Việt Nam quy định, còn xảy ra tình trạng cho vay có thu thêm các loại phí liên quan không đúng quy định của NHNN (xảy ra ở hầu hết các chi nhánh NHTM cổ phần trên địa bàn tại thời điểm cuối năm 2014 đầu năm 2015). Đến thời điểm 2015- 2016, tình trạng này đã giảm đáng kể sau các đợt thanh tra của thanh tra của NHNN chi nhánh tỉnh.

- Sai phạm về nguyên tắc vay vốn: Những vi phạm về nguyên tắc vai vốn như: Khách hàng hoàn trả gốc và lãi không đúng như kỳ hạn đã cam kết với ngân hàng dẫn đến các khoản vay quá hạn và phát sinh các khoản nợ xấu; trường hợp khách hàng không sử dụng vốn đúng mục đích như đã cam kết (NHNo&PTNT chi nhánh huyện Định Hóa, ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Thái Nguyên năm 2014…)

- Sai phạm về đối tượng vay vốn

Cho vay sai đối tượng theo quy định tại Thông tư 01/2009/TT-NHNN ngày 23/01/2009 của NHNN về cho vay theo lãi suất thỏa thuận được kiểm tra (NHTMCP Sài gòn Thương tín chi nhánh Thái Nguyên năm 2012, NHTMCP Quân đội chi nhánh Thái Nguyên 2012…. )

- Sai phạm về điều kiện vay vốn

Khách hàng vay vốn là doanh nghiệp nhưng có điều lệ hoạt động không đúng với quy định của Luậ t Doanh nghiệp hoặc bổ nhiệm kế toán trưởng là

vợ/chồng, anh/chi ̣ /em ruột của Giám đốc công ty cổ phân và hợp tác xã là không đúng với Luật kế toán, Luật Hợp tác xã...(xảy ra ở hầu hết các chi nhánh NHTM nhà nước, ngân hàng TMCP trên địa bàn);

Khách hàng vay vốn phục vụ hoạt động kinh doanh thiết bị y tế, vật liệu y tế và thuốc (thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện) nhưng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ngành nghề trên do cơ quan có thẩm quyền cấp (Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng năm 2014)…

- Sai phạm về hồ sơ vay vốn

Hồ sơ vay vốn chưa đầy đủ, nhiều điểm bất hợp lý như thiếu giấy đề nghị vay vốn, thiếu phương án sản xuất kinh doanh hoặc phương án sản xuất kinh doanh không đúng với đăng ký kinh doanh (Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Chi nhánh Thái Nguyên năm 2013, Ngân hàng Công Thương chi nhánh Thái Nguyên…); Hồ sơ pháp lý chưa đầy đủ theo quy định như thiếu quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng, chủ tịch Hội đồng quản trị…; Cho vay khách hàng thiếu hồ sơ, giấy tờ chứng minh năng lực tài chính như báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ… của doanh nghiệp dẫn đến khách hàng vay vốn đang khó khăn về mặt tài chính, kinh doanh thua lỗ nhưng ngân hàng không nắm bắt được, vẫn tiếp tục giải ngân cho khách hàng, do đó nhiều món vay phải gia hạn nhiều lần hoặc phải chuyển sang nhóm nợ xấu để đưa vào xử lý (Ngân hàng TMCP Á Châu năm 2014, Ngân hàng TMCP Công thương Lưu Xá năm 2013).

- Sai phạm về thẩm định khoản vay

Hoạt động thẩm định cho vay còn thiếu chặt chẽ, cho vay theo hạn mức đối với cá nhân không đúng hướng dẫn quy trình cho vay của ngân hàng cấp trên (Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Thái Nguyên năm 2015, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á Chi nhánh Thái Nguyên 2014...);

Cho vay trung, dài hạn chưa đúng nguyên tắc (giải ngân không theo tiến độ thi công của công trình) và không phân kỳ hạn trả nợ đối với khoản vay

(Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thái Nguyên năm 2015, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương năm 2015);

- Sai phạm về kiểm tra, giám sát vốn vay

Kiểm tra thực tế, đối chiếu nợ vay phát hiện nhiều trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, hoặc còn tình trạng tổ trưởng tổ vay vốn thu nợ gốc và lãi không nộp ngân hàng với số tiền hàng chục triệu đồng (Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Thái Nguyên năm 2012; Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Võ Nhai năm 2103, …);

- Việc phân loại nợ chưa thực hiện đúng theo Quyết định 493/QĐ-NHNN và thông tư 02/TT-NHNN, khách hàng đã suy giảm khả năng tài chính, hoạt động kinh doanh bị thua lỗ, mất khả năng trả nợ, thậm chí khách hàng đã trốn khỏi địa bàn nhưng nhiều đơn vị vẫn phân loại dư nợ của khách hàng ở nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, không thực hiện chuyển nhóm nợ xấu để trích lập rủi ro theo quy định (Ngân hàng TMCP Đông Nam Á Chi nhánh Thái Nguyên 2013, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương chi nhánh Thái Nguyên 2012…); Việc gia hạn nợ, giãn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ không thực hiện đúng quy định. Việc chuyển nợ quá hạn còn chưa kịp thời.

- Sai phạm về không thực hiện đăng ký đối với khoản vay nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 09/2004/TT-NHNN ngày 21/12/ 2004 và Thông tư số 25/2014/TT-NHNN ngày 15/9/2014: Các doanh nghiệp có khoản vay nợ nước ngoài chưa thực hiện đăng ký thông tin khoản vay đối với NHNN trên địa bàn hoạt động theo quy định (Công ty TNHH WIHA Việt Nam; Công ty TNHH Sungho Tech Việt Nam).

* Các kiến nghị sau thanh tra

Qua công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát hoạt động ngân hàng trên địa bàn đã kịp thời chấn chỉnh các sai phạm về các mặt nghiệp vụ, ngăn ngừa các tiêu cực phát sinh. Sau mỗi cuộc thanh tra, thanh tra ngân hàng đều có kiến nghị về những vấn đề cụ thể mà các ngân hàng làm chưa tốt hoặc có sai phạm

nhằm mục đích giúp các NHTM khắc phục, sửa chữa các thiếu sót, khuyết điểm. Tính trong năm 2016, Thanh tra, giám sát chi nhánh đã đưa ra khoảng 40 kiến nghị chỉnh sửa những sai sót (bao gồm những kiến nghị về hồ sơ pháp lý, về chứng từ giải ngân, về công tác thẩm định xét duyệt cho vay có tài sản bảo đảm, phân loại nợ, trích lập dự phòng, thu hồi nợ trước hạn, xử lý các khoản nợ xấu….) và yêu cấu các đơn vị chỉnh sửa, khắc phục sau thanh tra, thực hiện báo cáo theo đúng quy định (quy định về thời hạn thực hiện các kiến nghị). Những NHTM nào thực hiện không nghiêm túc cơ chế, quy chế và những kiến nghị của Thanh tra, sẽ xử phạt nghiêm minh để từ đó có tác dụng răn đe giúp các NHTM hoạt động nghiêm túc hơn.

Ngoài việc thanh tra phát hiện các sai phạm và nêu lên các kiến nghị trong kết luận thanh tra, Thanh tra giám sát chi nhánh còn trực tiếp theo dõi quá trình chấn chỉnh, xử lý sau thanh tra. Đây là công việc cũng không kém phần quan trọng trong việc quản lý đối với hoạt động của các NHTM. Kết thúc mỗi cuộc thanh tra tại chỗ, các NHTM đều có báo cáo giải trình và ý kiến tiếp thu để khắc phục sửa chữa các sai phạm được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra. Thực tế cho thấy hầu hết các kiến nghị của đoàn thanh tra đều được các NHTM trên địa bàn thực hiện một cách nghiêm túc, có những đơn vị đã thực hiện triệt để tất cả các kiến nghị trong kết luận thanh tra, cũng có những đơn vị đang tiếp tục chỉnh sửa, khắc phục. Nhưng cũng có đơn vị mặc dù đã chỉnh sửa những sai phạm được nêu trong kết luận thanh tra nhưng việc chỉnh sửa vẫn chưa triệt để, sai phạm đó còn để lặp lại trong những lần thanh tra khác.

*Xử phạt vi phạm hành chính

Kết thúc thanh tra, kiểm tra, Thanh tra chi nhánh đã có những đánh giá xác đáng về tình hình hoạt động của từng đối tượng được thanh tra, kiểm tra. Các đơn vị được thanh tra, kiểm tra đều có sai phạm. Tuy nhiên, không có sai phạm lớn trọng yếu, không có sai phạm do tham nhũng, tiêu cực. Theo thống kê trong giai đoạn 2014-2016, Thanh tra giám sát NHNN chi nhánh tỉnh Thái

Nguyên đã trình giám đốc NHNN tỉnh Thái Nguyên và hoàn tất thủ tục hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính đối với 02 công ty vi phạm quy định của nhà nước về việc đăng ký khoản vay nước ngoài và thu về cho ngân sách nhà nước 40 triệu đồng, cụ thể:

+ Công ty TNHH WIHA Việt Nam (năm 2013) bị xử phạt số tiền 15

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 76)