5. Kết cấu luận văn
2.3. Hệ thống các chi tiêu nghiên cứu
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng sản xuất kinh doanh của các hộ
+ Diện tích trồng cây thạch đen của hộ qua các năm (ha) và tốc độ tăng trưởng về quy mô diện tích qua các năm (%).
+ Số hộ tham gia trồng cây thạch đen qua các năm (hộ) và tốc độ tăng trưởng về quy mô hộ qua các năm (%).
+ Doanh thu từ sản xuất và kinh doanh thạch đen của qua các năm (hộ) và tốc độ tăng trưởng về doanh thu của hộ qua các năm (%).
+ Thu nhập bình quân của hộ từ sản xuất và kinh doanh thạch đen của qua các năm (triệu đồng/hộ) và tốc độ tăng trưởng về thu nhập bình quân của hộ qua các năm (%).
+ Mức kinh phí tỉnh sử dụng cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của tỉnh qua các năm (triệu đồng)
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá thương hiệu nông sản
Để đánh giá thương hiệu nông sản, tác giả sử dụng các tiêu chí đánh giá thương hiệu của Pual Temporal: “Một thương hiệu mạnh phải đạt được các tiêu chí sau ở mức cao:
1. Có một tầm nhìn thương hiệu
2. Có cơ sở vốn tình cảm (emotional capital) hay năng lực lòng tin 3. Có chiến lược đa dạng hóa (định vị đa dạng)
4. Bám sát tầm nhìn và giá trị DN (địa phương) 5. Gần gũi và có trách nhiệm với khách hàng
6. Không bị bó buộc trong một kiến trúc thương hiệu cứng nhắc
7. Sử dụng truyền thông đa kênh với một năng lực tài chính tương xứng 8. Luôn hướng tới chất lượng cao nhất tương xứng với mong đợi của khách hàng
9. Được khách hàng đánh giá cao về giá bán
10. Luôn giữ lời hứa, cung cấp các trải nghiệm thương hiệu tuyệt vời 11. Thương hiệu luôn được giám sát quản trị hiệu quả bởi các giám đốc thương hiệu có năng lực và bằng một hệ thống quản trị thương hiệu.
12. Giá trị thương hiệu tăng đều qua mỗi năm” (Lê Xuân Tùng, 2011). Các tiêu chí trên sẽ được thể hiện bằng các câu hỏi để phỏng vấn khách hàng đánh giá thương hiệu sản phẩm thạch đen thông qua thang đo lirket bằng việc đánh giá cảm nhận của khách hàng và người sản xuất theo từng tiêu chí được đề cập trong các mục khác nhau của cả nội dung luận văn.
2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển thương hiệu
Để tính toán, đo lường chỉ tiêu về phát triển thương hiệu là một việc hết sức khóa khăn, bởi nếu thương hiệu của doanh nghiệp thì có thể đo lường được thông qua kết quả trên Bảng cân đối kế toán – chi tiết là giá trị tài sản vô hình được đánh giá qua các năm. Tuy nhiên, đối với thương hiệu là nhãn hiệu tập thể, hoặc chỉ dẫn địa lý thì đánh giá thương hiệu là tài sản chung của một tập thể đem lại lợi ích cho cộng đồng. Song, qua sự tổng hợp tính toán của các nhà chuyên môn đã cho thấy một số yếu tố chỉ tiêu tạo nên giá trị thương hiệu: sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu, sự nhận biết về thương hiệu, sự nhận thức về chất lượng sản phẩm, sự liên tưởng đối với thương hiệu và một số thuộc tính khác của thương hiệu. Cụ thể, chỉ tiêu đo lường về thị phần sản phẩm như sau:
Thị phần sản phẩm =
Khối lượng sản phẩm đó được tiêu thụ
*100 Tổng khối lượng sản phẩm cùng loại
tiêu thụ trên thị trường
Hoặc có thể đánh giá sự phát triển của thương hiệu với thương hiệu của một sản phẩm tương tự tại địa phương khác thông qua các chỉ tiêu về quy mô sản xuất , quy mô lao động, thị phần tiêu thụ, giá bán sản phẩm,...
CHƯƠNG 3
THỰCTRẠNGPHÁTTRIỂNTHƯƠNGHIỆU
“THẠCHĐENCAOBẰNG”HUYỆNTHẠCHAN,TỈNHCAOBẰNG 3.1. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội của huyện Thạch An
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Thạch An
Theo báo cáo của Chi cục thống kê huyện Thạch An, Thạch An là huyện vùng núi, “phía nam tỉnh Cao Bằng, phía bắc giáp huyện Hòa An và Quảng Uyên, phía nam là huyện Tràng Định (Lạng Sơn) và phía tây là huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn), phía đông giáp Sùng Tả, Quảng Tây, Trung Quốc, diện tích 687,4 km² và dân số là 39.070 người” (Chi cục Thống kê huyện Thạch An, 2019).
Thạch An là huyện có diện tích rộng thứ 4 sau huyện Bảo Lạc, huyện Bảo Lâm và huyện Nguyên Bình, với tổng diện tích 69.098ha. Trong đó, đất nông nghiệp đạt 5.913ha (chiếm 8,56%) tổng diện tích, đất lâm nghiệp đạt 59.776 ha (chiếm 86,51%), đất chuyên dùng đạt 1.153ha chiếm 1,69%.
Huyện Thạch An có đặc điểm về thổ nhưỡng phong phú với nhiều loại đất:
- “Đất nâu vàng trên nền đá vôi, diện tích 973,42ha chủ yếu là ở các xã Đức Long, Đức Xuân, Vân Trình, Thị Ngân, Trọng Con, Kim Đồng
- Đất phù sa ngòi suối 315 ha chủ yếu ở vùng ven các khe suối, tập trung dọc theo các sông suối trên địa bàn huyện.
-Đất vàng nhạt trên đá cát, diện tích 3.576 ha chiếm 5,18% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện. Đây là loại đất nghèo dinh dưỡng, có thể dùng để trồng các loại cây lấy gỗ, được phân bố ở xã Đức Thông, Thái Cường, Thụy Hùng.
-Đất vàng đỏ trên macma axít, diện tích 4.735 ha, chiếm 6,86% diện tích đất tự nhiên, loại đất này phong hóa yếu, thành phần cơ giới trung bình, phù hợp với cây công nghiệp, được phân bố tại xã Kim Đồng, Trọng Con và Canh Tân.
-Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: diện tích khoảng 1.000 ha, phân bố tại các địa hình dốc, các ruộng bậc thang ở tất cả các xã trong huyện.
- Đất mùn vàng đỏ trên đá sét có diện tích khoảng 800 ha phân bố tại các xã thuộc huyện, loại đất này có hàm lượng dinh dưỡng cao và phù hợp với cây trồng như cây thạch,…” (Chi cục Thống kê huyện Thạch An, 2019).
Về khí hậu: Huyện Thạch An có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết được chia làm 2 mùa là mùa hò nóng ẩm mưa nhiều và mùa đông lanh, sương muối. Nhiệt độ trung bình đạt 14-160C, độ ẩm bình quân đạt trên dưới 80%. Đây là điều kiện khí hậu thời tiết và đất đai của huyện Thạch An rất phù hợp cho việc trồng và phát triển cây thạch đen. Do vậy, mà từ lâu câu thạch đen đã là cây trồng mũi nhọn được ưu tiên phát triển của huyên.
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Thạch An
Huyện Thạch An cách thành phố Cao Bằng 40km về phía Đông Nam, giáp với Lạng Sơn, Quảng Tây – Trung Quốc; Bắc Kạn. Do vậy tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Kết quả kinh tế - xã hội huyện Thạch An giai đoạn 2016-2018 như sau:
Bảng 3.1. Kết quả kinh tế - xã hội huyện Thạch An giai đoạn 2016-2018
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng sản lượng lương thực tấn 15.300 15.405 15.400 Giá trị sản xuất nông nghiệp trđ/ha 32,6 33 34 Tổng gia súc, gia cầm con 280.000 285.000 260.080
Tổng thu ngân sách tỷ đồng 60,2 92,7 55
Tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu Tr USD 124,62 345,2 326,3
Tỷ lệ người dân tham gia
BHYT % 98,4 99,8 99,5
Trạm y tế có bác sỹ % 83 85 86
Tỷ lệ LĐ qua đào tạo % 35,4 36,26 36,5
Nguồn: Chi Cục thống kê huyện Thạch An
của huyện Thạch An đã cải thiện đáng kể. Cụ thể, “năm 2017 tổng sản lượng lương thực của huyện đạt 15.405 tấn; giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 33 triệu đồng/ha; tổng đàn gia súc, gia cầm đạt 285.000 con; Tổng thu ngân sách nhà nước đạt trên 92,7 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn ổn định, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 345,2 triệu USD, tăng 177% so với cùng kỳ”. (Bộ Khoa học & Công nghệ, 2007) Năm 2018,“tổng sản lượng lương thực của huyện đạt 15.400 tấn; giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 34 triệu đồng/ha; tổng đàn gia súc, gia cầm đạt 260.080 con, giảm so với năm 2017; Tổng thu ngân sách nhà nước đạt trên 55 tỷ đồng, giảm 59,33% so với năm 2017. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn giảm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 326,3 triệu USD, giảm 5,5% so với năm 2017”.
Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn tăng đáng kể, đến năm 2018 thì tỷ lệ này đã đạt 99,5%; tỷ lệ các trạm xá tại các xã, thị trấn có bác sỹ đạt 86%.
Về dân số: Tổng dân số huyện tính đến năm 2018 là 31.930 người chiếm 6% tổng dân số của huyện, với mật độ dân số trung bình đạt 46,21 người/km2. Trong đó, dân số nông thôn là 26.595 người (chiếm 83,29% tổng dân số của huyện). Trong đó, lao động đã qua đào tạo tại huyện đang tăng nhanh. Năm 2016 đạt 35,4%, năm 2017 đạt 36,26%, năm 2018 đạt 36,4%.
Như vậy có thể thấy, kinh tế xã hội của huyện Thạch An trong giai đoạn 2016-2018 đã và đang trên đà tăng trưởng đáng kể cả về kinh tế, xã hội. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho huyện đầu tư vào phát triển nông nghiệp đặc biệt là đầu tư vào cây thạch đen. Một trong những cây đem lại giá trị kinh tế cao cho huyện trong thời gian qua.
3.2. Tình hình sản xuất và kinh doanh thạch đen ở huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng Cao Bằng
3.2.1. Vai trò của cây thạch đen huyện Thạch An
“Cây thạch đen còn gọi là cây xương sáo hay cây lương phấn thảo. Tên
khoa học Mesona Chinensis Benth, thuộc họ hoa môi Lamiacea (Labiateae). Đây là loại cây thảo, cao khoảng 40-60 cm và có thể cao hơn lên tới 100 cm. Thân có 4 cạnh, phân nhiều nhánh, tỏa trên mặt đất giống như cây húng dũi hay bạc hà vì cả 3 cây này đều thuộc họ hoa môi. Lá thạch đen thuộc loại lá đơn, mọc đối, dày, màu xanh nhạt, hình trứng thuôn, mép có răng. Hoa mọc thành cụm dày đặc ở đầu cành, có cánh đôi mày trắng hay hồng, cây ra hoa vào cuối thu đầu đông. Cây thạch đen sinh trưởng và phát triển nhanh, thích hợp với điều kiện đất ẩm, tơi xốp nhiều mùn, đất có khả năng thấm và thoát nước tốt.Thạch đen là cây trồng hàng năm, nếu chăm sóc tốt có thể thu hoạch hai đến ba đợt”. (UBND tỉnh Cao Bằng, 2012).
Cây thạch đen thường được dùng để làm giải khát, “thạch đen được ăn với nước đường và tinh dầu chuối. Từ thạch người ta có thể kết hợp với các nguyên liệu khác để chế biến ra nhiều loại khẩu vị khác nhau để tạo nên nhiều loại thức uống giải khát hợp với khẩu vị mỗi người, như: thạch đen nước cốt dừa hay sữa đặc, thạch đen hạt lựu, thạch đen nước đường nâu, thạch đen sữa chua…”.
Các sản phẩm từ cây thạch đen không chỉ là sản phẩm giúp giải khát thông thường, mà còn là một loại thảo dược được biết đến với hàm lượng Polyphenol, tanin, pectin chiếm trên 50%. Đây là những chất làm tăng đáng kể tính giãn nở của mạch máu, chống oxy hóa, giảm cholesterol trong máu. Ngoài ra, lá thạch đen có tính mát, có tác dụng giải nhiệt giúp các quá trình chuyển hóa trong cơ thể diễn ra dễ dàng, giúp tăng cường năng lượng và điều trị một số bệnh lý, như: tiểu đường, an khai, phòng chống cảm mạo, cao huyết áp, làm nhuận tràng, mát gan, chống lão hóa...
Sản phẩm từ cây thạch đen của huyện Thạch An Cao Bằng đã được biết đến với những hương vị đặc trưng riêng có: thơm mát, ngoại dịu, giòn, dai,… đây chính là lợi thế để phát triển cây thạch của huyện, với giá bán hiện nay trên địa bàn 30.000 đồng/kg thạch đen khô. Cây thạch đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều cây trồng nông nghiệp khác của tỉnh.
3.2.2. Tiền năng thế mạnh về các sản phẩm từ cây thạch đen
Thạch An là huyện nông nghiệp, có gần 90% tổng số hộ làm nông nghiệp, do vậy, những năm qua huyện đã luôn quan tâm, chú trọng phát triển các loại cây nông nghiệp, trong đó có một số cây trồng chủ lực của huyện trong năm 2018 như sau:
Bảng 3.2. Diện tích các loại cây trồng chủ lực của huyện Thạch An năm 2018 STT Chỉ tiêu Tổng diện tích Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Diện tích đất nông nghiệp 5.913
1 Lúa 2.095 35,43 8.768 2 Ngô 1.788 30,24 6.186 3 Khoai lang 22 0,37 106 4 Sắn 253 4,28 5.060 5 Mía 45 0,76 2.639 6 Thạch đen 215 3,64 1.665 7 Rau các loại 172,65 2,92 1.674
Nguồn: Chi Cục thống kê huyện Thạch An
Qua bảng 3.2 ta thấy, cây lúa là cây trồng chính của huyện, chiếm diện tích 35,43% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện; tiếp đến là cây ngô chiếm 30,24% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện; tiếp đến là cây sắn chiếm 4,28%; cây thạch đen đứng ở vị trí thứ tư chiếm 3,64% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện. Trong khi diện tích đất mùn vàng đỏ trên đá sét 800 ha rất phù hợp với cây thạch đen. Đây là điều kiện để cây thạch đen có thể mở rộng quy mô diện tích.
Với điều kiện đất đai, khí hậu được thiên nhiên ưu đãi, phù hợp với phát triển cây thạch, làm cho sản lượng cây thạch đen đạt 1.665 tấn/ năm, với 1.103 hộ sản xuất và kinh doanh thạch trên địa bàn, thu nhập bình quân mỗi hộ đạt 50-60 triệu đồng/ hộ / năm, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn. Do vậy, UBND huyện Thạch An cần chú trọng hơn nữa trong việc phát huy thế mạnh về phát triển cây thạch đen trên địa bàn huyện.
3.2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ trồng cây thạch đen ở huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
3.2.3.1. Tình hình sản xuất thạch đen trên địa bàn huyện Thạch An
Cây thạch đen của huyện Thạch An Cao Bằng giờ không còn là cây trồng xóa đói giảm nghèo cho người dân nơi đây, mà là cây trồng được nhiều hộ lựu chọn để thay thế cây lúa, cây ngô, sắn. Được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ người dân, khuyến khích động viên người dân trên địa bàn tập trung phát triển cây thạch, những năm qua số hộ trồng thạch đen, diện tích trồng thạch đen đã tăng qua các năm, cụ thể:
Bảng 3.3. Tình hành chung về cây thạch đen của huyện Thạch An Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) 2017/2016 2018/2017 TB Số hộ sản xuất Hộ 1053 1058 1103 100,47 104,25 102,35 Diện tích sản xuất Ha 187 193 215 103,21 111,4 107,23 Năng suất bình quân Tạ/ha 54 55 58 101,85 105,45 103,64 Doanh thu bình quân từ thạch đen Triệu đồng/hộ 42 49 55 116,67 112,24 114,43
Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát
Qua bảng 3.3 ta thấy, số hộ sản xuất thạch đen của huyệnThạch An đã tăng qua các năm. Năm 2016 có 1.053 hộ, năm 2018 đạt 1.103 hộ, tốc độ tăng bình quân đạt 2,35%. Tuy nhiên, diện tích sản xuất trong 3 năm vừa qua của huyện cũng tăng không đáng kể, từ 187 ha năm 2016, lên 215 ha năm 2018, tốc độ tăng bình quân đạt 7,23%. Năng suất bình quân tăng
từ 54 tạ/ha lên 58 tạ/ha. Đặc biệt, doanh thu từ thạch đen bình quân hộ trồng thạch tăng đáng kể từ 42 triệu đồng/hộ năm 2016, lên 55 triệu đồng/hộ năm 2018, tốc độ tăng bình quân đạt 14,43%.
Như vậy, có thể thấy vai trò của cây thạch trong phát triển kinh tế nông thôn của huyện. Đây là tiền đề để huyện tập trung vào phát triển cây thạch trong thời gian tới.
3.2.3.2. Tình hình chế biến các sản phẩm từ cây thạch đen
Cây thạch đen được trồng tại các xã của huyện Thạch An do đồng bào dân tộc tày, nùng, dao trồng là chủ yếu. Cây thạch đã được trồng tại Thạch An hàng trăm năm trước. Do vậy, việc trồng và chế biến thạch được truyền từ đời này qua đời khác “theo kinh nghiệm theo phương thức là thu hoạch cây thạch đen sau đó đem rửa sạch lá và thân cây thạch cho sạch đất, cát rồi cho vào nồi nấu nhừ, bắc ra để nguội. Sau đó, nắm vắt bỏ bã, đổ nước vào túi vải sạch, vắt