5. Kết cấu luận văn
3.2. Tình hình sản xuất và kinh doanh thạch đe nở huyệnThạch An, tỉnh Cao
3.2.1. Vai trò của cây thạch đen huyệnThạch An
“Cây thạch đen còn gọi là cây xương sáo hay cây lương phấn thảo. Tên
khoa học Mesona Chinensis Benth, thuộc họ hoa môi Lamiacea (Labiateae). Đây là loại cây thảo, cao khoảng 40-60 cm và có thể cao hơn lên tới 100 cm. Thân có 4 cạnh, phân nhiều nhánh, tỏa trên mặt đất giống như cây húng dũi hay bạc hà vì cả 3 cây này đều thuộc họ hoa môi. Lá thạch đen thuộc loại lá đơn, mọc đối, dày, màu xanh nhạt, hình trứng thuôn, mép có răng. Hoa mọc thành cụm dày đặc ở đầu cành, có cánh đôi mày trắng hay hồng, cây ra hoa vào cuối thu đầu đông. Cây thạch đen sinh trưởng và phát triển nhanh, thích hợp với điều kiện đất ẩm, tơi xốp nhiều mùn, đất có khả năng thấm và thoát nước tốt.Thạch đen là cây trồng hàng năm, nếu chăm sóc tốt có thể thu hoạch hai đến ba đợt”. (UBND tỉnh Cao Bằng, 2012).
Cây thạch đen thường được dùng để làm giải khát, “thạch đen được ăn với nước đường và tinh dầu chuối. Từ thạch người ta có thể kết hợp với các nguyên liệu khác để chế biến ra nhiều loại khẩu vị khác nhau để tạo nên nhiều loại thức uống giải khát hợp với khẩu vị mỗi người, như: thạch đen nước cốt dừa hay sữa đặc, thạch đen hạt lựu, thạch đen nước đường nâu, thạch đen sữa chua…”.
Các sản phẩm từ cây thạch đen không chỉ là sản phẩm giúp giải khát thông thường, mà còn là một loại thảo dược được biết đến với hàm lượng Polyphenol, tanin, pectin chiếm trên 50%. Đây là những chất làm tăng đáng kể tính giãn nở của mạch máu, chống oxy hóa, giảm cholesterol trong máu. Ngoài ra, lá thạch đen có tính mát, có tác dụng giải nhiệt giúp các quá trình chuyển hóa trong cơ thể diễn ra dễ dàng, giúp tăng cường năng lượng và điều trị một số bệnh lý, như: tiểu đường, an khai, phòng chống cảm mạo, cao huyết áp, làm nhuận tràng, mát gan, chống lão hóa...
Sản phẩm từ cây thạch đen của huyện Thạch An Cao Bằng đã được biết đến với những hương vị đặc trưng riêng có: thơm mát, ngoại dịu, giòn, dai,… đây chính là lợi thế để phát triển cây thạch của huyện, với giá bán hiện nay trên địa bàn 30.000 đồng/kg thạch đen khô. Cây thạch đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều cây trồng nông nghiệp khác của tỉnh.