5. Kết cấu luận văn
3.2. Tình hình sản xuất và kinh doanh thạch đe nở huyệnThạch An, tỉnh Cao
3.2.2. Tiền năng thế mạnh về các sản phẩm từ cây thạch đen
Thạch An là huyện nông nghiệp, có gần 90% tổng số hộ làm nông nghiệp, do vậy, những năm qua huyện đã luôn quan tâm, chú trọng phát triển các loại cây nông nghiệp, trong đó có một số cây trồng chủ lực của huyện trong năm 2018 như sau:
Bảng 3.2. Diện tích các loại cây trồng chủ lực của huyện Thạch An năm 2018 STT Chỉ tiêu Tổng diện tích Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Diện tích đất nông nghiệp 5.913
1 Lúa 2.095 35,43 8.768 2 Ngô 1.788 30,24 6.186 3 Khoai lang 22 0,37 106 4 Sắn 253 4,28 5.060 5 Mía 45 0,76 2.639 6 Thạch đen 215 3,64 1.665 7 Rau các loại 172,65 2,92 1.674
Nguồn: Chi Cục thống kê huyện Thạch An
Qua bảng 3.2 ta thấy, cây lúa là cây trồng chính của huyện, chiếm diện tích 35,43% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện; tiếp đến là cây ngô chiếm 30,24% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện; tiếp đến là cây sắn chiếm 4,28%; cây thạch đen đứng ở vị trí thứ tư chiếm 3,64% tổng diện tích đất nông nghiệp của huyện. Trong khi diện tích đất mùn vàng đỏ trên đá sét 800 ha rất phù hợp với cây thạch đen. Đây là điều kiện để cây thạch đen có thể mở rộng quy mô diện tích.
Với điều kiện đất đai, khí hậu được thiên nhiên ưu đãi, phù hợp với phát triển cây thạch, làm cho sản lượng cây thạch đen đạt 1.665 tấn/ năm, với 1.103 hộ sản xuất và kinh doanh thạch trên địa bàn, thu nhập bình quân mỗi hộ đạt 50-60 triệu đồng/ hộ / năm, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn. Do vậy, UBND huyện Thạch An cần chú trọng hơn nữa trong việc phát huy thế mạnh về phát triển cây thạch đen trên địa bàn huyện.
3.2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ trồng cây thạch đen ở huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng