Bước 1: Nghiên tài liệu có liệu quan nhằm xây dựng khung nghiên cứu về quản lý cho vay KHCN tại NHTM. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng ở bước này là phương pháp tổng hợp, mô hình hóa.
Bước 2: Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp từ các báo cáo về: hoạt động kinh doanh; tình hình nhân sự; hoạt động cho vay KHCN của VPBank trong các năm từ 2016 đến 2018. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng ở bước này là phương
Nội dung quản lý cho vay KHCN
tại NHTM
Mục tiêu của quản lý cho vay KHCN tại NHTM - Đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.
- Tăng trưởng bền vững dư nợ đối với nhóm KHCN.
- Phòng tránh rủi ro cho vay KHCN; Kiểm soát tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu đối với nhóm KHCN.
- Nâng cao sự hài lòng của KHCN khi sử dụng dịch vụ vay vốn của ngân hàng.
Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý cho vay KHCN tại NHTM Nhóm nhân tố thuộc về NHTM Lập kế hoạch cho vay KHCN Tổ chức thực hiện kế hoạch cho vay KHCN Kiểm soáthoạt động cho vay KHCN Nhóm nhân tố thuộc về môi trường ngành Nhóm nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô
pháp thống kê, phân tích, so sánh.
Bước 3: Thu thập thông tin, số liệu sơ cấp thông qua khảo sát 02 nhóm: - Nhóm 1: 50 CBNV đang công tác tại VPBank Hội sở. Số phiếu phát ra là 50, số phiếu thu về là 50, trong đó cả 50 phiếu đều hợp lệ.
- Nhóm 2: 250 KHCN đang vay vốn tại VPBank. Số phiếu phát ra là 250, số phiếu thu về là 229, trong đó cả 229 phiếu đều hợp lệ.
Thời điểm phỏng vấn vào tháng 04/2019; Phiếu câu hỏi được thiết kế dưới dạng những câu hỏi đóng, sử dụng thang đo Likert 5 bậc. Phiếu câu hỏi được phát và thu thông qua Email.
Số liệu khảo sát sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel. Điểm trung bình có được đối với các tiêu chí sẽ được quy ước đánh giá như sau:
- Điểm trung bình đạt được dưới 2,5 điểm: Tiêu chí tương ứng được đánh giá ở mức kém.
- Điểm trung bình đạt được từ 2,5 điểm đến dưới 3,5 điểm: Tiêu chí tương ứng được đánh giá ở mức trung bình.
- Điểm trung bình đạt được từ 3,5 điểm đến dưới 4,5 điểm: Tiêu chí tương ứng được đánh giá ở mức khá.
- Điểm trung bình đạt được từ 4,5 điểm đến 5,0 điểm: Tiêu chí tương ứng được đánh giá ở mức tốt.
Bước 4: Tiến hành phân tích thực trạng quản lý cho vay KHCN tại VPBank giai đoạn 2016-2018. Đồng thời, Đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, giải thích nguyên nhân cơ bản dẫn đến những điểm yếu trong quản lý cho vay KHCN tại VPBank trong giai đoạn này. Phương pháp chủ yếu sử dụng ở bước này là phân tích, tổng hợp.
Bước 5: Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý cho vay KHCN tại VPBank đến năm 2025. Phương pháp chủ yếu sử dụng ở bước này là dự báo, tổng hợp.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG
3.1. Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh vƣợng
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), tiền thân là ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc NHNN Việt Nam cấp ngày 12/08/1993. Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 10/09/1993 theo giấy phép số 135/QĐ-UB do UBND phố Hà Nội cấp ngày 04/09/1993.
Chặng đường phát triển của VPBank có thể khái quát bởi hình sau đây:
Hình 3.1: Khái quát quá trình phát triển của VPBank
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của VPBank năm 2018
Sau 25 năm hoạt động và phát triển, VPBank đã từ một ngân hàng nhỏ trở thành một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 323.291 tỷ đồng, vốn điều lệ đã nâng lên 25.299 tỷ đồng (tính đến hết ngày 31/12/2018). VPBank có cổ đông chiến lược là OCBC-Oversea Chinese Banking Corporation-Tập đoàn dịch vụ Tài chính hàng đầu Châu Á. Mạng lưới 222 chi
nhánh, 83 trung tâm & hubs SME.
Với mục tiêu đưa VPBank trở thành một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam, tháng 08/2011, cơ cấu bộ máy tổ chức hoạt động mới chính thức đi vào hoạt động. Trong đó đã thay đổi căn bản nhiều quy trình kinh doanh truyền thống, bổ sung nhiều đơn vị chức năng, nhiều vị trí quản lý cấp cao và cấp trung, theo hướng mô hình cơ cấu tổ chức hiện đại, phân định rõ ràng giữa các bộ phận kinh doanh và bộ phận hỗ trợ, xây dựng các cơ chế báo cáo hợp lý và đảm bảo trách nhiệm giải trình về kết quả kinh doanh nhằm thích ứng với điều kiện cạnh trang ngày càng gay gắt trên thị trường.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức
Bộ máy của VPBank hiện nay được thể hiện ở hình 3.2 phía dưới. Trong đó: - Đại hội đồng cổ đông có trách nhiệm thông qua các BCTC hàng năm của Ngân hàng, định hướng chiến lược kinh doanh cho năm tiếp theo; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát,...
- Hội đồng quản trị (gồm 05 người): thay mặt Đại hội đồng cổ đông quyết định các vấn đề lớn như: Quyết định chiến lược phát triển của Ngân hàng; Bổ nhiệm, cách chức Tổng Giám đốc, Phó tổng giám đốc; Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ; quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, quyết định giá chào bán cổ phần,...
- Ban Kiểm soát (gồm 05 người) do Đại hội đồng cổ đông bầu ra: kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hàng hoạt động kinh doanh, trong ghi chép số sách kế toán và BCTC, thẩm định BCTC hàng năm của ngân hàng,...
- Ban điều hành bao gồm các phòng ban, các trung tâm,... thực hiện công việc kinh doanh đã được Đại hội đồng cổ đông đề ra trước đó với nhiệm vụ cụ thể theo chức danh của mình. Cụ thể như sau:
+ Phòng Tài chính: quản lý các tài khoản tiền gửi, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng; quản lý và tổ chức hạch toán thu nhập, chi phí, khoản phải thu, khoản phải trả; nắm tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn,...
Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức của VPBank
Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank năm 2018
được xét duyệt; xây dựng và quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; đào tạo và lưu trữ hồ sơ.
+ Phòng Quản trị nguồn nhân lực: tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc hoạch định và phát triển nguồn nhân lực theo chiến lược phát triển của Ngân hàng; tổ chức thực hiện, giám sát và đo lường việc triển khai các hoạt động liên quan đến quản trị nguồn nhân lực trong toàn hệ thống.
+ Phòng Chiến lược và Quản lý dự án: tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh; Giúp Tổng Giám đốc quản lý các dự án đầu tư của Ngân hàng.
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2018
Trong giai đoạn 2016-2018, hệ thống tài chính, ngân hàng Việt Nam đã đạt được một số thành công nhất định, góp phần quan trọng trong kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Các chỉ tiêu tăng trưởng đúng định hướng NHNN đề ra đầu mỗi năm. Lạm phát cơ bản được kiểm soát ổn định, đạt mục tiêu dưới 5% mà Quốc hội yêu cầu. Thanh khoản của hệ thống được đảm bảo và có dư thừa, thị trường liên ngân hàng hoạt động thông suốt.
Lộ trình tái cơ cấu các TCTD được tiếp tục triển khai theo kế hoạch, giảm số lượng các TCTD dưới chuẩn, cải thiện từng bước chất lượng, sức cạnh tranh toàn hệ thống và từng TCTD. Trong giai đoạn này, các ngân hàng đã cải thiện hơn tình trạng sức khỏe của mình; Đồng tiền Việt Nam ổn định và lạm phát trong ngưỡng an toàn. Sự cộng hưởng và tác động đa chiều của những thành tựu đã đạt được tạo nên những cơ hội và thách thức, cho phép kỳ vọng về những tập đoàn tài chính - ngân hàng Việt Nam có tầm vóc hơn, có tính quốc tế và năng lực cạnh tranh cao.
Năm 2016 là năm cận cuối trong lộ trình triển khai chiến lược 05 năm của VPBank. VPBank đã bứt phá với những thành tựu rất đáng tự hào và để lại dấu ấnvề sự tăng trưởng của chất lượng, hiệu quả và bền vững. Những thành quả này là bước đệm vững chắc để VPBank đạt được những mục tiêu thách thức của chiến lược 05 năm cũng như kết quả tích cực trong các năm tiếp theo.
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank trong giai đoạn 2016-2018
Năm Chỉ tiêu
2016 2017 2018
Giá trị Giá trị +/- Giá trị +/-
1. Tổng tài sản (tỷ đồng) 228.771 277.752 48.981 323.291 45.539
2. Huy động vốn (gồm Phát hành
giấy tờ có giá)(tỷ đồng) 172.438 199.655 27.217 219.509 19.854
3. Dư nợ cấp tín dụng(tỷ đồng) 162.832 196.673 33.841 230.790 34.117
Trong đó: Cho vay khách
hàng(tỷ đồng) 144.673 182.666 37.993 221.962 39.296
4. Tỷ lệ nợ xấu (%) 2,91 2,90 -0,01 3,20 0,30
5. Lợi nhuận trước thuế hợp
nhất(tỷ đồng) 4.929 8.130 3.201 9.199 1.069
Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank các năm từ 2016 đến 2018
Bảng số liệu cho thấy trong giai đoạn 2016-2018, hoạt động kinh doanh của VPBank đạt được nhiều thành tựu tốt:
- Năm 2016:
Đây là năm cận cuối của lộ trình triển khai chiến lược 05 năm. VPBank đã đạt được những kết quả kinh doanh hết sức ấn tượng với nhiều chỉ số đạt mức tốt nhất từ trước tới nay, phản ánh rõ hiệu quả hoạt động cũng như tốc độ phát triển bền vững của Ngân hàng theo đúng mục tiêu chiến lược đã đặt ra. Với một chiến lược kinh doanh đúng đắn, cùng sự tập trung cao độ, tinh thần làm việc sáng tạo không ngừng nghỉ, VPBank đã gần hoàn thành và vượt các chỉ tiêu kinh doanh trọng yếu mà Đại hội đồng Cổ đông đề ra trong năm 2016, duy trì đà tăng trưởng vững chắc so với năm trước, các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, hiệu quả sử dụng vốn cũng như các chỉ tiêu về an toàn hệ thống đều được nâng cao.
- Năm 2017:
VPBank kết thúc năm tài chính 2017 với kết quả nổi bật ở tất cả các chỉ số quan trọng: quy mô tăng trưởng ổn định (huy động vốn ~ 16%, tín dụng ~ 24%), đặc biệt các chỉ tiêu về hiệu quả có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các năm gần đây và tiếp tục đạt kỷ lục mới (thu hoạt động thuần ~ 48%, lợi nhuận trước thuế ~ 65%). VPBank đã thực hiện tốt các cam kết với Đại hội đồng cổ đông. Căn cứ tình
hình thực tế trong năm, do việc tăng vốn được thực hiện đúng dự kiến nên Ngân hàng đã chủ động điều tiết được huy động từ khách hàng để đảm bảo hiệu quả hoạt động. Việc đo lường, giám sát và dự báo rủi ro thanh khoản vẫn được tiến hành định kỳ, vì vậy, các chỉ số an toàn hoạt động luôn tuân thủ hạn mức theo yêu cầu. Điểm sáng trong bức tranh tài chính năm 2017 là việc hoàn thành vượt trội kế hoạch kinh doanh 2017 trên cả hai chỉ tiêu về lợi nhuận và doanh thu, đặc biệt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế vượt 20% mục tiêu đề ra.
Kết quả trên khẳng định sự phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả của chiến lược tập trung vào phân khúc bán lẻ của Ngân hàng. Sự tăng trưởng đột phá của các trụ cột kinh doanh chính đã đóng góp phần lớn vào kết quả kinh doanh, giúp Ngân hàng thực hiện chuyển đổi thành công về mọi mặt.
Khép lại giai đoạn triển khai quyết liệt chiến lược 5 năm giai đoạn 2012- 2017, VPBank luôn dẫn đầu về tăng trưởng trong ngành và đã lớn mạnh gấp 3 đến 5 lần về các chỉ tiêu quy mô và hiệu quả so với năm 2012.
Trong suốt quá trình hoạt động, chiến lược kinh doanh của VPBank luôn hướng tới việc xây dựng một ngân hàng hoạt động chuẩn mực, tuân thủ các quy định của pháp luật và bắt nhịp với các thông lệ quốc tế. Vì vậy, đối với khách hàng, cổ đông, nhà đầu tư, VPBank luôn được đánh giá là một định chế tài chính hiện đại, tin cậy, minh bạch, hoạt động an toàn và hiệu quả.
Chính sự tin tưởng này là động lực to lớn để VPBank bước sang giai đoạn phát triển mới với nhiều mục tiêu tham vọng hơn, vươn tới những đỉnh cao mới, để thành công nối tiếp thành công.
- Năm 2018:
Do một số nguyên nhân khách quan như chính sách thắt chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, cũng như một số khó khăn trong hoạt động kinh doanh của VPBank, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với mục tiêu ban đầu ngân hàng đặt ra, nên cũng phần nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Nhưng về cơ bản, các chỉ tiêu chính đều đạt hơn 90% so với kế hoạch. Có thể nói với kết quả đạt được cả về quy mô và hiệu quả chất lượng trong năm 2018, VPBank đã củng cố được nền
tảng vững chắc và chuẩn bị kỹ lưỡng cho những động lực tăng trưởng mới trong thời gian tới.
Kết thúc năm tài chính 2018, VPBank tiếp tục củng cố vị thế là một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất, với mức tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, cùng tỷ suất sinh lời thuộc nhóm các ngân hàng dẫn đầu thị trường, là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của ngân hàng trong các giai đoạn tiếp theo.
3.2. Thực trạng quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh vƣợng
3.2.1. Thực trạng lập kế hoạch cho vay khách hàng cá nhân
Tại VPBank, việc lập kế hoạch kinh doanh nói chung, kế hoạch cho vay KHCN nói riêng được thực hiện từ dưới lên. Tức là, các chi nhánh sẽ đánh giá các căn cứ để xây dựng kế hoạch cho vay KHCN hàng năm của chi nhánh, sau đó, Giám đốc chi nhánh bảo vệ kế hoạch cho vay KHCN (bảo vệ chung với kế hoạch kinh doanh của chi nhánh trong năm kế hoạch) với Tổng giám đốc VPBank hoặc người được ủy quyền. Việc tổ chức bảo vệ kế hoạch được thực hiện tại Hội sở, đây sẽ trở thành căn cứ để Hội đồng tín dụng của VPBank tổng hợp kế hoạch cho vay chung trong năm kế hoạch trình Hội đồng quản trị phê duyệt.
Trong bản kế hoạch cho vay KHCN của các chi nhánh cần giải trình rõ tình hình thực hiện cho vay KHCN kỳ trước, dự kiến kỳ kế hoạch và các giải pháp chủ yếu để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch cho vay KHCN kỳ kế hoạch.
Sau khi các chi nhánh xác định được kế hoạch cho vay KHCN của mình và bảo vệ thành công kế hoạch đó trước Tổng giám đốc VPBank hoặc người được Tổng giám đốc ủy quyền. Kế hoạch đó sẽ được trình lên Hội đồng quản trị VPBank: - Chậm nhất 30 ngày sau khi tổ chức bảo vệ kế hoạch xong, Hội đồng quản trị VPBankphê duyệt chính thức tổng thể kế hoạch kinh doanh năm để Tổng giám đốc thông báo chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh hàng năm cho chi nhánh cấp I.
- Chậm nhất ngày 10 tháng đầu quý, Tổng giám đốc VPBank thông báo chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh quý, trong đó có kế hoạch cho vay KHCN cho chi nhánh để điều hành kinh doanh hàng ngày.
- Các chỉ tiêu được Tổng giám đốc thông báo chính thức là căn cứ để điều hành kế hoạch cho vay KHCN tại chi nhánh.
Bảng 3.2: Kế hoạch cho vay KHCN của VPBank giai đoạn 2016-2018
Stt Chỉ tiêu 2016 2017 2018
1 Số lượng KHCN (KH) 515.200 657.110 712.560
2 Doanh số cho vay KHCN
(tỷ đồng) 88.450 115.220 123.630
3 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 14,5 13,5 13,0
4 Tỷ lệ nợ xấu (%) 2,5 2,3 2,2
Nguồn: Thông tin từ Phòng KHCN - VPBank
Bảng số liệu cho thấy, các chỉ tiêu kế hoạch về số lượng KHCN và doanh số cho vay KHCN đều được đặt kỳ vọng tăng trưởng tương đối cao trong giai đoạn