Những giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng​ (Trang 93 - 96)

4.2.4.1. Nâng cao chất lượng tài sản đảm bảo nợ vay

TSBĐ nợ vay là kênh thu nợ thứ 2 của các ngân hàng, vì vậy việc nâng cao chất lượng TSBĐ nợ vay là một mục tiêu thứ 2 nhằm nâng cao hiệu quả quản lýtrong cho vay KHCN. Thực tế, các ngân hàng không căn cứ nhiều vào TSBĐ để quyết định cho vay, mà căn cứ nhiều hơn vào khả năng tạo trả nợ của KHCN. Tuy nhiên sẽ là sai lầm nếu không coi trọng chất lượng của TSBĐ nợ vay.

VPBankchấp nhận nhận thế chấp như: Thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá, hối phiếu, vận đơn, kim khí vàng bạc đá quý, cổ phiếu, quyền khai thác tài nguyên, tài sản luân chuyển trong quá trình SXKD, quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng trên đất, tài sản hình thành trong tương lai,... Đồng thời cũng hạn chế nhận thế chấp đối với những loại tài sản không được phép giao dịch như: Các nhóm hàng hoá cấm lưu thông, cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh; Các hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu thuộc danh mục hàng hoá cấm, hạn chế nhập khẩu; hạn chế việc nhận cầm cố, thế chấp những tài sản có tính đặc biệt chuyên dụng, hiếm, khó mua bán, chuyển nhượng trên thị trường.

Có thể thấy sự đa dạng của tài sản thế chấp, đối với mỗi một loại TSBĐ có đặc thù riêng, vì vậy việc nhận tài sản đó làm tài sản thế chấp, cầm cố cần hoàn thiện hồ sơ pháp lý liên quan đến tính đặc thù của mỗi loại tài sản nhằm nâng cao chất lượng TSBĐ như:

- Đối với TSBĐ là bất động sản, đây là loại tài sản thường có giá trị lớn, khả năng biến động về giá cả tương đối cao, các thông tin thị trường liên quan cũng thay đổi thường xuyên đặc biệt về pháp lý của loại tài sản này cũng tương đối đặc thù vì vậy đối với việc nhận loại tài sản này cần thu thập toàn diện các thông tin liên quan phục vụ cho công tác định giá,hoàn thiện hồ sơ về mặt pháp lý liên quan đến chủ sở hữu, đồng sở hữu của tài sản. Đảm bảo tài sản không xảy ra chanh chấp, khiếu kiện. Định kỳ 6 tháng hoặc 12 tháng tiến hành kiểm tra, đánh giá lại tài sản.

- Đối với tài sản là động sản: Như với máy móc, thiết bị gắn liền với nhà xưởng và/hoặc công trình xây dựng, các tài sản khác gắn liền với đất, hoặc không gắn liền với đất và các máy móc thiết bị khác cần tiến hành các thủ tục pháp lý theo đúng quy định như: đăng ký quyền sở hữu, khi thế chấp, cầm cố phải có giấy tờ hoặc căn cứ chứng minh tài sản đó thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm hoặc quyền quản lý, sử dụng đối với bên bảo đảm. Đối với các động sản này do sự hao mòn hữu hình và vô hình là lớn nên yêu cầu bên thế chấp mua bảo hiểm và định kỳ 6 tháng tiến hành kiểm tra và đánh giá lại tài sản một lần.

+ Trường hợp tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm nhưng sau thời điểm này mới thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm thì phải có các giấy tờ chứng minh tài sản có thực (hóa đơn, chứng từ..., giấy tờ sở hữu của bên thứ ba) và chứng minh việc tài sản sẽ thuộc sở hữu của bên thế chấp sau thời điểm giao dịch bảo đảm (Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng,...).

+ Trường hợp tài sản chưa có tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, phải có giấy tờ chứng minh tài sản sẽ được hình thành trong tương lai và chứng minh thuộc quyền sở hữu, định đoạt của Bên bảo đảm (tùy tính chất của từng loại tài sản mà các giấy tờ chứng minh gồm: Chấp thuận hay phê duyệt đầu tư dự án, Giấy phép xây dựng, thiết kế dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Hợp đồng xây dựng, giấy tờ chứng minh quyền thu phí nếu quyền thu phí hình thành trong tương lai (Hợp đồng BOT, văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc chấp thuận cho bên bảo đảm được thế chấp quyền thu phí,...), Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai,...), hợp đồng góp vốn, quyết định cho thuê đất.

Còn rất nhiều các tài sản khác cần hoàn thiện nâng cao chất lượng như hàng hoá luân chuyển trong quá trình SXKD, hàng tồn kho, khối lượng xây lắp hoàn thành... Mỗi loại tài sản có một đặc thù riêng, tuy nhiên cần cân nhắc khi lựa chọn chấp nhận thế chấp tài sản, việc cân nhắc lựa chọn phụ thuộc vào uy tín khách hàng, tính chất khả mại của tài sản, tính chất pháp lý của tài sản,...

4.2.4.2. Hoàn thiện và đổi mới trang thiết bị, công nghệ ngân hàng

Để giảm thời gian, chi phí và nâng cao chất lượng của hoạt động cho vay nói chung và cho vay đối với KHCN nói riêng, ngân hàng cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới trang thiết bị trong tổ chức quản lý, khai thác các dữ liệu phục vụ cho công tác tín dụng, thẩm định và phê duyệt tín dụng. Ngân hàng cần tập trung đầu tư, phát triển công nghệ, thực hiện chương trình hiện đại hóa ngân hàng. Đặc biệt với việc đầu tư công nghệ mới, hồ sơ thông tin của khách hàng sẽ được chuẩn hóa, luôn được cập nhật chính xác trong toàn hệ thống. Các chương trình như phần mềm tính điểm khách hàng, quản lý rủi ro sẽ giúp cho CBTD giảm được khối lượng lớn công việc, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho ngân hàng,

nâng cao chất lượng cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng​ (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)