Kết quả hoạtđộng kinh doanh giai đoạn 2016-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng​ (Trang 43)

Trong giai đoạn 2016-2018, hệ thống tài chính, ngân hàng Việt Nam đã đạt được một số thành công nhất định, góp phần quan trọng trong kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Các chỉ tiêu tăng trưởng đúng định hướng NHNN đề ra đầu mỗi năm. Lạm phát cơ bản được kiểm soát ổn định, đạt mục tiêu dưới 5% mà Quốc hội yêu cầu. Thanh khoản của hệ thống được đảm bảo và có dư thừa, thị trường liên ngân hàng hoạt động thông suốt.

Lộ trình tái cơ cấu các TCTD được tiếp tục triển khai theo kế hoạch, giảm số lượng các TCTD dưới chuẩn, cải thiện từng bước chất lượng, sức cạnh tranh toàn hệ thống và từng TCTD. Trong giai đoạn này, các ngân hàng đã cải thiện hơn tình trạng sức khỏe của mình; Đồng tiền Việt Nam ổn định và lạm phát trong ngưỡng an toàn. Sự cộng hưởng và tác động đa chiều của những thành tựu đã đạt được tạo nên những cơ hội và thách thức, cho phép kỳ vọng về những tập đoàn tài chính - ngân hàng Việt Nam có tầm vóc hơn, có tính quốc tế và năng lực cạnh tranh cao.

Năm 2016 là năm cận cuối trong lộ trình triển khai chiến lược 05 năm của VPBank. VPBank đã bứt phá với những thành tựu rất đáng tự hào và để lại dấu ấnvề sự tăng trưởng của chất lượng, hiệu quả và bền vững. Những thành quả này là bước đệm vững chắc để VPBank đạt được những mục tiêu thách thức của chiến lược 05 năm cũng như kết quả tích cực trong các năm tiếp theo.

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của VPBank trong giai đoạn 2016-2018

Năm Chỉ tiêu

2016 2017 2018

Giá trị Giá trị +/- Giá trị +/-

1. Tổng tài sản (tỷ đồng) 228.771 277.752 48.981 323.291 45.539

2. Huy động vốn (gồm Phát hành

giấy tờ có giá)(tỷ đồng) 172.438 199.655 27.217 219.509 19.854

3. Dư nợ cấp tín dụng(tỷ đồng) 162.832 196.673 33.841 230.790 34.117

Trong đó: Cho vay khách

hàng(tỷ đồng) 144.673 182.666 37.993 221.962 39.296

4. Tỷ lệ nợ xấu (%) 2,91 2,90 -0,01 3,20 0,30

5. Lợi nhuận trước thuế hợp

nhất(tỷ đồng) 4.929 8.130 3.201 9.199 1.069

Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank các năm từ 2016 đến 2018

Bảng số liệu cho thấy trong giai đoạn 2016-2018, hoạt động kinh doanh của VPBank đạt được nhiều thành tựu tốt:

- Năm 2016:

Đây là năm cận cuối của lộ trình triển khai chiến lược 05 năm. VPBank đã đạt được những kết quả kinh doanh hết sức ấn tượng với nhiều chỉ số đạt mức tốt nhất từ trước tới nay, phản ánh rõ hiệu quả hoạt động cũng như tốc độ phát triển bền vững của Ngân hàng theo đúng mục tiêu chiến lược đã đặt ra. Với một chiến lược kinh doanh đúng đắn, cùng sự tập trung cao độ, tinh thần làm việc sáng tạo không ngừng nghỉ, VPBank đã gần hoàn thành và vượt các chỉ tiêu kinh doanh trọng yếu mà Đại hội đồng Cổ đông đề ra trong năm 2016, duy trì đà tăng trưởng vững chắc so với năm trước, các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, hiệu quả sử dụng vốn cũng như các chỉ tiêu về an toàn hệ thống đều được nâng cao.

- Năm 2017:

VPBank kết thúc năm tài chính 2017 với kết quả nổi bật ở tất cả các chỉ số quan trọng: quy mô tăng trưởng ổn định (huy động vốn ~ 16%, tín dụng ~ 24%), đặc biệt các chỉ tiêu về hiệu quả có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các năm gần đây và tiếp tục đạt kỷ lục mới (thu hoạt động thuần ~ 48%, lợi nhuận trước thuế ~ 65%). VPBank đã thực hiện tốt các cam kết với Đại hội đồng cổ đông. Căn cứ tình

hình thực tế trong năm, do việc tăng vốn được thực hiện đúng dự kiến nên Ngân hàng đã chủ động điều tiết được huy động từ khách hàng để đảm bảo hiệu quả hoạt động. Việc đo lường, giám sát và dự báo rủi ro thanh khoản vẫn được tiến hành định kỳ, vì vậy, các chỉ số an toàn hoạt động luôn tuân thủ hạn mức theo yêu cầu. Điểm sáng trong bức tranh tài chính năm 2017 là việc hoàn thành vượt trội kế hoạch kinh doanh 2017 trên cả hai chỉ tiêu về lợi nhuận và doanh thu, đặc biệt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế vượt 20% mục tiêu đề ra.

Kết quả trên khẳng định sự phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả của chiến lược tập trung vào phân khúc bán lẻ của Ngân hàng. Sự tăng trưởng đột phá của các trụ cột kinh doanh chính đã đóng góp phần lớn vào kết quả kinh doanh, giúp Ngân hàng thực hiện chuyển đổi thành công về mọi mặt.

Khép lại giai đoạn triển khai quyết liệt chiến lược 5 năm giai đoạn 2012- 2017, VPBank luôn dẫn đầu về tăng trưởng trong ngành và đã lớn mạnh gấp 3 đến 5 lần về các chỉ tiêu quy mô và hiệu quả so với năm 2012.

Trong suốt quá trình hoạt động, chiến lược kinh doanh của VPBank luôn hướng tới việc xây dựng một ngân hàng hoạt động chuẩn mực, tuân thủ các quy định của pháp luật và bắt nhịp với các thông lệ quốc tế. Vì vậy, đối với khách hàng, cổ đông, nhà đầu tư, VPBank luôn được đánh giá là một định chế tài chính hiện đại, tin cậy, minh bạch, hoạt động an toàn và hiệu quả.

Chính sự tin tưởng này là động lực to lớn để VPBank bước sang giai đoạn phát triển mới với nhiều mục tiêu tham vọng hơn, vươn tới những đỉnh cao mới, để thành công nối tiếp thành công.

- Năm 2018:

Do một số nguyên nhân khách quan như chính sách thắt chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, cũng như một số khó khăn trong hoạt động kinh doanh của VPBank, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thấp hơn so với mục tiêu ban đầu ngân hàng đặt ra, nên cũng phần nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Nhưng về cơ bản, các chỉ tiêu chính đều đạt hơn 90% so với kế hoạch. Có thể nói với kết quả đạt được cả về quy mô và hiệu quả chất lượng trong năm 2018, VPBank đã củng cố được nền

tảng vững chắc và chuẩn bị kỹ lưỡng cho những động lực tăng trưởng mới trong thời gian tới.

Kết thúc năm tài chính 2018, VPBank tiếp tục củng cố vị thế là một trong những ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất, với mức tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, cùng tỷ suất sinh lời thuộc nhóm các ngân hàng dẫn đầu thị trường, là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của ngân hàng trong các giai đoạn tiếp theo.

3.2. Thực trạng quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thịnh vƣợng

3.2.1. Thực trạng lập kế hoạch cho vay khách hàng cá nhân

Tại VPBank, việc lập kế hoạch kinh doanh nói chung, kế hoạch cho vay KHCN nói riêng được thực hiện từ dưới lên. Tức là, các chi nhánh sẽ đánh giá các căn cứ để xây dựng kế hoạch cho vay KHCN hàng năm của chi nhánh, sau đó, Giám đốc chi nhánh bảo vệ kế hoạch cho vay KHCN (bảo vệ chung với kế hoạch kinh doanh của chi nhánh trong năm kế hoạch) với Tổng giám đốc VPBank hoặc người được ủy quyền. Việc tổ chức bảo vệ kế hoạch được thực hiện tại Hội sở, đây sẽ trở thành căn cứ để Hội đồng tín dụng của VPBank tổng hợp kế hoạch cho vay chung trong năm kế hoạch trình Hội đồng quản trị phê duyệt.

Trong bản kế hoạch cho vay KHCN của các chi nhánh cần giải trình rõ tình hình thực hiện cho vay KHCN kỳ trước, dự kiến kỳ kế hoạch và các giải pháp chủ yếu để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch cho vay KHCN kỳ kế hoạch.

Sau khi các chi nhánh xác định được kế hoạch cho vay KHCN của mình và bảo vệ thành công kế hoạch đó trước Tổng giám đốc VPBank hoặc người được Tổng giám đốc ủy quyền. Kế hoạch đó sẽ được trình lên Hội đồng quản trị VPBank: - Chậm nhất 30 ngày sau khi tổ chức bảo vệ kế hoạch xong, Hội đồng quản trị VPBankphê duyệt chính thức tổng thể kế hoạch kinh doanh năm để Tổng giám đốc thông báo chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh hàng năm cho chi nhánh cấp I.

- Chậm nhất ngày 10 tháng đầu quý, Tổng giám đốc VPBank thông báo chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh quý, trong đó có kế hoạch cho vay KHCN cho chi nhánh để điều hành kinh doanh hàng ngày.

- Các chỉ tiêu được Tổng giám đốc thông báo chính thức là căn cứ để điều hành kế hoạch cho vay KHCN tại chi nhánh.

Bảng 3.2: Kế hoạch cho vay KHCN của VPBank giai đoạn 2016-2018

Stt Chỉ tiêu 2016 2017 2018

1 Số lượng KHCN (KH) 515.200 657.110 712.560

2 Doanh số cho vay KHCN

(tỷ đồng) 88.450 115.220 123.630

3 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 14,5 13,5 13,0

4 Tỷ lệ nợ xấu (%) 2,5 2,3 2,2

Nguồn: Thông tin từ Phòng KHCN - VPBank

Bảng số liệu cho thấy, các chỉ tiêu kế hoạch về số lượng KHCN và doanh số cho vay KHCN đều được đặt kỳ vọng tăng trưởng tương đối cao trong giai đoạn 2016-2018. Cụ thể, chỉ tiêu về KHCN kỳ vọng tăng trưởng khoảng 15% một năm; chỉ tiêu về doanh số cho vay kỳ vọng tăng trưởng khoảng 17% một năm. Tuy nhiên có thể thấy rằng, các chỉ tiêu này năm 2017 được kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn trong năm 2018 do những dự báo về việc thắt chặt tín dụng của NHNN, cũng như khó khăn trong hoạt động kinh doanh ngành ngân hàng trong năm 2018.

Bảng 3.3: Kế hoạch cho vay KHCN của VPBank theo kỳ hạn 2016-2018 Năm

Chỉ tiêu

2016 2017 2018

Giá trị Giá trị +/- Giá trị +/-

Tổng số 88.450 115.220 26.770 123.630 10.410

1. Ngắn hạn (tỷ.đ) 13.690 34.520 20.830 40.690 6.170

2. Trung, dài hạn(tỷ.đ) 77.760 80.700 2.940 82.940 2.240

Nguồn: Kế hoạch tín dụng của VPBank các năm 2016-2018

Nguyên tắc cơ bản của cho vay tại NHTM là số dư nợ cho vay phải phù hợp với số vốn mà ngân hàng huy động được từ các nguồn khác nhau trên thị trường. Trong đó, nếu ngân hàng huy động được tỷ trọng lớn những nguồn vốn ngắn hạn thì các khoản cho vay cũng sẽ có xu hướng được đẩy mạnh đối với các khoản vay có thời hạn ngắn, tương tự, nếu ngân hàng huy động được tỷ trọng lớn những nguồn vốn trung, dài hạn, thì việc cho vay trung và dài hạn sẽ được tập trung đẩy mạnh.

trương chuyển dịch cơ cấu vốn theo hướng tăng tỷ trọng vốn trung và dài hạn. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, đối với nhóm KHCN,VPBank vẫn xác định việc cho vay tập trung vào cả những khoản vay ngắn hạn và những khoản vay trung, dài hạn.Như vậy, nếu xét theo thời hạn cho vay, kế hoạch cho vay KHCN của VPBank thể hiện xu hướng tăng, nhưng mức tăng không ổn định trong giai đoạn này.

Bảng 3.4: Kế hoạch cho vay KHCN của VPBank theo mục đích2016-2018 Năm

Chỉ tiêu

2016 2017 2018

Giá trị Giá trị +/- Giá trị +/-

Tổng số 88.450 115.220 26.770 123.630 10.410

1. Cho vay sản xuất (tỷđồng) 46.190 61.250 15.060 65.750 4.500

2. Cho vay tiêu dùng (tỷđồng) 26.960 35.130 8.170 37.660 2.530

3. Mục đích khác (tỷđồng) 15.300 18.840 3.540 20.220 1.380

Nguồn: Kế hoạch tín dụng của VPBank các năm 2016-2018

KHCN vay vốn của ngân hàng thường chỉ có các mục đích chính như: phục vụ tiêu dùng, phục vụ SXKD, phục vụ các nhu cầu học tập, y tế,... Tùy thuộc vào từng địa phương khác nhau (thực trạng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội) mà nhu cầu của KHCN đối với các nguồn vốn vay ngân hàng khác nhau. Ví dụ, ở những thành phố lớn, KHCN thường có nhu cầu vay vốn cho tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình (như mua nhà, mua xe, du học), nhưng ở những vùng ngoại thành, nông thôn, nhu cầu của KHCN chủ yếu là vay vốn sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình. Do đó, để xây dựng được kế hoạch cho vay KHCN theo mục đích các khoản vay một cách hiệu quả, đòi hỏi NHTM phải có sự đánh giá kỹ lưỡng các điều kiện KT-XH của đất nước trong từng thời kỳ.

Bảng số liệu3.4 phía trên cho thấy, kế hoạch cho vay KHCN có mục đích SXKD có tỷ trọng lớn nhất, thường chiếm trên 50% tổng kế hoạch cho vay KHCN của VPBank và có xu hướng gia tăng nhẹ trong giai đoạn 2016-2018. Đối với kế hoạch cho vay KHCN có mục đích tiêu dùng chiếm khoảng 30% tổng kế hoạch cho vay KHCN của VPBank và khá ổn định.

Để đánh giá được công tác lập kế hoạch cho vay KHCN của VPBank, tác giả thực hiện khảo sát đối với 50 CBNV đang công tác tại VPBank Hội sở, là những cán bộ cấp trungvà những CBNV thuộc những phòng trực tiếp tham gia vào quy

trình quản lý cho vay KHCN (cũng là những khách hàng nội bộ, có khoản vay gắn kết cán bộ nhân viên VPBank) của ngân hàng.Sau khi khảo sát, tác giả tập hợp kết quả như sau:

Bảng 3.5: Đánh giá của CBNV về công tác lập kế hoạch cho vay KHCN tại VPBank

Stt Nội dung đánh giá Mẫu

(ng)

Tỷ lệ lựa chọn phƣơng án (%) Điểm

TB

1 2 3 4 5

1 Tần suất lập kế hoạch cho

vay KHCN hợp lý 50 6,0 8,0 26,0 38,0 22,0 3,62

2 Thông tin sử dụng lập kế

hoạch cho vay KHCN chính xác, đầy đủ

50 4,0 8,0 20,0 40,0 28,0 3,80

3 Chỉ tiêu trong kế hoạch

cho vay KHCN được lập đầy đủ

50 0 4,0 20,0 42,0 34,0 4,06

4 Kế hoạch cho vay KHCN

lập ra có sự chính xác cao 50 6,0 6,0 24,0 40,0 24,0 3,70

Nguồn: Xử lý kết quả điều tra xã hội học bằng phần mềm Excel

- Tần suất lập kế hoạch đạt điểm thấp nhất.Hiện nay,VPBank chỉ lập kế hoạch cho vay KHCN vào hàng năm, tức là tần suất 01 lần / năm. Trong khi kinh tế và thị trường ngân hàng biến động liên tục, tần suất lập kế hoạch ít có thể khiến kế hoạch không đúng thực tế và không dự đoán được sự biến động của thị trường và khách hàng, nên không đảm bảo sự chính xác của kế hoạch.

- Thông tin sử dụng lập kế hoạch được đánh giá ở mức 3,80 điểm, là mức điểm khá. Thông tin thường sử dụng tại VPBanklà các mục tiêu đề ra hàng năm của

Hội sở chính, căn cứ vào thực tra ̣ng kinh tế , xã hội, dự báo phát triển KT -XH của

đất nước, thực tra ̣ng cho vay KHCN của năm trước . Thực tế các thông tin này chỉ đảm bảo sự chính xác tại từng thời điểm, kết hợp với tần suất lập kế hoạch 01 lần / năm thì các thông tin này khó đảm bảo sự chính xác cho kế hoạch.

- Chỉ tiêu trong kế hoạch được lập được đánh giá ở mức 4,06, là mức điểm khá. Thực tế các kế hoạch được lập ra về nhiều mặt, trong đó cho vay KHCN được lập với các chỉ tiêu kế hoạch đã được trình bày ở trên. Các chỉ tiêu này có thể nói là đã thể hiện được tổng quan sự phát triển của cho vay KHCN, nhưng chưa thể hiện

được sự chi tiết về cơ cấu cho vay, đối tượng cho vay,...

- Kế hoạch lập ra có sự chính xác cao được đánh giá ở mức 3,70điểm, là mức điểm khá. Thực tế kế hoạchcho vay KHCNcủa VPBank lập ra có nhiều chênh lệch so với quá trình thực hiện kế hoạch, nguyên nhân ảnh hưởng của tần suất lập kế hoạch ít, các thông tin sử dụng sẽ khó đảm bảo chính xác với thực tế nên kế hoạch lập ra độ chính xác chưa cao. Để xem xét sự chính xác của kế hoạch thì cần nghiên cứu bước tổ chức thực hiện kế hoạch cho vay KHCN.

3.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch cho vay khách hàng cá nhân

3.2.2.1. Thực trạng quy trình cho vay khách hàng cá nhân

Đối với hoạt động tín dụng, việc xác lập quy trình nghiệp vụ tín dụng là một trong những công việc quan trọng của ngân hàng. Việc xây dựng một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện sẽ giúp ngân hàng nâng cao được chất lượng và giảm thiểu RRTD.

Quy trình cho vay tập trung dành cho đối tượng KHCN của VPBank được mô tả trong hình sau đây:

a) Trao đổi với khách hàng

- Tìm kiếm, sàng lọc khách hàng.

- Trao đổi với khách hàng để nắm được thực trạng và nhu cầu của khách hàng. Hướng nội dung trao đổi đúng vào các vấn đề liên quan: lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, các thông tin về tư cách pháp lý, tình hình hoạt động kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng​ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)