Bộ máy của VPBank hiện nay được thể hiện ở hình 3.2 phía dưới. Trong đó: - Đại hội đồng cổ đông có trách nhiệm thông qua các BCTC hàng năm của Ngân hàng, định hướng chiến lược kinh doanh cho năm tiếp theo; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát,...
- Hội đồng quản trị (gồm 05 người): thay mặt Đại hội đồng cổ đông quyết định các vấn đề lớn như: Quyết định chiến lược phát triển của Ngân hàng; Bổ nhiệm, cách chức Tổng Giám đốc, Phó tổng giám đốc; Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ; quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, quyết định giá chào bán cổ phần,...
- Ban Kiểm soát (gồm 05 người) do Đại hội đồng cổ đông bầu ra: kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hàng hoạt động kinh doanh, trong ghi chép số sách kế toán và BCTC, thẩm định BCTC hàng năm của ngân hàng,...
- Ban điều hành bao gồm các phòng ban, các trung tâm,... thực hiện công việc kinh doanh đã được Đại hội đồng cổ đông đề ra trước đó với nhiệm vụ cụ thể theo chức danh của mình. Cụ thể như sau:
+ Phòng Tài chính: quản lý các tài khoản tiền gửi, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng; quản lý và tổ chức hạch toán thu nhập, chi phí, khoản phải thu, khoản phải trả; nắm tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn,...
Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức của VPBank
Nguồn: Báo cáo thường niên của VPBank năm 2018
được xét duyệt; xây dựng và quản lý hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; đào tạo và lưu trữ hồ sơ.
+ Phòng Quản trị nguồn nhân lực: tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc hoạch định và phát triển nguồn nhân lực theo chiến lược phát triển của Ngân hàng; tổ chức thực hiện, giám sát và đo lường việc triển khai các hoạt động liên quan đến quản trị nguồn nhân lực trong toàn hệ thống.
+ Phòng Chiến lược và Quản lý dự án: tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh; Giúp Tổng Giám đốc quản lý các dự án đầu tư của Ngân hàng.