Đánh giá theo hệ thống tiêu chí phản ánh kết quả quản lýcho vaykhách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng​ (Trang 73 - 77)

cổ phần Việt Nam Thịnh vƣợng

3.3.1. Đánh giá theo hệ thống tiêu chí phản ánh kết quả quản lýcho vay khách hàng cá nhân hàng cá nhân

Một số tiêu chí cơ bản sau để đánh giá kết quả quản lý cho vay KHCN tại VPBank trong giai đoạn 2016-2018 được thể hiện ở bảng sau đây:

Bảng 3.23: Khái quát kết quả quản lý cho vay KHCN tại VPBank Năm

Chỉ tiêu

2016 2017 2018

Giá trị Giá trị +/- Giá trị +/-

1. Doanh thu từ cho vay

KHCN (tỷ đồng) 10.472 15.877 5.405 17.769 1.892

2. Tỷ lệ doanh thu từ cho vay

KHCN/ Tổng doanh thu (%) 62,10 63,44 1,34 57,16 -6,28

3. Lợi nhuận từ cho vay

KHCN (tỷ đồng) 2.956 4.979 2.023 5.164 185

4. Tỷ lệ lợi nhuận từ cho vay

KHCN/ Tổng lợi nhuận (%) 59,97 61,24 1.27 56,14 -5,10

5. Tổng dư nợ cho vay KHCN

(tỷ đồng) 89.973 117.376 27.403 128.504 11.128

Trong đó, dư nợ có TSĐB (tỷ

đồng) 54.821 72.556 17.735 79.598 7.042

6. Tỷ lệ dư nợ có TSĐB/ Tổng

dư nợ cho vay KHCN (%) 60,93 61,82 0,89 61,94 0,12

Nguồn: Thông tin từ Phòng KHCN - VPBank

Bảng số liệu cho thấy:

- Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động cho vay KHCN của VPBankcó xu hướng tăngqua các năm, điều này phần nào cho thấy hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng là có hiệu quả. Nhưng, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu này có xu hướng giảm nhanh trong năm 2018 do những khó khăn về mặt chính sách và thị trường.

Trong giai đoạn 2016-2018, với sự cố gắng nỗ lực của CBNV, cùng với việc đưa ra những chiến lược cho vay hợp lý, sự nỗ lực không nhỏ của khách hàng vay mà hoạt động cho vay KHCNcủa VPBank vẫn thu được lợi nhuận có chiều hướng gia tăng. Hoạt động cho vay KHCN có lãi đã đóng góp phần lớn vào lợi nhuận kinh doanh của VPBank. Sự gia tăng về lợi nhuận qua các năm là dấu hiệu tốt để ngân hàng tiếp tục phát triển hoạt động cho vay KHCN ngày càng có hiệu quả hơn. Việc đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận có những vai trò quan trọng đối với hoạt động của VPBank. Cụ thể:

+ Đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của ngân hàng, tạo điều kiện quan trọng đảm bảo cho khả năng thanh toán của ngân hàng.

+ Đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận tín dụng thúc đẩy việc mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

+ Đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận tín dụng tạo điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, tạo động lực lao động, kích thích trí sáng tạo, phát huy khả năng của CBNV.

- Trong giai đoạn 2016-2018, tỷ lệ cho vay có TSBĐ trong tổng số cho vay KHCN tại VPBank tương đối cao. Qua đó phần nào có thể nhận xét rằng mức độ an toàn của các khoản vay tại VPBank hiện nay là tương đối cao.

TSBĐ không phải là cái đích của hoạt động tín dụng. Do những đặc thù của đối tượng KHCNcủa VPBank khá đa dạng và do chính sách cho vay của ngân hàng hiện nay, nên việc VPBank yêu cầu có TSBĐ đối với phần lớn KHCN vay vốn tại VPBank ngân hàng là điều dễ hiểu. Đây cũng là bước đi có phần thận trọng của VPBank trong việc cung ứng dịch vụ cho vay KHCN của mình.

Hiện nay, việc xác định giá trị TSBĐ theo thị trường của khách hàng tại VPBank hoàn toàn do cán bộ thẩm định giá tự xác định không có một cơ sở hay tiêu chí cụ thể để định giá TSBĐ. Vì vậy, việc xác định giá thị trường của TSBĐ còn tùy thuộc nhiều vào thiện chí chủ quan của cán bộ thẩm định giá. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mức cho vay của ngân hàng và ảnh hưởng đến việc là liệu có thu hồi lại vốn vay từ việc phát mại TSBĐ khi khách hàng gặp rủi ro không có khả năng trả nợ, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý cho vay của VPBank. Bên cạnh đó việc định giá tài sản thế chấp là bất động sản của ngân hàng còn một số bất cập, điển hình có 02 trường hợp sau:

+ Trường hợp định giá quá thấp so với giá thị trường, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản, cụ thể đối với định giá tài sản là “quyền sử dụng đất” của ngân hàng, khi định giá để xác định mức cho vay. VPBank áp dụng nguyên khung giá đất do Nhà nước quy định, thấp hơn nhiều so với giá chuyển nhượng trên thị trường. Điều này dẫn đến khách hàng được vay vốn ít so với mức thực tế. Cán bộ thẩm định giá định giá quá cao hoặc không đúng thực chất đối với tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất.

+ Việc xác minh tư cách chủ sở hữu, tính hợp pháp của giấy tờ đối với tài sản thế chấp có những vướng mắc. Điều đó cho thấy, dù các quy định của pháp luật có chặt chẽ đến đâu, nhưng những người có trình độ thẩm định tính hợp pháp của giấy tờ và cán bộ ngân hàng nếu không làm đúng chức năng và nhiệm vụ và tư lợi cá nhân thì sai phạm và thất thoát tất yếu sẽ xảy ra. Do vậy,VPBank cần xây dựng quy chế quy định về trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng để giảm thiểu những vụ án vi phạm nghiêm trọng. Đây là một trong những yếu tố VPBank cần nghiên cứu khi tiến hành phân loại, đánh giá rủi ro TSBĐ, để thực hiện tốt công tác thẩm định TSBĐ nợ vay. Góp phần hạn chế rủi ro đối với TSBĐ không phát mại được khi nguồn trả thứ nhất mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của VPBank.

Có hai chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng là tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ KHCN và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ KHCN. Tại VPBank, vấn đề nợ quá hạn và nợ xấu luôn được quan tâm theo dõi và thường xuyên nắm bắt kịp thời, từ đó, đưa ra biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý nó một cách hiệu quả nhất nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng của VPBank.

Bảng 3.24: Mức độ an toàn trong cho vay KHCN tại VPBank Năm

Chỉ tiêu

2016 2017 2018

Giá trị Giá trị +/- Giá trị +/-

1. Nợ quá hạn cho vay KHCN (tỷ.đ) 13.145 16.104 2.959 16.975 871

2. Nợ xấu hạn cho vay KHCN (tỷ.đ) 2.303 2.782 479 3.013 231

3. Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN (tỷ.đ) 2,56 2,37 -0,19 2,34 -0,03

Nguồn: Thông tin từ Phòng KHCN - VPBank

Bảng số liệu cho thấy, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ và tỷ lệ nợ xấu của hoạt động tín dụng trên tổng dư nợ của VPBanktrong giai đoạn 2014-2016 đều nằm ở mức an toàn.Song bên cạnh đó, hiện tại vẫn còn nhiều khách hàng, đặc biệt là những khách hàng thuộc khu vực nông nghiệp, nông thôn cố tình không chịu trả nợ ngân hàng, CBTD đến đôn đốc nhiều lần họ thường trốn tránh không gặp và gây khó khăn cho CBTD.Nguyên nhân một phần xuất phát từ ý thức của khách hàng, một phần là do nhiều khách hàng trên địa bàn cũng chịu tác động từ khó khăn chung của nền kinh tế dẫn đến làm ăn thua lỗ và chậm trả nợ ngân hàng. Hiện tại theo

đánh giá của Ban lãnh đạo VPBank, phần lớn số nợ quá hạn của ngân hàng vẫn đều có khả năng thu hồi được. VPBank đã và đang đẩy mạnh thực hiện cho vay có trọng điểm, đầu tư vào phương án SXKD mới, bên cạnh đó ngân hàng cũng đôn đốc thu nợ, hạn chế cho vay dàn trải nhằm giảm rủi ro cho ngân hàng xuống mức thấp.

Bảng 3.25: Đánh giá sự hài lòng của KHCN về hoạt động cho vay KHCN

Stt Nội dung đánh giá Mẫu

(ng)

Tỷ lệ lựa chọn phƣơng án (%) Điểm

TB

1 2 3 4 5

1 Khách hàng hài lòng về

quá trình vay vốn tại VPBank

229 5,2 8,3 19,7 52,4 14,4 3,62

2 Khách hàng sẽ tiếp tục sử

dụng sản phẩm, dịch vụ vay vốn kinh doanh tại VPBank trong thời gian tới

229 3,9 7,4 23,6 48,9 16,2 3,66

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu sơ cấp bằng phần mềm Excel

Bảng số liệu cho thấy, KHCN có mức độ hài lòng chưa cao về quá trình vay vốn tại VPBank; tiêu chí “Khách hàng sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ vay vốn kinh doanh tại VPBank trong thời gian tới” chỉ đạt được 3,66 điểm trung bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng​ (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)