5. Kết cấu của đề tài:
1.2.6 Ưu điểm và nhược điểm của giao nhận hàng hóa đường biển:
Ngày nay hầu hết việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là rất phổ biến vì những lợi ích như: có thể vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn, cồng kềnh cộng thêm chi phí thấp mà các loại hình vận tải khác không đáp ứng được.
1.2.6.2 Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm thì giao nhận hàng hóa bằng đường biển còn có một số hạn chế như: thời gian vận chuyển sẽ chậm hơn và gặp rủi ro vì phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài như điều kiện tự nhiên (gió, bão..). Ngoài ra, khi giao nhận bằng hình thức đường biển hàng hóa sẽ chỉ cập bến ở cảng nên cần phải có các loại phương tiện trung chuyển (tàu lai dắt) để vận chuyển hàng tới đích đến.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về nghiệp vụ giao nhận để từ đó có thể thấy được tầm quan trong của dịch vụ giao nhận trong sự phát triển, hội nhập kinh tế hiện nay mà cụ thể hơn là nắm rõ được nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển về các phương diện như: vai trò, đặc điểm, nguyên tắc giao nhận hàng hóa, ưu nhược điểm của giao nhận hàng hóa, các loại chứng từ cần thiết trong quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển và đặc biệt là quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu đường biển.
Bên cạnh đó, muốn cho hoạt động giao nhận được diễn ra một cách nhanh
chóng, ít rủi ro thì người làm hoạt động giao nhận phải chấp hành đúng những quy định đã được ban hành trong các văn bản pháp lý của nhà nước, các công ước
quốc tế về hoạt động xuất nhập khẩu
Sau khi tìm hiểu hết chương 1, giúp mọi người có được những nội dung căn bản để có thể hiểu sâu và cặn kẽ hơn các vấn đề sẽ được đề cập ở hai chương sau này.
CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA VINAFREIGHT 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần VINAFREIGHT:
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: 2.1.1.1 Thông tin chung về công ty: 2.1.1.1 Thông tin chung về công ty:
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFREIGHT
Trụ sở chính: A8 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, TPHCM
Các chi nhánh: VINAFREIGHT có nhiều chi nhánh trải dài toàn quốc ( Hải Phòng, Nha Trang, Cần Thơ…)
Số điện thoại: (84-8) 38446409
Website: www.vinafreight.com
Logo:
2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển:
1997-2000: VINAFREIGHT là đơn vị chuyên về vận tải hàng không thuộc Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương TPHCM Vinatrans, chuyên thực hiện các dịch vụ về vận chuyển hàng không, dịch vụ hậu cần và đại lý tàu biển.
2001: Bộ trưởng bộ Thương Mại quyết định cổ phần hóa chuyển xí nghiệp dịch vụ kho vận thành Công ty Cổ phần Vận tải Ngoại thương tên giao dịch là VINAFREIGHT.
2002: Công ty chính thức hoạt động theo tư cách pháp nhân được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp ngày 14/01/2002.
2003: Thành lập chi nhánh công ty tại TP.HCM, TP.Hải Phòng đồng thời mở phòng đại lý ở quận 1 sau chuyển về quận 4.
2004-2005: Góp vốn thành lập: Công ty TNHH Vector Quốc tế, công ty TNHH 3
thành viên vận tải ô tô V- Truck, công ty TNHH 2 thành viên VAX Global, Công ty Liên doanh TNHH Kintetsu Vietnam và công ty TNHH Viễn Đông.
2006: Công ty triển khai dịch vụ chuyển phát nhanh nội địa và quốc tế Vinaquick và thành lập phòng chuyển phát nhanh Vinaquick.
2007: Chính thức đăng ký công ty đại chúng với Ủy ban chứng khoán Nhà nước.
2008: Công ty thực hiện trọn gói việc vận chuyển máy móc thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất cho một số khác hàng lớn từ nước ngoài.
2009: Mở văn phòng tại Bình Dương để thực hiện các dịch vụ trọn gói cho các khách hàng lớn thuộc các khu công nghiệp ở Bình Dương
2010: Ngày 01/12/2010 chính thức giao dịch cổ phiếu VNF trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
2013-2014: VNF được xếp hạng TOP 500 Doanh nghiệp tăng trưởng mạnh nhất.
2015 đến nay: Ngày 27/01/2015 Công ty cổ phần VINAFREIGHT đã được Bộ GTVT cấp giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức.
2.1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động:
Các dịch vụ về vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu
Đại lý tàu biển, đại lý lưu cước, đại lý quản lý vỏ container cho các hãng tàu. Đại lý giao nhận cho các hãng giao nhận nước ngoài
Kinh doanh các dịch vụ về gom hàng lẻ xuất khẩu Kinh doanh kho bảo quản hàng hóa xuất nhập khẩu Kinh doanh vận tải hàng hóa công cộng
Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp và nhận ủy thác xuất nhập khẩu Kinh doanh cho thuê văn phòng làm việc, kho bãi
Dịch vụ thủ tục hải quan và các dịch vụ có liên quan đến giao nhận vận chuyển hàng xuất nhập khẩu.
Các dịch vụ thương mại: Dịch vụ đường biển, Dịch vụ hàng không, Cho thuê kho bãi, Dịch vụ giá trị gia tăng, Dịch vụ đại lý tàu biển.
2.1.3 Hệ thống cơ cấu tổ chức của công ty: 2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức: 2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức:
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Nguồn: Công ty cổ phần VINAFREIGHT
2.1.3.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban:
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của công ty. Đại hội đồng cổ đông có trách nhiệm thảo luận và phê chuẩn những chính sách dài hạn và ngắn hạn về phát triển của Công ty, quyết định về cơ cấu vốn, bầu ra bộ máy quản lý và điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ mà không được ủy quyền. HĐQT có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển, xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý Công ty, đưa ra các biện pháp, các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu do ĐHĐCĐ đề ra.
Ban kiểm soát: là cơ quan có nhiệm vụ giúp ĐHĐCĐ giám sát, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty một cách khách quan nhằm đảm bảo lợi ích cho các cổ đông.
Ban Tổng giám đốc: chịu trách nhiệm điều hành, quản lý toàn bộ hoạt động của Công ty, quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT về phương án kinh doanh và phương án đầu tư của công ty, kiến nghị cách bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý trong công ty trừ các chức danh thuộc quyền quyết định của HĐQT, quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong công ty và thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đến hay bắt nguồn từ các nhiệm vụ trên.
Phòng nhân sự: có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc trong công tác quản lý nguồn lực, trực tiếp thực hiện công tác tổ chức, lao động, định mức chi phí tiền lương của Công ty và các hoạt động hỗ trợ cho các bộ phận chức năng về hành chính quản trị.
Phòng kế toán - tài chính: có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc đồng thời thực hiện các công tác quản lý tài sản , vốn và các hoạt động kế toán tài chính. Thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính và hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.
Các chi nhánh (Hà Nội, Hải Phòng): đại diện cho công ty thực hiện và duy trì các hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ vận tải cho khách hàng trên phạm vi của chi nhánh, tiếp nhận thông tin tại các khu vực thị trường để báo cáo về công ty.
Khối kho: bao gồm kho 196 Tôn Thất Thuyết và kho 18 Tân Thuận Đông có chức năng tham mưu cho Lãnh đạo Công ty trong công tác lưu kho, tồn trữ hàng hóa và tổ chức thực hiện quá trình xuất, nhập, bảo quản, vận chuyển, giao nhận hàng hóa theo đúng quy định của công ty và kinh doanh dịch vụ cho thuê kho bãi tại 2 địa điểm kho 196 Tôn Thất Thuyết và 31 Bến Vân Đồn, Q4, TP.HCM.
Phòng dịch vụ Logistics: bao gồm 3 bộ phận (theo sơ đồ tổ chức). Phòng logistics là đơn vị kinh doanh chuyên về các dịch vụ nhập khẩu và hậu cần như cung cấp
các dịch vụ giao hàng tận nơi (door to door), nhận ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa cho khách hàng, làm thủ tục hải quan hàng xuất nhập khẩu, kinh doanh xe tải, đầu kéo, kho bãi…
Phòng dịch vụ xuất Hàng không: bao gồm 3 bộ phận (theo sơ đồ tổ chức). Giao nhận từ kho chủ hàng hoặc sân bay đến sân bay hoặc kho người nhận với đa dạng các mặt hàng: giày dép, hàng may mặc thời trang, hàng máy móc thiết bị, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng rau quả.
- Vận chuyển kết hợp đường biển hoặc đường hàng không
- Dịch vụ chuyển phát nhanh (chứng từ, hàng mẫu, hàng thương phẩm)
- Gom hàng lẻ xuất khẩu và chia hàng lẻ nhập
- Dịch vụ khai quan và giao nhận nội địa
- Dịch vụ đại lý hải quan
- Đại lý bán cước và hợp đồng vận chuyển với nhiều hãng hàng không lớn trên
thế giới cam kết tại Việt Nam như SG, TQ, VN, BA.
Phòng phát triển kinh doanh: bao gồm 01 bộ phận (theo sơ đồ cơ cấu tổ chức).
Nghiệp vụ chủ lực của phòng là bán cước và các dịch vụ hậu cần tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Phòng đường biển:
- Cung cấp cho khách hàng dịch vụ Gửi hàng lẻ đường biển từ Việt Nam đi mọi
nơi trên thế giới (LCL/FCL) với các thị trường mạnh là Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và Châu Á.
- Dịch vụ nhập hàng nguyên container (FCL) với giá cạnh tranh và có hỗ trợ phí
lưu kho.
- Dịch vụ hàng công trình và triển lãm tại Việt Nam và các nước khu vực như:
Lào, Campuchia.
- Cơ cấu tổ chức của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng bao
gồm Ban tổng giám đốc và 8 phòng ban. Điều này đảm bảo cho việc quản lý, điều hành một cách dễ dàng do tận dụng được các chuyên gia vào việc giải quyết
Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)
Tổng doanh thu 1,728,284 1,962,270 1,663,595 233,986 13.54 -298,675 -15.22 Tổng chi phí 1,675,612 1,930,078 1,627,793 254,466 15.19 -302,285 -15.66 Lợi nhuận trước thuế 54,424 50,378 53,797 -4,046 -7.43 3,419 6.79 Lợi nhuận sau thuế 43,621 42,685 44,913 -936 -2.21 2,228 5.22
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch năm 2015/2014 Chênh lệch năm 2016/2015
1,728,284 1,962,270 1,663,595 1,675,612 1,930,078 1,627,793 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
DOANH THU CHI PHÍ
các vấn đề chuyên môn từ đó làm giảm bớt gánh nặng cho nhà quản lý. Mặt khác, nhiệm vụ được Ban giám đốc giao xuống và báo cáo hoạt động kinh
doanh của các bộ phận lên trên cũng thực hiện theo hai chiều một cách nhanh chóng và hiệu quả.
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2014 - 2016:
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của VINAFREIGHT từ 2014-2016
Đvt: nghìn đồng
Nguồn: Công ty cổ phần VINAFREIGHT
Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện doanh thu và chi phí trong giai đoạn từ 2014-2016
Qua biều đồ ta có thể thấy các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí đều biến động qua các năm trong giai đoạn 2014-2016:
Về chỉ tiêu doanh thu:
Doanh thu năm 2014 đạt 1,728,284,000 đồng và đạt 1,962,270,0000 đồng vào năm 2015. Đây là mức doanh thu cao nhất trong giai đoạn 3 năm này tăng 233,986,000 đồng (tương ứng tăng 13.54%) so với năm 2014. Qua đó cho thấy, năm 2015 công ty đã có và ký kết được nhiều hợp đồng với khách hàng.
Nhưng đến năm 2016 do tình hình cạnh tranh gay gắt không chỉ đến từ nội địa mà còn đến từ các hãng logistics nước ngoài ngày càng tham gia sâu hơn vào thị trường nội địa nên doanh thu giảm xuống chỉ còn 1,663,595,000 đồng tương ứng giảm 15.22% so với năm 2015.
Về chỉ tiêu chi phí:
Chi phí thời kỳ này cũng có sự biến động tương tự như chỉ tiêu doanh thu. Năm 2014 chi phí đạt 1,675,612,000 đồng đến năm 2015 tăng lên tương đối cao 1,930,078,000 đồng, tăng 254,466,000 đồng (tương ứng tăng 15,19%) so với năm 2014. Sở dĩ, chi phí tăng lên như vậy là do vào thời điểm đó nền kinh tế rơi vào khó khăn dẫn đến việc kinh doanh không được thuận lợi và để đạt được doanh thu công ty phải bỏ ra một khoản chi phí tương đối cho việc mở rộng thị trường tìm kiếm khách hàng, giảm giá dịch vụ, khuyến mãi, quảng cáo... để thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, doanh thu từ việc đầu tư tài chính cũng không khả quan mặc dù bỏ ra chi phí không nhỏ.
Tuy nhiên đến năm 2016, công ty đã có những biện pháp khắc phục nên tình hình đã được kiểm soát lại khi chi phí đã quay lại mức tương đối ổn định đạt 1,627,793,000 đồng, giảm 302,285,000 đồng (tương ứng giảm 15.66%) so với năm 2015.
Về chỉ tiêu lợi nhuận:
Chỉ tiêu lợi nhuận được dựa trên sự chênh lệch của chỉ tiêu doanh thu và chỉ tiêu chi phí.
Vì thế khi 2 chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận đều biến động trong giai đoạn này thì chỉ tiêu lợi nhuận cũng sẽ biến động theo.
Lợi nhuận năm 2014 đạt 43,621,000 đồng đến năm 2015 là năm có doanh thu cao nhất nhưng cũng là năm công ty phải bỏ ra chi phí tương đối cao do việc quản lý nguồn chi phí chưa tốt nên làm lợi nhuận đã giảm xuống còn 42,685,000 đồng tương ứng giảm 2.21% so với năm 2014.
Đến năm 2016, công ty đã có nhiều biện pháp khắc phục lại hạn chế ở năm trước nên đưa lợi nhuận tăng lên 44,913,000 đồng, tương ứng tăng 5.22% so với năm 2015.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2014-2016 tình hình kinh doanh của công ty xảy ra biến động liên tục. Tuy nhiên đến năm cuối trong giai đoạn này, bằng sự nhìn nhận thấu đáo và đưa ra các biện pháp khắc phục đúng đắn, kịp thời để cải thiện doanh thu, hạn chế chi phí phát sinh không đáng có nên công ty đã có tình hình kinh doanh khả quan hơn. Đây là một tín hiệu tốt để công ty có tình hình kinh doanh phát triển và ổn định hơn ở những năm tiếp theo.
2.2 Phân tích đánh giá tình hình thực tế về quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần VINAFREIGHT: khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần VINAFREIGHT:
2.2.1 Tình hình giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty VINAFREIGHT: Bảng 2.2 Sản lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu từ 2014 -2016 Bảng 2.2 Sản lượng dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu từ 2014 -2016
Đvt: TEUs Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch năm 2014/2013 Chênh lệch năm 2015/2014 Tuyệt đối Tương
đối (%) Tuyệt đối
Tương đối (%)
4,656 4,850 5,112 194 4.17 262 5.4
Nguồn: Công ty cổ phần VINAFREIGHT
Qua bảng 2.2, có thế thấy sản lượng giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty tăng liên tục qua các năm.
Năm 2014 đạt sản lượng 4,850 TEUs tăng 194 TEUs (tương ứng tăng 4.17%) so với năm 2013. Đến năm 2015, sản lượng tiếp tục tăng lên 5,112 TEUs tức tăng 5.4% so với cùng kỳ năm 2014. Như vậy, có thể kết luận rằng dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty ngày càng phát triển, khẳng định được lòng tin của khách hàng và đem về tỉ trọng tương đối lớn trong tổng doanh thu. Bên cạnh đó, thị trường Việt Nam là một nước chuyên về nhập khẩu hàng hóa nên chắc chắn sẽ có rất nhiều cơ hội trong tương lai.
Khách hàng Ký kết hợp đồng giao nhận Nhận và kiểm tra bộ chứng từ Lấy D/O Cược container Khai báo HQĐT
Luồng vàng/đỏ Nộp và kiểm tra lại bộ
chứng từ
sai Khách hàng sửa và bổ sung