Giải pháp 3: Quản trị hệ thống kho bãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần vinafreight​ (Trang 71 - 72)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu

3.2.3 Giải pháp 3: Quản trị hệ thống kho bãi

Cơ sở giải pháp:

Kho bãi là một bộ phận của hệ thống logistics, là nơi cất giữ hàng hóa: nguyên vật liệu, bán thành phầm, thành phẩm... để hàng hóa khi đến tay khách hàng vẫn còn được bảo quản tốt nhất.Hiện này, nó là một nhân tố không thể thiếu trong dịch vụ vận chuyển và lưu giữ hàng hóa, là yếu tố ảnh hưởng đến tính linh hoạt trong quy trình giao nhận hàng hóa.

Điều kiện giải pháp:

Chú trọng nâng cấp năng suất và kể cả chất lượng cho hệ thống kho bãi. Giải pháp ngắn hạn hơn là tìm và thuê kho từ các công ty dịch vụ logistics khác đối với mùa cao điểm hàng năm. Đối với phương pháp thuê ngoài này, có thể sử dụng phương pháp dự báo thống kê từ các số liệu quá khứ để xác định lượng thiếu hụt cần thiết, sau đó hợp tác dài hạn với một đối tác quen thuộc ký kết hợp đồng dài hạn theo chu kỳ năm. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp “chữa cháy” tạm thời, cần nhất vẫn là công ty tự đầu tư và nâng cấp kho bãi trong chặn đường dài hạn.

Ngoài hệ thống kho thông thường và kho lạnh, công ty cần xây dựng thêm các loại kho chuyên dụng hơn để có thể bảo quản hàng hóa một cách tốt nhất, ví dụ như: kho chứa hàng hóa giá trị cao, kho chứa hàng hóa chất, kho chứa hàng cháy nổ.

Bố trí, thiết kế cấu trúc kho bãi ở vị trí lưu thông hợp lý để các phương tiện vận tải có thể bốc dỡ hàng, vận chuyển hàng hóa một cách dễ dàng.

Hệ thống kho cần tích hợp phần mềm quản lý hiện đại giúp việc quản lý hàng hóa: phân loại hàng, định vị, lập danh mục, dán nhãn...; kiểm kê hàng hóa: điều chỉnh sự chênh lệch (nếu có), kiểm kê tồn kho, lưu giữ hồ sơ và công tác xuất nhập hàng đạt hiệu quả cao nhất.

Cần phải trang bị các thiết bị chống trộm, báo cháy giúp phát hiện sớm được những rủi ro về con người và hàng hóa.

Nhân viên quản lý kho giữ vai trò rất quan trọng trong việc vận hành các hoạt động vận chuyển hàng hóa. Vì thế nhiệm vụ của nhân viên quản lý bao gồm:

- Tiến hành lập sơ đồ kho

- Ký hiệu bằng nhãn dán vị trí hàng hóa phải rõ ràng, dễ hiểu

- Hướng dẫn và kiểm soát hoạt động xếp dỡ hàng

- Chịu trách nhiệm về cách thức và chất lượng hàng hóa khi bốc dỡ

- Kiểm soát hoạt động xuất nhập và chuyển dịch hàng hóa trong kho

- Bảo quản hàng hóa có ở kho

- Thu dọn và sắp xếp kho sạch sẽ, gọn gàng

Kết quả dự kiến:

Hoạt động kho bãi có ảnh hương trực tiếp đến vấn đề lưu trữ và quản lý hàng hóa của doanh nghiệp:

- Giúp cho việc bảo quản hàng hóa tốt nhất không bị mất mát, hư hỏng, đảm bảo

đúng yêu cầu về số lượng, chất lượng và tình trạng.

- Chủ động trong việc sắp xếp, vận chuyển các lô hàng có cùng kích thước, cùng

lộ trình vận tải từ đó giảm bớt chi phí vận chuyển hàng hóa, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả cơ sở vật chất của kho bãi.

- Góp phần giao hàng đúng thời gian, địa điểm.

- Tạo nên sự khác biệt và tăng vị thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của công ty cổ phần vinafreight​ (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)