Cung tiền và tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến biến động giá bất động sản nhà đất để ở tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 46 - 47)

2.

2.3.2.3. Cung tiền và tín dụng ngân hàng

Đa số các nghiên cứu đều chỉ ra, tăng trưởng cung tiền, và qua đó là tăng trưởng tín dụng BĐS, là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng giá nhà ở. Cung tiền tăng tác động đến thị trường nhà ở thông qua hai kênh chủ yếu. Thứ nhất là sự thay đổi thu nhập của các nhà đầu tư. Thứ hai là hoạt động cho vay của NH, thể hiện ở việc các NH sẵn lòng cho vay nhiều hơn và những người mua tiềm năng sẵn lòng nhận các khoản vay thế chấp nhiều hơn. Khi có một dòng vốn lớn đổ vào thị trường BĐS thông qua các gói tín dụng nới lỏng, thì dòng vốn này thường được nhận định là đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành biến động giá BĐS.

Theo công trình nghiên cứu của học giả Franklin Allen & Douglas Gale[29]

cho rằng, mối quan hệ liên quan trực tiếp tới thị trường BĐS do tác động của tín dụng như sau: tăng trưởng nhanh nguồn tín dụng tạo ra tín hiệu kích thích thị trường, nhà đầu tư đưa tiền vào các vụ đầu tư rủi ro, ở hiện tại, tác động lên giá tài sản. Những quá trình thay đổi quan trọng cũng liên quan đến chính sách vĩ mô. Theo Allen và Gale, sự biến động đó cũng thường gây những tác động rất khó dự báo các trung gian tài chính, quá trình tái tạo tiền và độ ổn định chung toàn hệ thống tài chính.

Sử dụng mô hình VAR (mô hình véc tơ tự hồi quy), Xu và Chen[44]

khảo sát sự tác động của các biến tiền tệ, gồm lãi suất cho vay dài hạn, tăng trưởng cung tiền, và dư nợ tín dụng BĐS đến sự tăng giá nhà tại Trung Quốc. Kết quả thực nghiệm cho thấy, mức lãi suất cho vay thấp, kết hợp với tăng trưởng cung tiền nhanh hơn, và điều kiện cho vay nới lỏng có tác dụng thúc đẩy tăng giá nhà ở, và ngược lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến biến động giá bất động sản nhà đất để ở tại thành phố hồ chí minh​ (Trang 46 - 47)