Lợi ích và rủi ro của dịch vụMobile Banking

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ mobile banking tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam​ (Trang 30 - 37)

1.2.3.1. Lợi thế của dịch vụ Mobile Banking

Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, điện thoại thông minh và máy tính bảng ngày càng hiện hữu và trở thành vật bất li thân của mỗi ngƣời. Việc phát triển mạnh mẽ này làm thay đổi thói quen của con ngƣời, thay đổi hành vi sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Thay vì phải giao dịch với ngân hàng thông qua phƣơng thức truyền thống trƣớc đây là giao dịch trực tiếp tại quầy giao

dịch, khách hàng hiện nay có xu hƣớng sử dụng dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking bởi những sự tiện lợi cũng nhƣ bảo mật mà dịch vụ này mang lại.

Với dịch vụ Mobile Banking, khách hàng có thể giao dịch tại bất cứ đâu và bất kỳ lúc nào thông qua điện thoại di động có kết nối Internet, giúp thời gian giao dịch ngân hàng đƣợc rút ngắn một cách đáng kể, những lợi ích mà dịch vụ này mang lại không chỉ mang lại lợi ích cho khách hàng, cho ngân hàng mà cho cả nền kinh tế.

Các lợi ích của Mobile Banking đến sự phát triển của kinh tế- xã hội Dịch vụ Mobile Banking đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế, tác động tích cực chung đến nền kinh tế thông qua việc tạo nên dòng vốn luân chuyển nhanh chóng, nhanh hơn rất nhiều so với phƣơng pháp truyền thống. So với dịch vụ truyền thống khách hàng chỉ có thể thực hiện giao dịch theo giờ làm việc của ngân hàng, dịch vụ Mobile Banking giúp khách hàng có thể thực hiện 24/7, khách hàng có thể thực hiện bất cứ lúc nào, dòng tiền luân chuyển của xã hội cũng vì thế mà hoạt động liên tục. Các doanh nghiệp cũng có thể thực hiện giao dịch mua bán nhận tiền tức thì mà không mất nhiều thời gian chờ đợi so với kênh giao dịch truyền thống trƣớc đây, hàng hóa có thể đƣợc giao ngay sau mà không mất nhiều thời gian treo trễ do phía đối tác chƣa nhận đƣợc tiền. Điều này giúp việc giao thƣơng hàng hóa trong xã hội đƣợc thực hiện thông suốt, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để các ngành nghề khác nhau phát triển.

Mobile Banking là công cụ hiệu quả trong việc chuyển đổi trong nền kinh tế số: Về cơ bản, việc chuyển đổi sẽ dẫn đến việc thay đổi cả mô hình kinh doanh. Ngày càng có nhiều các mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng kỹ thuật số, với việc phủ sóng rộng rãi của các thuê bao di động giúp Mobile Banking phát huy đƣợc tối đa vai trò của mình.

Sự phát triển của dịch vụ Mobile Banking góp phần nâng cao chất lƣợng thanh toán, giảm thiểu rủi ro trong luân chuyển tiền mặt, đa dạng hóa phƣơng thức thanh toán không dùng tiền mặt, giúp giảm đáng kể lƣợng tiền mặt trong lƣu thông, giúp ngân hàng trung ƣơng thuận tiện trong việc kiểm soát lƣợng tiền để điều tiết cung ứng tiền tệ từ đó tiết kiệm chi phí phát hành in ấn, vận chuyển tiền, kiểm soát tốt hơn dòng tiền trong nền kinh tế.

Dịch vụ Mobile Banking giúp chính phủ phòng chống tiêu cực tội phạm kinh tế, phòng chống rửa tiền góp phần ổn định kinh tế- xã hội. Các giao dịch thông qua giao dịch chuyển khoản giúp minh bạch dòng tiền, dễ dàng hơn cho cơ quan quản lý nhà nƣớc trong việc thu nộp Ngân sách nhà nƣớc, giảm thiểu tình trạng trốn thuế, gian lận trong khai báo thuế.

Đối với khách hàng

Dịch vụ Mobile Banking mang lại lợi ích thiết thực nhất đối với các khách hàng, đặc biệt là những ngƣời chƣa từng sử dụng dịch vụ ngân hàng.

- Tính tiện lợi

Mobile Banking giúp khách hàng tiết kiệm đƣợc thời gian giao dịch, khách hàng có thể liên lạc tra cứu thông tin tài khoản một cách nhanh chóng, thuận tiện tại bất cứ đâu và bất kỳ lúc nào, khách hàng không bị giới hạn về không gian và thời gian giao dịch. Khách hàng có thể thanh toán mọi lúc mọi nơi với các thiết bị di động đƣợc kết nối internet mà không cần phải sử dụng tiền mặt hoặc quẹt thẻ, ngƣời dùng đƣợc trải nghiệm việc mua sắm diễn ra nhanh chóng, thuận tiện. Việc chuyển tiền từ trong nƣớc ra nƣớc ngoài hoặc ngƣợc lại cũng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.

- Tính an toàn

Các giao dịch của khách hàng đều đƣợc mã hóa và hoàn thành sau khi có mật khẩu của khách hàng. Các giao dịch đều đƣợc các ngân hàng chú trọng sử dụng các công nghệ kết hợp hiện đại, công nghệ bảo mật phổ biến đang đƣợc

hầu hết các ngân hàng sử dụng là công nghệ xác thực One Time Password (OTP) - là một dãy các ký tự hoặc chữ số tạo ra ngẫu nhiên đƣợc gửi đến số điện thoại để xác nhận bổ sung khi khách hàng thực hiện giao dịch qua mạng. OTP thƣờng đƣợc dùng để làm bảo mật 2 lớp trong các giao dịch xác minh đăng nhập. OTP giúp ngăn chặn và giảm thiểu những rủi ro bị tấn công khi mật khẩu bị lộ. Có 3 hình thức cung ứng OTP phổ biến hiện nay là: SMS OTP, Token, Smart OTP, do đó, tùy vào nhu cầu khách hàng có thể lựa chọn phƣơng thức bảo mật phù hợp nhất cho mình.

Thông tin về tài khoản khách hàng không đƣợc lƣu trữ trực tiếp trên điện thoại mà trên điện toán đám mây. Vì vậy, nếu khách hàng mất điện thoại cũng rất khó để ngƣời khác trích xuất đƣợc chi tiết các thông tin về tài khoản.

Đối với đối tƣợng khách hàng là các doanh nghiệp, Mobile Banking đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trƣởng của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa phƣơng thức thanh toán. Tiện ích mà dịch vụ mang lại giúp đơn giản hóa quá trình mua hàng của khách hàng, đặc biệt là các khách hàng trực tuyến. Tất cả các khâu từ giao dịch mua bán đến thanh toán, mua hàng hóa, đầu tƣ và chuyển tiền đều dễ dàng thuận tiện sẽ kích thích tăng tƣởng kinh doanh.

- Chi phí thấp

Khi sử dụng dịch vụ Mobile Banking khách hàng có thể tiết kiệm đƣợc chi phí đi lại và chi phí cơ hội về thời gian thực hiện giao dịch. Mức phí thực hiện giao dịch cũng tƣơng đối thấp, tùy theo chính sách của từng ngân hàng rất nhiều ngân hàng áp dụng mức phí giao dịch chuyển khoản trên Mobile Banking thấp hơn so với giao dịch trực tiếp tại quầy, thậm chí một số ngân hàng còn miễn phí thực hiện giao dịch để thu hút khách hàng sử dụng Mobile Banking.

Bảng 1.2. So sánh mức phí khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng

(Nguồn: Tổng hợp từ các bài báo so sánh mức phí của các ngân hàng)

Đối với ngân hàng

Phát triển dịch vụ Mobile Banking là một trong những mục tiêu trọng tâm đặt ra trong kế hoạch kinh doanh của mỗi ngân hàng. Phí dịch vụ thông qua Dịch vụ Mobile Banking đƣợc đánh giá là một trong những nguồn thu ổn định và ít rủi ro hơn so với các sản phẩm dịch vụ truyền thống do lƣợng khách hàng càng ngày càng tăng thêm. Dịch vụ Mobile Banking có thể kết nối đến nhiều hệ thống thanh toán khác nhau, giúp ngân hàng có thể mở rộng mạng lƣới dịch vụ, tăng quy mô cung ứng. Thông qua dịch vụ Mobile Banking, các giao dịch của khách hàng đƣợc thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện luân chuyển nhanh tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Với nhiều tiện ích mà

Mobile Banking mang lại khách hàng thƣờng duy trì một khoản tiền số dƣ tối thiếu trong tài khoản ngân hàng để thuận tiện trong giao dịch, khoản tiền này là một khoản tiền huy động CASA tƣơng đối lớn cho ngân hàng.

Ngân hàng tiết kiệm đƣợc chi phí giao dịch của mình, khách hàng sử dụng trực tiếp giao dịch trên Mobile Banking sẽ cắt giảm đƣợc chi phí in ấn chứng từ giao dich, chi phí phát triển mạng lƣới chi nhánh và phòng giao dịch.

Dịch vụ Mobile Banking cũng là một kênh bán chéo hiệu quả mà nhiều ngân hàng đang nắm bắt đƣợc và tận dụng để thu hút thêm khách hàng. Các ngân hàng có thể liên kết với các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính để đƣa ra các sản phẩm tài chính đồng bộ cho khách hàng, đáp ứng các yêu cầu căn bản của một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng về một nhóm các dịch vụ tài chính tổng hợp về bảo hiểm, chứng khoán. Việc bán chéo sản phẩm không những mang lại lợi ích cho khách hàng về tính thuận lợi khi sử dụng các dịch vụ tài chính (nhƣ thanh toán phí bảo hiểm....) mà còn giúp ngân hàng thu hút tiền gửi, thu phí bảo hiểm và chi trả qua ATM.

1.2.3.2. Các rủi ro tiềm ẩn của dịch vụ Mobile Banking

- Rủi ro về nhận thức

Rủi ro nhận thƣc đƣợc hiểu là những kết quả bất lợi phát sinh từ việc sử dụng Mobile Banking phát sinh từ nhận thức của khách hàng. Rủi ro này ảnh hƣởng tiêu cực đến ý định hành vi sử dụng của khách hàng.

Hiện nay, rất nhiều các giao dịch lừa đảo đƣợc thực hiện qua kênh chuyển tiền Mobile Banking, phát sinh từ chính nhận thức của khách hàng khi không phân biệt đƣợc các trang web giả mạo. Khách hàng truy cập vào các trang web hoặc đƣờng link này cung cấp các thông tin cá nhân và thông tin bảo mật, từ đó lộ thông tin cá nhân giúp các đối tƣợng tin tặc thực hiện các giao dịch trái phép. Chính điều này khiến nhiều khách hàng không thực sự tin tƣởng khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng, cụ thể là dịch vụ Mobile Banking.

- Rủi ro bảo mật

Liên quan đến việc thông tin cá nhân của khách hàng không đƣợc bảo mật một cách an toàn. Các hacker có thể xâm nhập trái pháp vào tài khoản khách hàng ăn cắp thông tin cá nhận từ đó thực hiện giao dịch bất hợp pháp. Cho dù sử dụng hình thức bảo mật nào thì khách hàng vẫn có khả năng bị đánh cắp thông tin cá nhân. Thông qua hình thức lừa đảo, hacker sẽ cố gắng đánh lừa để khách hàng tiết lộ những thông tin nhạy cảm hoặc cài mã độc vào máy tính để đánh cắp mật mã cá nhân.Những thủ đoạn lừa đảo này thƣờng nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng vì bọn tội phạm luôn sử dụng nhiều phƣơng thức lừa đảo mới nhằm đánh cắp thông tin, mật khẩu hoặc mã PIN có thể bị đánh cắp để sử dụng mà không thể xác định. Việc chuyển tiền cũng thƣờng xuyên xảy ra thông qua các trang web ngân hàng trực tuyến.

- Rủi ro pháp lý

Gây ra bởi sự thiếu giám sát trong quản lý. Do sự tăng trƣởng quá nhanh chóng của dịch vụ Mobile Banking, sự giám sát của các cơ quan quản lý nhà nƣớc chƣa chặt chẽ bằng lĩnh vực truyền thống, nên khi có sự cố bất lợi xảy ra, chƣa có phƣơng án xử lý triệt để. Theo số liệu nghiên cứu của NHNN, các hệ thống thanh toán của Việt Nam tăng trƣởng khoảng 30% nhƣng riêng Mobile Banking tăng trƣởng đến 144% cho thấy nếu các ngân hàng không bắt kịp xu thế và không cập nhật quy trình pháp lý theo quy định sẽ khó khăn trong công tác quản lý.

Rủi ro pháp lý có thể xảy ra nhƣ ứng dụng công nghệ mà nhiều ngân hàng đang triển khai nhƣ sử dụng ứng dụng Chatbox để trả lời khách hàng. Giả sử nếu công cụ này tƣ vấn sai để xảy ra hậu quả nghiêm trọng đối với khách hàng thì rủi ro pháp lý mà ngân hàng gặp phải nhận thấy rõ. Mặc dù đây là xu hƣớng tất yếu trong thời kỳ CMCN 4.0, nhƣng các ngân hàng thƣơng mại và NHNN cần đi trƣớc đón đầu xu hƣớng từ đó đƣa ra các văn bản quy định pháp luật để giảm thiểu rủi ro pháp lý.

- Rủi ro hoạt động

Dịch vụ Mobile Banking là sản phẩm của công nghệ nên không tránh khỏi có một vài sự cố do từ chính nhà phát triển, do sự cố mạng không đƣợc thông suốt và do quy trình quản lý đồng bộ từ chính các ngân hàng.

Tốc độ thay đổi của công nghệ thông tin nhanh chóng và liên tục khiến cho ngân hàng đối mặt với rủi ro hệ thống điện tử bị lỗi thời, các nhân viên ngân hàng không cập nhật đƣợc kiến thức công nghệ mới mà ngân hàng đang sử dụng. Ngân hàng có thể gặp rủi ro hệ thống khi hệ thống không đƣợc thiết kế hay lắp đặt một cách hoàn hảo.

Sự nhầm lẫn trong sử dụng các sản phẩm dịch vụ điện tử của khách hàng cho dù là vô tình hay cố ý thì những nhầm lẫn này cũng có thể dẫn đến rủi ro. Rủi ro có thể ngày càng cao khi ngân hàng không thực hiện hƣớng dẫn cho khách hàng của mình về ý thức an toàn bảo mật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ mobile banking tại ngân hàng tmcp ngoại thương việt nam​ (Trang 30 - 37)