Giới thuyết khái niệm Nhân vật thông minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật thông minh trong truyện cổ tích đức và việt nam (Trang 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Giới thuyết khái niệm Nhân vật thông minh

1.3.1. Khái niệm Nhân vật thông minh

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về những kiểu nhân vật như: kiểu nhân vật dũng sĩ, nhân vật người mang lốt vật, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật người em út...đưa đến cho người đọc cái nhìn đa dạng về nhân vật trong truyện cổ tích. Còn một kiểu nhân vật nữa khá phổ biến trong truyện cổ tích, đặc biệt là truyện cổ tích sinh hoạt và số lượng không lớn ở truyện cổ tích thần kì là kiểu nhân vật thông minh.

Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên thì : “thông minh là có trí lực tốt, hiểu nhanh, tiếp thu nhanh..., nhanh trí và khôn khéo, tài tình trong cách ứng đáp, đối phó” [52, tr. 936]. Còn “tài trí là tài năng và trí tuệ hơn người” [52, tr. 869].

Cũng theo Từ điển Tiếng Việt thì: “nhân vật là đối tượng (thường là con người) được miêu tả thể hiện trong tác phẩm văn học nghệ thuật” [52, tr. 705]

Các tác giả trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm rằng: “nhân vật văn học là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, Chị Dậu, anh Pha), cũng có thể không có tên riêng (thằng bán tơ, một mụ nào)...”, “nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người thật trong cuộc sống” [25, tr. 235].

Trong cuốn Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian của Đỗ Binh Trị có viết “Mỗi nhân vật trong số các nhân vật kể trên (người em út, người con riêng, người mồ côi, người mang lốt vật...) là tên gọi chung của một loạt những nhân vật đồng dạng, những nhân vật này có những nét tương đồng căn bản về tính cách, hành động và số phận... Vì vậy, người ta gọi đó là những kiểu nhân vật” [61, tr. 10]. Như vậy kiểu nhân vật chỉ là tập hợp của những nhân vật cùng loại xuất hiện trong truyện cổ tích dân gian.

Từ cách hiểu về thuật ngữ “thông minh”, “nhân vật” và “kiểu nhân vật” nói chung, ta đi tới việc đưa ra cách hiểu về “nhân vật thông minh”. Nhân vật thông minh tài trí trong truyện cổ tích là những người biết vận dụng trí tuệ sáng suốt vào những hoàn cảnh cụ thể nhằm vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống và mang lại hạnh phúc tốt đẹp cho bản thân và những người xung quanh, chống lại sự tham lam, xảo trá hoặc thói hư tật xấu của con người qua nghệ thuật hư cấu, kì ảo của nhân dân. Từ đó đề cao trí tuệ của dân gian, đề cao con người với những phẩm chất nổi bật là trí tuệ và đạo đức.

Nhân vật thông minh có thể được xác định dựa vào khả năng trí xảo kết hợp với tài dẫn dắt nội dung câu chuyện của nhân vật từ đó bộc lộ tình huống gây cười và bản chất ngu dốt của đối phương. Biểu hiện của sự thông minh tài trí có thể là hành động, cử chỉ, ngôn ngữ, tài phán đoán và khả năng tư duy của nhân vật. Thêm vào đó, chúng ta nên hiểu một cách linh hoạt về nhân vật thông minh trong việc vận dụng trí tuệ vào một hoàn cảnh cụ thể. Ở một số truyện cổ tích, hàng động của nhân vật thông minh có thể vượt qua khỏi ngưỡng chuẩn của đạo đức như lọc lừa, giết người để đạt được mục đích cá nhân. Dựa trên quan điểm đạo đức sẽ có nhiều cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau nhưng từ góc độ cổ tích thì những hành động đó thực chất chỉ là cảm hứng của nhân dân về trí tuệ linh hoạt của con người trước hiện thực.

Nhân vật thông minh có thể giải đáp những điều khúc mắc, những câu đố hiểm hóc, những bài toán cuộc đời mà các vị vua, các vị quan lại, phú ông, những tên lái buôn tham lam, những ông bố vợ hà khắc đặt ra. Như vậy trong truyện cổ tích nhân vật thông minh tài trí là những người mang trong mình sức mạnh trí tuệ của nhân dân. Sức mạnh ấy là sự nhanh trí, khôn khéo, tài tình trong cách ứng xử, đối phó với những tình huống phức tạp, bất ngờ.

1.3.2. Cơ sở phân loại

Việc nhận diện nhân vật thông minh trong kho tàng truyện cổ tích nói chung, có thể dựa vào những yếu tố đầu tiên như: tên gọi của truyện, mối

quan hệ giữa nhân vật thông minh với các nhân vật khác và kết cấu diễn biến của cốt truyện.

Để bước đầu nhận dạng và có thể xếp vào kiểu nhân vật thông minh thì việc xem xét tên truyện là một yếu tố mách bảo, bộc lộ một phần chủ đề cốt truyện. Tên truyện tuân theo một quy luật nhất định của phương pháp sáng tác truyền miệng dân gian, tập trung ý nghĩa nhằm biểu hiện chủ đề chính của tác phẩm. Qua khảo sát, các truyện kể về nhân vật thông minh luôn có những cái tên có quan hệ chặt chẽ với tính cách, phẩm chất nhân vật. Trong truyện cổ tích Việt Nam có những câu chuyện như: Em bé thông minh, Con vợ khôn lấy thằng

chồng dại như bông hoa lài cắm bãi cứt trâu, Giết chó khuyên chồng, Mưu trí đàn bà, Gái ngoan dậy chồng... Một số truyện cổ Grimm có thể kể: Chàng thợ may thông minh, Người nhạc công tài ba, Những người khôn, Người đầy tớ thông minh, Grethel khôn ngoan...

Ở kiểu truyện này, nhân vật thông minh bao giờ cũng có quan hệ với các nhân vật khác như sau:

- Nhân vật chính: nhân vật thông minh.

- Nhân vật khác (vua, quan, phú ông, phù thủy...): nhân vật đưa ra câu đố hoặc tạo khó khăn thử thách.

Ngoài ra cũng có thể kể tới các nhân vật phụ với những mối quan hệ mở rộng khác:

- Nhân vật cha, mẹ: người sinh ra nhân vật thông minh, - Nhân vật người chồng: người gây tai họa.

- Nhân vật cô gái, công chúa: là phần thưởng cho nhân vật thông minh. Nhân vật thông minh là kiểu nhân vật khá phổ biến trong truyện cổ tích các nước. Nhân vật thông minh thường đóng vai trò là nhân vật chính, có tính tư tưởng và thể hiện lý tưởng thẩm mĩ của đề tài. Các nhân vật phụ sẽ có vai trò là nguyên nhân, là phần thưởng, hoặc là tác động để cho nhân vật hành động và bộc lộ tính cách.

Truyện cổ tích coi trọng sự kiện: “Nếu lấy văn học viết ra để so sánh sẽ thấy rõ những đặc điểm trong cách tổ chức hê thống sự kiện của truyện cổ tích. Có thể thấy ngay rằng, trong khi văn học viết rất quan tâm tới nhân vật, bởi vậy tác giả tập trung miêu tả nhân vật với đầy đủ ngoại hình, nội tâm, tâm lí, các tính... thì cổ tích lại bỏ qua những yếu tố đó. Chính vì lẽ đó cổ tích đã loại bỏ những đoạn miêu tả chân dung nhân vật. Nhìn vào một số truyện cổ tích người ta chỉ thấy hệ thống các sự kiện” [21, tr. 71]. Có những sự kiện trong truyện cổ tích thì được kể tóm lược nhưng có những sự kiện thì được kể một cách khá hoàn chỉnh. Kết quả khảo sát cổ tích Grimm và truyện cổ tích Việt Nam cho thấy, cùng với diễn biến của cốt truyện là sự phát triển của hình tượng nhân vật thông minh với một kết cấu chung như sau: nguồn gốc nhân vật - tính cách nhân vật - sự thử thách đối với nhân vật - trí thông minh của nhân vật - kết quả và phần thưởng. Qua các giai đoạn như vậy nhân vật có sự phát triển tính cách, thông qua chuỗi hành động nhân vật tạo nên hình tượng nhân vật thông minh. Trong nhiều câu truyện cũng có thể xuất hiện thêm nhiều yếu tố tác động, đẩy mạnh câu truyện đến mức gay cấn khiến trí thông minh của nhân vật bộc lộ rõ nét hơn. Với những hoàn cảnh cụ thể nhân vật thông minh sẽ bộc lộ trí tuệ của mình ở nhiều góc độ và cấp độ khác nhau. Hoặc là trong vài câu chuyện được kể rất ngắn gọn, không bao gồm đầy đủ các yếu tố trong kết cấu. Có những yếu tố có thể bị lược đi, chẳng hạn yếu tố: nguồn gốc nhân vật, phần thưởng... Có những câu chuyện để làm nổi bật nhân vật thông minh, tác giả dân gian đã kể rất chi tiết với nhiều sự kiện như truyện Chàng rể thong manh...

Tiểu kết chƣơng 1

Trên đây là những tiền đề lí thuyết về truyện cổ tích Đức và Việt Nam làm cơ sở để triển khai các chương tiếp theo của luận văn. Nó bao gồm những hiểu biết cơ bản về bối cảnh thời đại xã hội Đức ở thế kỉ 19, khi anh em nhà Grimm được sinh ra, lớn lên và tiến hành hoạt động sưu tầm truyện cổ Grimm. Ngoài ra, đó cũng là bối cảnh xã hội văn hóa xã hội Việt Nam, thời đại mà Nguyễn Đổng Chi theo đuổi sự nghiệp của mình. Ông vừa là một nhà khoa học tận tụy với việc phục vụ các nhiệm vụ chính trị của đất nước vừa là một nhà nghiên cứu miệt mài với sự nghiệp. Chính bối cảnh xã hội là một phần ảnh hưởng không nhỏ đến tự tưởng, sự định hình con đường đi của anh em nhà Grimm và cả nhà nghiên cứu Nguyễn Đổng Chi. Điểm chung giữa họ chính là những nhà nghiên cứu, sưu tầm truyện cổ tích hàng đầu của đất nước. Hoàn cảnh của mỗi đất nước là hoàn toàn khác nhau, gắn với phông nền văn hóa khác biệt của từng đất nước. Truyện cổ tích vừa chuyển tải những giá trị văn hóa truyền thống hun đúc qua nhiều thế hệ người kể chuyện, vừa mang tới những thông điệp thời đại và phản chiếu những quan điểm khác nhau của nhân dân mỗi quốc gia. Từ những điều khác biệt về văn hóa xã hội của hai đất nước sẽ giúp độc giả nhận diện những điểm tương đồng và dị biệt trong hệ quy tắc ứng xử và giá trị văn hóa xã hội của Đức và Việt Nam thông qua truyện cổ tích. Ngoài ra, trong phần tiền đề lí thuyết trên còn cung cấp những cách hiểu khác nhau về một vài thuật ngữ cần thiết trong quá trình triển khai luận văn: thông minh, nhân vật, nhân vật thông minh.

Chƣơng 2

HỆ THỐNG NHÂN VẬT THÔNG MINH TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH ĐỨC VÀ VIỆT NAM

Nhân vật thông minh trong truyện cổ tích khá phong phú, bất kể là người già hay trẻ, nam hay nữ, và thuộc đẳng cấp xã hội nào. Trong truyện cổ tích Việt Nam nhắc đến một chú bé vô danh biết dùng trí thông minh để buộc chủ nợ phải xóa nợ cho bố mẹ chú bé (Em bé thông minh) cho đến một trạng Hiền tuổi còn rất nhỏ đã đỗ đầu khoa thi và giải đáp được câu hỏi khó của sứ giả Trung Quốc, gỡ thế bí cho cả một triều đình (Trạng Hiền). Một chàng chăn trâu Bùi Cầm Hổ (Bùi Cầm Hổ), tứ cố vô thân mà dám tìm đường tiến kinh, với đầu óc phán đoán sắc sảo của mình làm nhà vua đương thời phải kính nể, bổ luôn chức quan ngự sử. Phần lớn những truyện cổ tích nói về các nhân vật thông minh vừa được kể đến đều thuộc nhóm cổ tích thế sự. Họ là những mẫu mực của sự tài giỏi, thông minh, là mẫu mực dựa trên tiêu chí dân gian chứ không phải dựa trên cách sắp xếp thứ bậc của xã hội chính thống. Truyện Bùi Cầm Hổ tưởng chừng muốn đặt lại một quan niệm có phần táo bạo về bảng giá trị thực sự của con người: phải căn cứ vào đóng góp thực tế của mỗi người mà sắp xếp chức tước, học vị chứ không phải dựa vào thi cử. Câu nói của trạng Hiền với sứ giả: "Trước đây vua ta bảo ta không biết lễ phép, nhưng chính vua cũng không biết lễ phép nữa là ai" [7, tr. 580], chứng tỏ dân gian rất có ý thức về giá trị của tài năng cá nhân.

Nhân vật thông minh cũng xuất hiện trong nhiều truyện cổ của kho tàng truyện cổ tích của Đức. Đó là người lính thông thái, dũng cảm (Những đôi giày

nhảy rách), anh người hầu đối đáp với chủ nhân một cách nhanh nhẹn (Người đầy tớ thông minh), nhân vật người cháu dù còn nhỏ đã biết dùng lời nói khiến

bố mẹ cậu bé nhận ra cái sai của họ (Người ông và đứa cháu trai)... Các nhân vật thuộc nhiều tầng lớp khác nhau và họ có thể bộc lộ tư duy thông minh của mình trong bất kì hoàn cảnh nào.

Trí thông minh của nhân vật thường được bộc lộ trong mối quan hệ với các nhân vật khác. Vì vậy, mối quan hệ giữa các nhân vật là một căn cứ hợp lí để nhận diện hệ thống nhân vật thông minh trong truyện cổ tích Đức và Việt Nam. Trong luận văn này, chúng tôi chia các mối quan hệ giữa các nhân vật thành: mối quan hệ trong gia đình và mối quan hệ xã hội. Trong mỗi nhóm lại chia thành những tiểu nhóm nhân vật nhỏ hơn (nhân vật người vợ, nhân vật chàng rể, nhân vật em út, nhân vật người hầu, nhân vật quan...). Trong đó sẽ có nhóm nhân vật xuất hiện ở cả cổ tích Việt Nam và truyện cổ tích Grimm nhưng cũng có những nhóm nhân vật chỉ thấy xuất hiện trong truyện kể của Việt Nam (nhân vật quan, nhân vật thầy đồ) hoặc có những nhóm nhân vật chỉ có truyện cổ tích Đức (nhân vật người lính, nhân vật công chúa).

2.1. Trong mối quan hệ gia đình

2.1.1. Nhân vật người vợ, người mẹ

Dưới con mắt của dân gian, kiểu nhân vật người vợ, người mẹ trong truyện cổ tích được các nhà nghiên cứu đề cập tới rất nhiều. Kiểu nhân vật người vợ thông minh hay còn gọi là kiểu nhân vật “nữ trí”, theo cách chia của Nguyễn Đổng Chi (nữ kiệt, nữ quái, nữ thức tỉnh, liệt nữ, nữ trí, nữ nhẫn nại) [7, tr. 605]. Những nhân vật người vợ thông minh mà luận văn khảo sát được thường bị đặt vào những hoàn cảnh nguy ngập (Giết chó khuyên chồng), tuyệt vọng (Con vợ khôn lấy thằng chồng dại như bông hoa lài cắm bãi cứt trâu), có khi là tan nát gia đình (Gái ngoan dậy chồng), có khi bị đe dọa tính mạng...

Bằng đức tính bền bỉ và sự khôn ngoan sẵn có, những người vợ đã xoay đổi tình thế, giành được phần thắng và bảo vệ được hạnh phúc gia đình.

Ở trong truyện Con vợ khôn lấy thằng chồng dại như bông hoa nhài cắm

bãi cứt trâu [6, tr. 373], nhân vật người vợ đã giải được câu đố và hiểu được thâm ý của thầy đồ. Truyện kể rằng xưa có một người dàn bà bản tính thông minh tháo vát nhưng lấy phải người chồng đần độn không làm được nghề gì. Một hôm vợ bảo chồng ra chợ bán vải và dặn: “Nếu không được bốn quan mỗi

tấm thì đừng có bán, nghe!”. Anh ta mang vải đi bán nhưng chẳng ai mua, mãi về sau có ông cụ già mua cho hai tấm và dặn anh ta tìm đến chỗ: “Chợ đông không ai bán, chỗ kèn thổi tò le, chỗ cây tre một mắt” để lấy tiền. Anh ngốc đi tìm mãi đến tối mịt không thấy, đành trở về ôm mặt hu hu khóc kể lại cho vợ nghe. Người vợ suy xét và bảo anh ta cũng dễ tìm thôi: “chỗ chợ đông không ai bán” là cái trường, “chỗ cái kèn thổi tò le” là bụi lau, “chỗ cây tre một mắt” là bụi hành hay tỏi gì đó. Người vợ chỉ cho chồng kiếm người cần tìm ở gần một cái trường học, gần đó có bụi lau, trước cửa có trồng hành tỏi. Quả nhiên theo lời vợ anh ta tìm được người mua vải hôm qua. Đó là một thầy đồ dạy học. Việc người vợ tìm ra đáp án giống như một hình thức giải câu đố trong dân gian. Ngày xưa, theo quan niệm trong xã hội cũ thì người phụ nữ luôn có vị trí đứng sau người người đàn ông. Họ không được học hành như nam giới nên luôn bị phân biệt đối xử. Vậy mà người phụ nữ trong truyện này không chỉ khôn khéo hơn người chồng của mình mà còn có thể giải đáp được câu đố lắt léo của ông thầy đồ. Điều đó chứng tỏ nàng ta có trí thông minh không thua kém gì bậc trí thức nho gia. Nhân dân ta đã xây dựng nên hình tượng những người vợ vừa khéo léo lại rất thông minh, đối nghịch với những người chồng đần độn.

Trong truyện Giết chó khuyên chồng [6, tr. 396], tác giả dân gian đã đặt nhân vật người vợ vào một tình huống khó xử. Người vợ lấy phải ông chồng hay nghe theo lời xui khiến của bạn bè xấu, đối xử không tốt với người em trai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật thông minh trong truyện cổ tích đức và việt nam (Trang 28)