Phương thức lập mưu, vượt thử thách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật thông minh trong truyện cổ tích đức và việt nam (Trang 69 - 73)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Phương thức lập mưu, vượt thử thách

Phương thức lập mưu, vượt thử thách là một phương thức phổ biến nhất trong việc khắc họa trí thông minh của nhân vật. Phương thức này có tần suất xuất hiện nhiều cả trong truyện cổ tích Đức và cổ tích Việt Nam. Biểu hiện của phương thức này cũng rất đa dạng.

Trong truyện cổt tích Đức có các câu truyện sử dụng phương thức này bao gồm: Yêu quái dưới giếng, Những đôi giày nhảy rách, Con quỷ bị nhốt trong lọ, Người nhạc công tài ba, Ông già rinkranh, Hansel và Grethel, Những người khôn...

Truyện Yêu quái dưới giếng kể về hai anh em bị rơi vào tay tên yêu quái sống lâu trong dưới giếng. Muốn thoát khỏi mụ yêu quái nên hai đứa trẻ tìm cách bỏ trốn. Đến khi yêu quái phát hiện ra, người em đã nghĩ ra cách cản đường yêu quái bằng cách ném bàn chải đánh răng xuống đất và nó biến thành hàng vạn vót chông cao vút. Lần tiếp theo khi yêu quái đuổi gần kịp, người anh nghĩ ra việc ném chiếc lược xuống đất, nó biến thành rừng chông nhọn hoắt. Lần cuối, người em đặt chiếc gương xuống đất, nó biến thành dãy núi gương sáng chói và ngăn cản được yêu quái [20, tr. 15]. Câu chuyện được kể rất ngắn gọn, vẻn vẹn trong một trang giấy nhưng tác giả dân gian đã để những đứa trẻ bộc lộ khả năng tính toán để vượt khó khăn đến ba lần. Việc hai đứa trẻ vượt qua sự truy đuổi của yêu quái thể hiện sự dũng cảm, thông minh, chinh phục sự sống từ nơi cận kề cái chết.

Còn truyện Những đôi giày nhảy rách thì vua chính là người đưa ra thử thách và anh lính là người chấp nhận thử thách. Việc tìm ra nguyên nhân tại sao giày của 12 vị công chúa đều bị rách mỗi ngày đã khiến rất nhiều chàng thanh niên phải bỏ mạng vì không tìm ra được đáp án. Anh lính là một trong những người can đảm nhất. Sau khi nhận lời vua, anh ta bắt đầu tìm kiếm sự thật. Khi hai đêm trôi qua anh đều ngủ say trong vô thức thì lần này anh đã cảnh giác hơn. Anh giả vờ ngủ say để các nàng công chúa không nghi ngờ, dùng chiếc áo tàng hình mà bà lão đã cho anh để đi theo các nàng công chúa. Anh phát hiện ra sự thật là hằng đêm các nàng công chúa đã trốn đến một cung điện khác nơi có các hoàng tử và họ khiêu vũ với nhau cả đêm [20, tr. 31]. Điều này chính là nguyên nhân của những đôi giày rách. Để chắc rằng mình không mơ và có cái làm chứng cớ, anh ta đã bẻ một cành cây bạc trên đường đi và một cái cốc bằng vàng mang về làm chứng. Anh lính là người cam đảm, thông minh, biết tính toán. Do vậy việc được kết hôn với công chúa và kế thừa ngôi báu là điều xứng đáng cho anh.

Ở truyện Con quỷ bị nhốt trong lọ, khi anh học đến gần gốc cây sồi và

nghe được tiếng kêu cứu, anh mở nắp một cái lọ bé tí ra thì một con quỷ chui ra. Nó to lớn dần và dọa ăn thịt anh. Lúc này chưa biết làm thế nào thì anh ta nghĩ ra một kế là giả bộ không tin nó là quỷ. Anh nói với nó là nếu nó chui lại vào cái lọ kia thì anh sẽ tin. Con quỷ tự đắc nên đã mắc mưu. Con quỷ lại tiếp tục kêu cứu lần nữa nhưng anh chàng không dễ bị lừa như lần trước. Cho đến khi, nó hứa thưởng cho anh một cái khăn thần kì anh mới thả nó ra. [20, tr. 190]. Từ đó anh học trò cùng người bố trở nên giàu có và trở thành thầy thuốc lừng danh. Có thể nói, đứng trước con quỷ cao lớn, anh học trò đã rất bình tĩnh. Vì mắc mưu lần đầu nên lần hai anh đã cẩn trọng hơn. Anh là người thông minh, bình tĩnh và có sự cân nhắc hợp lí. Điều đó đã giúp anh thay đổi hoàn cảnh cuộc sống của mình.

Truyện cổ tích Việt Nam cũng vận dụng phương thức lập mưu, vượt thử thách một cách rất tài tình. Các câu truyện có vận dụng phương thức này như:

Gái ngoan dậy chồng, Giết chó khuyên chồng, Mưu trí đàn bà, Giận mày tao ở với ai, Cô gái lừa thầy sãi, xã trưởng và ông quan huyện, Giận mày tao ở với ai, Bùi Cầm Hổ...

Ở trong truyện Gái ngoan dạy chồng [6, tr. 628], người phụ nữ cũng vô cùng thông minh, ứng xử nhanh trí. Sau khi bị người chồng đuổi đi, nàng không những nghèo khó mà nhờ sự chăm chỉ, may mắn nàng trở nên giàu có. Muốn thử lòng người chồng đã từng ăn chơi phá phách của mình, nàng ta đã nghĩ ra rất nhiều cách để thử. Nàng để anh ta đến xin ăn ba lần, cho anh ta rửa bát, bổ củi, cho tiền đi đánh bạc để xem tâm ý anh ta bây giờ khác xưa ra sao [6, tr. 631 - 632]. Cuối cùng nàng ta đã có được câu trả lời như ý. Anh ta biết dùng sức để kiếm tiền, biết sử dụng đến chữ nghĩa của mình để dạy trẻ, biết quý trọng đồng tiền. Hơn nữa, anh ta còn vô cùng hối hận về chuyện đã đối xử tệ bạc với người vợ của mình. Từ những biểu hiện đáng mừng đó, nàng mới lộ diện thân phận với người chồng của mình để đoàn tụ. Người phụ nữ trong

truyện này không chỉ biết cách kiếm tiền mà còn biết cách dẫn đường cho người chồng trở về con đường làm ăn chính đáng.

Qua truyện Phân xử tài tình [6, tr. 775], Quan đã liên tiếp xử thành công nhiều

vụ án: vụ tranh chấp nhau một miếng vải của hai người đàn bà, chuyện bị mất cắp gà của người dân, chuyện mất cắp trong chùa. Đối với mỗi vụ án quan lại có cách ứng biến khác nhau tùy vào sự tình và đối tượng phạm tội. Đối với vụ án tranh chấp tấm vải, Quan nghĩ ra cách phân xử là đem cắt tấm vải ra làm đôi, chia cho mỗi người một nửa. Thấy thế, một người đàn bà bỗng ôm mặt khóc thút thít. Lập tức quan sai trả cả tấm cho người đàn bà ấy rồi thét lính trói người kia lại vì chỉ có chủ nhân thực sự của tấm vải mới đau xót bật ra tiếng khóc kia. Quả nhiên, sau một hồi tra khảo, người đàn bà kia đành cúi đầu nhận tội. Ở vụ án khác, thấy một người đàn bà đang gân cổ lớn tiếng chửi kẻ bắt trộm con gà. Quan lệnh cho mỗi người tát cho mụ một cái vào má, cho rõ đau để trả nợ việc mụ xúc phạm đến sự yên tĩnh của hàng xóm. Mặc dầu ai cũng ghét mụ ngoa ngoắt, người ta vẫn thấy thương con người đã mất gà lại bị đánh, cho nên ai cũng sẽ tay và nhẹ mỗi người một cái vào má cho xong. Chỉ có tên trộm vả mụ một cái thật đau cho bõ tức. Đối với vụ án mất trộm ở chùa, trong khi hòa thượng làm lễ, Quan bảo mỗi người một tay cầm cành phan và tay kia cầm một nắm thóc đã ngấm nước. Có một chú tiểu có tật mới giật mình, nên thỉnh thoảng lại nhìn trộm tay cầm nắm thóc nên quan đã phát hiện ra.

Cùng nằm trong nhóm những truyện nói về nhân vật quan xử án, trong Kho

tàng truyện cổ tích Việt Nam còn có các truyện như: Tra tấn hòn đá, Truyện Sợi

bấc tìm ra thủ phạm... Họ đều là những vị quan xử án công minh, sáng suốt, có

nhiều mưu mẹo, có sự phán đoán tài tình đặc biệt là trí thông minh hơn người. Những vị quan xử án đại diện cho người bảo vệ công lí, lấy lại sự công bằng cho nhân dân. Họ là nơi gửi gắm ước mơ, niềm tin của nhân dân.

Việc xây dựng nhân vật thông minh bằng phương thức lập mưu, vượt qua thử thách là một phương thức phổ biến trong truyện cổ tích Đức và Việt Nam. Phương thức này làm cho câu chuyện cổ tích trở nên bất ngờ, lôi cuốn người đọc. Người đọc không đoán trước được cách giải quyết vấn đề của nhân

vật cho đến khi câu chuyện kết thúc. Mối phương án giải quyết vấn đề đều rất đắt giá làm cho hình ảnh nhân vật thông minh trở nên đẹp đẽ, lung linh. Đó là những nhân vật thật sự có trí tuệ, có sự biến hóa khôn lường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật thông minh trong truyện cổ tích đức và việt nam (Trang 69 - 73)