7. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Nhân vật chàng trai
Nhân vật những chàng trai khỏe mạnh, trẻ tuổi và có trí thông minh là một hình tượng nhân vật đẹp đẽ trong truyện cổt tích.
Trong truyện Bùi Cầm Hổ [7, tr. 559] của Kho tàng truyện cổ tích Việt
Nam, anh chàng này là người có đầu óc phán đoán sắc sảo đến mức làm vua
kính nể. Truyện được kể: Có một lần Hổ đã đến kinh đô, lúc nghỉ ăn cơm anh nghe được đầu đuôi câu chuyện người ta đang bàn tán xôn xao về một vụ án giết chồng. Hổ tìm đến bộ Hình xin vào gặp mặt quan Thượng thư, quả quyết sẽ làm cho rõ vụ án xin hoãn thi hành cái án tử hình. Hai ngày sau, Hổ mang cho quan Thượng một con rắn độc trông không khác gì những con lươn thường, vụ án tự nhiên được tỏ rõ. Người đàn bà mắc oan được tha bổng. Vua
lập tức vua sai triệu Hổ tới, khen ngợi chàng hết lời. Và cho chàng làm quan ngự sử. Từ đó chàng lấy tên Bùi Cầm Hổ. Lần khác, có kỵ ở nhà Thái miếu bọn triều thần vốn ghen ghét Bùi Cầm Hổ đã đốt trầm trong lư hương không lót tro để khi Hổ bưng lên cho vua phải bỏng tay. Đang lúng túng không biết làm lúc nào để bưng cái lư đến trao cho vua làm lễ, chàng chợt sáng ý xé ngay thân năm của chiếc áo tế dùng làm một thứ giẻ lót rất tốt và sau đó cả Hổ và vua đều dùng tay không để cầm lư mà không việc gì. Đến khi Hổ vào quỳ đọc "chúc văn" được nửa chừng thì cây nến bị chúng thổi tắt, nhưng nhờ có trí nhớ tuyệt vời, chàng cứ đọc thẳng một mạch. Nhờ thế, vua lại càng khen ngợi Hổ. Lần tiếp theo, ở quê hương chàng thường bị nạn hán hán, chàng biết có một khe nước trên núi Đụn chảy ra phía Đông Bắc. Để bắt khe nước đó chảy về phía Tây Bắc tưới vào đồng điền, chàng cho chọn những con trâu mộng cày cho mấy đường từ khe sâu trên núi Đụn thẳng phía Kẻ Treo. Lại bừa cho mấy đường từ phía núi Đồng Trùy ở phía Đông Bắc. Tự nhiên một ngọn khe mới lập thành, dòng nước cuồn cuộn tưới cho hàng vạn mẫu đất. Nhân dân vùng đó rất cảm ơn Hổ. Họ dựng đền thờ Hổ ở ngay chân núi bên cạnh khe. Bùi Cầm Hổ là nhân vật được dân gian xây dựng khá chi tiết vì có cả tên họ, quê quán. Điều đó làm tăng tính hiện thực cho câu chuyện đồng thời thể hiện việc trao đặt niềm tin, niềm mơ ước của nhân dân vào nhân vật. Anh xuất thân nông dân nhưng có sự phán đoán như người xử án, anh cũng có cách xử lí tính huống nguy cấp rất nhanh nhạy. Anh không chỉ làm bọn quan lại khuất phục mà điều quan trọng hơn hết là anh biết kiến tạo, mang lại mùa màng bội thu cho dân.
Hình ảnh nhân vật chàng trai có trí thông minh cũng xuất hiện trong nhiều truyện cổ tích Đức: Chàng thợ may thông minh, Người nhạc công tài ba,
Con quỷ bị nhốt trong lọ, đều nói về các chàng thanh niên có trí thông minh.
Các chàng trai này có điểm chung là bằng trí tuệ của mình, dùng mưu mẹo đánh lừa các con vật hoặc quỷ dữ.
Trong truyện Chàng thợ may thông minh [20, tr. 85], có một nàng công
chúa kiêu kì nói sẽ kết hôn với ai giải được các câu đố của nàng. Trong số rất nhiều người đã thử, chỉ có chàng thợ may thứ ba đoán được câu đố về màu tóc của công chúa là màu bạc và vàng. Công chúa vô cùng kinh ngạc nhưng tiếp tục đưa ra yêu khác khó hơn cho chàng trai. Cô muốn chàng thợ may phải làm bạn với con gấu trong chuồng một đêm. Nếu sáng hôm sau chàng ta vẫn còn sống thì công chúa sẽ lập tức cử hành hôn lễ. Chàng thợ may liền vạch sẵn kế hoạch, anh đánh lừa được con gấu, kẹp chân gấu lại. Khi gấu được thả ra và đuổi theo anh ta vắt chân hình chữ ngũ để dọa gấu, gấu tưởng là cái kìm khiến gấu đau đớn hôm trước liền cúp đuôi chạy mất [20, tr. 88]. Vậy là chàng thợ may cưới được nàng công chúa. Trong câu chuyện này, trí thông minh đi liền với sự gan dạ và sự dũng cảm.
Trong truyện Người nhạc công tài ba [20, tr. 141], người nhạc công
muốn tìm một người bạn đồng hành. Trên đường tìm kiếm anh gặp sói, cáo, thỏ nhưng anh đều không thích các con vật này. Anh không cần những con vật không cùng tiếng nói làm bạn mà cần một con người để làm bạn thực sự. Vì không muốn các con vật này đi cùng nên anh ta đã lừa sói cho chân vào hốc cây rồi chèn đá lại, buộc chân sói vào ngọn cây cao, khiến thỏ bị chói hai mươi vòng quanh gốc cây. Anh nhạc công không hề khó khăn gì để làm được những việc đó. Anh biết lợi dụng sự cả tin và chút mưu mẹo đã lừa được các con vật.
Ở truyện Con quỷ bị nhốt trong lọ [20, tr. 187] kể về chàng thanh niên học theo người bố vào rừng đốn củi. Anh đến gần gốc cây sồi và nghe được tiếng kêu cứu. Anh mở nắp một cái lọ bé tí thì một con quỷ chui ra. Nó to lớn dần và dọa ăn thịt kẻ vừa cứu nó. Anh học trò giả bộ nói với con quỷ rằng không tin nó là quỷ, nếu nó chui lại vào cái lọ bé tí kia thì anh sẽ tin. Con quỷ mắc mưu chui lại vào lọ, anh ta vội đậy nắp nhốt quỷ như cũ. Con quỷ lại tiếp tục kêu cứu và hứa thưởng tiền cho anh. Thấy anh học trò không dễ dàng thả mình ra lần nữa, quỷ hứa sẽ cho anh một cái khăn thần kì. Nếu sát một đầu cái
khăn vào vết thương thì vết thương sẽ lành, còn đầu kia sát vào sắt thì sắt biến thành bạc [20, tr. 190]. Nhờ có sự bình tĩnh nên anh đã tìm ra cách xử lí tình huống rất thông minh khiến con quỷ phải trả công anh một thứ rất quý giá. Từ đó anh thanh niên trở thành thầy thuốc lừng danh và trở nên giàu có.
Các câu truyện cổ tích trên của Đức đều nói về nhân vật các chàng trai thông minh (anh học trò, anh thợ may, chàng nhạc công...). Mỗi nhân vật được tác giả dân gian xây dựng với các hoàn cảnh và tình huống khác nhau. Tuy vậy họ có điểm tương đồng là dùng trí thông minh để cứu thoát mình khỏi những mối đe dọa, rắc rối trong cuộc sống. Nói cách khác, việc bộc lộ trí thông minh đúng cách đã cứu sống họ, thay đổi cuộc sống của họ. Nếu họ không vận dụng hết trí thông minh của mình thì tính mạng của bản thân họ sẽ không được bảo toàn.
Vẫn nói về nhân vật chàng trai thông minh nhưng trong các truyện Anh
chàng đánh trống, Quả cầu pha lê thì các chàng trai này lại có điểm chung là
biết lợi dụng nhân vật khác, tận dụng được cơ hội tốt cho mình.
Truyện Anh chàng đánh trống [20, tr 351] được kể lại rằng: vào một đêm tối, anh đã nghe được lời cầu cứu của một cô gái. Để cứu nàng anh phải đi đến ngọn núi thủy tinh và vượt qua những tên khổng lồ. Chàng đã dùng tiếng trống của mình để dọa tên khổng lồ và nhờ hắn đưa đến ngọn núi. Khổng lồ chỉ đưa anh đến chân núi, sau đó anh thấy hai người tranh nhau cái yên ngựa thần kì. Anh đã bày ra cuộc thi chạy cho hai tên đó và nhân cơ hội leo lên yên ngựa. Vậy là anh đến được nơi cô gái bị giam dữ [20, tr. 354]. Anh đã vượt qua được những yêu cầu vô lí của mụ phù thủy nhờ sự giúp đỡ của cô gái và giải thoát được cho cô. Kết thúc câu chuyện là việc họ được sống bên nhau hạnh phúc.
Trong truyện Quả cầu pha lê [20, tr. 553)], chàng trai đã quyết định đến lâu đài Mặt trời để cứu nàng công chúa bị phù phép. Trên đường đi, chàng thấy hai tên khổng lồ tranh nhau một chiếc mũ. Đó là chiếc mũ thần sẽ đưa ai đội được nó đến bất kì đâu. Chàng liền nảy ra ý phân xử cho chúng,
chàng cầm chiếc mũ chạy ra xa và bảo hai người họ đuổi theo khi có tiếng gọi. Chàng đã lừa được hai tên khổng lồ, chàng đội mũ lên đầu và mũ đưa chàng đến lâu đài [20, tr. 554]. Chàng đã hoàn thành tốt mọi yêu cầu của nàng công chúa. Chàng lấy được quả cầu pha lê, tiêu diệt được tên phù thủy, cứu được nàng công chúa, giải thoát được hai người anh của mình giúp họ trở về nguyên hình [20, tr. 556].
Những truyện cổ tích trên của Đức đều thuộc nhóm cổ tích thần kì. Các chàng thanh niên đều chiến đấu nhằm mục đích cứu giúp người khác. Khi đối diện với các tình huống cụ thể, họ nhạy bén, linh hoạt, tranh thủ sự giúp đỡ của người khác. Điều đó cũng là một chi tiết thể hiện sự thông minh của nhân vật.
Hay là trong truyện Vua trộm [20, tr. 343], kể về anh chàng ăn trộm nhưng huênh hoang về tài của mình. Điều này khiến cha mẹ anh buồn phiền và khiến Bá tước (cha đỡ đầu của anh ta) rất tức giận. Bá tước muốn thử tài anh nên yêu cầu anh trộm rất nhiều thứ của Bá tước. Lần thứ nhất bá tước thách anh trộm được con ngựa trong chuồng của ông, anh trộm đã lừa được bọn lính canh gác và lấy được ngựa. Thứ tiếp theo Bá tước thách đố anh trộm chính là khăn trải giường và chiếc nhẫn cưới của bà bá tước. Cũng giống như những lần trước, anh đã nghĩ ra cách để lấy nó. Anh đóng giả làm tên trộm rồi giả giọng của Bá tước và lấy được hai thư đó dễ dàng. Lần thứ ba theo yêu cầu của Bá tước, anh cũng mang được cha xứ đến trước mặt ông bằng một mẹo lừa nhỏ. Bá tước cũng phải công nhận anh ta là tên trộm có nhiều mưu mẹo. Bằng sự nhanh trí và mưu mẹo, vua trộm đã thực hiện công việc trộm của hắn một cách rất tài tình. Hắn chỉ trộm của nhà giàu, không trộm của nhà nghèo. Tuy công việc của hắn là một việc trái đạo đức nhưng dân gian lại xây dựng công việc đó lên như một tài năng của anh ta. Vua trộm đã vượt qua nhiều lần thách đố của Bá tước một cách rất đỗi kinh ngạc khiến một ngươi cẩn trọng như ông cũng bị mắc mưu mà không hề hay biết. Để làm được điều đó không phải là một người bình thường mà phải là một người có trí thông minh và sự phán đoán tài tình.