Những kiểu nhân vật thông minh chỉ xuất hiện trong truyện cổ tích Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật thông minh trong truyện cổ tích đức và việt nam (Trang 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.4. Những kiểu nhân vật thông minh chỉ xuất hiện trong truyện cổ tích Đức

2.2.4.1. Nhân vật ông già

Nếu trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam thường thấy xuất hiện nhân vật ông Bụt, bà Tiên thì trong truyện cổ Grimm có sự xuất hiện của kiểu nhân vật ông già có kiến thức uyên thâm, tường tận mọi truyện trong trời đất.

Trong truyện Cây sắt trổ hoa [20, tr. 16] kể về một ông già râu bạc đã

làm cho thượng đế bực mình. Thượng đế đã tước hết mọi phép thuật của ông, đưa cho ông một nhành cây sắt và yêu cầu ông đi tìm nơi thích hợp trồng làm sao cho cây sắt nở hoa. Ông già đi mãi, vượt qua rất nhiều núi rừng, sông suối để tìm được nơi co thể trồng nhánh cây sắt. Cuối cùng ông quyết định trồng cây đó lên mồ ba người con trai của một bà lão. Nhờ những giọt nước mắt khóc con

mà cây sắt không những nở hoa mà còn kết trái [20, tr. 18]. Vì vậy, ông già râu bạc đã vượt qua được sự thách đố của thượng đế.

Việc tìm được nơi trồng cây sắt đã bộc lộ được sự suy tính chính xác của ông già bởi không phải bất kì nơi nào cây sắt cũng có thể sống sót. Chỉ ở đâu đó có sự sâu sắc, chân thành tuyệt đối thì điều kì diệu mới sảy ra. Trên thế gian này thì không có gì thiêng liêng, chân thành bằng những giọt nước mắt của người mẹ.

2.2.4.2. Nhân vật công chúa

Trong truyện Ông già Rinkranh [20, tr. 36] thì công chúa chính là nhân vật thông minh thoát ra khỏi sự giam cầm của ông già Rinkranh. Truyện kể rằng: Có ông vua nọ cho đắp một ngọn núi thủy tinh, nếu ai trèo qua được ngọn núi mà không ngã thì sẽ được làm phò mã. Công chúa đã xin trèo qua cùng một chàng trai nhưng nàng bị rơi xuống dưới đáy một cái hang. Nàng gặp một ông già, ông ta bắt nàng làm nhiều việc. Một lần ông già đi vắng, nàng đóng hết các cửa chỉ chừa cửa thông gió. Đợi khi ông thò đầu vào, cô đóng cửa lại làm kẹp bộ râu của ông. Ông kêu la nhưng cô yêu cầu ông cho biết chỗ giấu thang thì sẽ mở cửa. Cô bắc thang trèo ra khỏi núi rồi mở cửa thông gió cho ông già và đi thẳng về hoàng cung [20, tr. 37]. Trong hoàn cảnh khó khăn khi phải đối mặt với một ông già độc ác, cô đã vận dụng hết sự can đảm, trí thông minh, buộc ông già để cô thoát khỏi ngọn núi.

2.2.4.3. Nhân vật người nông dân

Người nông dân vốn là hình tượng nhân vật quen thuộc trong truyện cổ tích. Họ chăm chỉ, tháo vát và thông minh trong công việc của họ. Trong truyện

Những người khôn [20, tr. 310], bác nông dân phải đi xa, dặn dò vợ ở nhà bán

bò nhưng vợ bác đã để kẻ xấu lừa lấy đi mất hai trong ba con bò. Bác vô cùng tức giận nhưng vẫn ra đi tìm xem thế nào. Bác nhìn thấy một người đàn bà ngu đần khác. Bác nói bác là người trên trời rơi xuống và đã gặp chồng bà ta ở trên trời thế là người đàn bà mang hết tiền đưa cho bác nói là gửi cho người chồng

đã chết [20, tr. 312]. Người con trai của người đàn bà đó dùng ngựa đuổi theo người trên trời rơi xuống đó. Bác nói dối với hắn là người hắn cần tìm đã đi lên núi, hắn ta đưa ngựa cho bác nhờ bác đi tìm hộ người đó về. Bác cười thầm trong bụng, lên ngựa phi về nhà. Vậy là dựa vào sự nhanh trí, bác nông dân đã có được tiền và con ngựa tốt bù vào hai con ngựa đã mất. Trong câu truyện này, tuy bác dùng mưu mẹo mang tính lừa người khác, nhưng việc làm của bác dưới con mắt của tác giả dân gian lại chứng tỏ bác rất khôn ngoan. Tác giả dân gian không hề phê phán bác mà mừng cho bác vì đã gỡ lại được hơn những gì bác mất. Đó là câu truyện phải dùng con mắt của dân gian và hoàn cảnh của bác để đánh giá.

Trong truyện khác là Bác nông dân và con quỷ [20, tr. 371] kể về mộ bác nông dân khôn ngoan và ranh mãnh. Có một con quỷ đến đòi chia hoa lợi với bác, bác mặc cả là cho nó cái mọc trên mặt đất, bác lấy cái mọc dưới mặt đất. Quỷ đồng ý, thế là vụ này bác trồng củ cải. Quỷ biết mình bị lừa, lần sau quỉ đổi ý sẽ lấy ngược lại. Mùa tới bác lại chuyển sang gieo lúa, bác cắt gần sát đất, còn lại góc dạ là của quỷ. Quỷ tức giận đến nỗi chui xuống vực. Có thể nói, việc bác đổi cây trồng cho thấy bác rất khôn ngoan. Bác là người nông dân thông thái, biết tính toán và đối đãi với kẻ ở không mà muốn hưởng lợi. Câu chuyện đã để lại cho người đọc những tiếng cười lí thú và sự khâm phục với trí thông minh của bác nông dân.

Từ hai câu truyện cổ tích của Đức ta thấy được người nông dân tuy chân lấm tay bùn nhưng rất thông thái. Họ am hiểu mùa vụ, cây trồng và biết quý trọng thứ họ làm ra (Bác nông dân và con quỷ). Chính vì vậy họ luôn tìm cách bảo vệ và tận dụng hết tất cả những hoa màu mà họ bỏ công sức làm ra. Còn đối với những kẻ muốn cướp tài sản của họ, họ sẽ tìm cách bảo vệ và lấy lại

(Những người khôn). Ngoài ra họ có cách xử lí tình huống rất khéo léo, không

Cũng kể về những người nông dân thông thái, truyện Cô gái khôn ngoan [20, tr. 588] kể về hai cha con bác nông dân nghèo khó. Người con gái

bác là người thông minh, dự đoán được trước điều sẽ sảy ra với cha cô. Khi họ cuốc đất thấy một cái cối bằng vàng, cha cô quyết định dâng cối vàng cho vua. Cô đoán vua sẽ đòi thêm chày vàng và sự thật xảy ra như cô đoán. Vì không có chày, vua đã tống giam cha của cô. Sau này vua ra một câu đố cho cô gái để thử sự thông minh. Vua thấy cô đã giải được câu đố và biết nàng thật sự thông minh nên lấy làm hoàng hậu. Lần khác hoàng hậu đã giúp người nông dân mất ngựa đối đáp với vua, vua tức giận đuổi nàng về quê và nói nàng được quyền mang theo thứ gì quan trọng nhất. Nàng cho vua uống rượu pha thuốc ngủ và mang theo vua về quê. Vua thức dậy và xúc động vô cùng. Không chỉ vua nhận ra sự thông minh tuyệt đối của cô gái mà nhân dân cũng thấy rõ điều đó. Nàng thông minh, nhân hậu, xử lí mọi việc gọn nhẹ. Nàng vừa có thể đoán được trước sự việc vừa ứng phó sự việc trước mắt rất khôn khéo khiến ai cũng phải tâm phục. Nàng đại điện cho những cô gái thuần nông, nghèo khó, chăm chỉ mà trí tuệ.

Có một kiểu nhân vật vừa có thể xếp vào mối quan hệ gia đình vừa có thể xếp vào mối quan hệ xã hội là kiểu nhân vật trẻ thơ. Đây là kiểu nhân vật được tác giả dân gian hai nước Việt - Đức đã dành rất nhiều sự quan tâm đến. Trí thông minh của những đứa trẻ được nhân dân khắc họa khác với người lớn nhưng vô cùng sinh động và đáng khâm phục. Có một điều rất đặc biệt là ngược với số tuổi và kinh nghiệm của một đứa trẻ thì những đứa trẻ trong các câu chuyện lại khiến người lớn ngạc nhiên và thán phục về khả năng của mình. Đó là những đứa trẻ giàu trí tuệ, có khả năng xử lí tình huống rất nhanh nhẹn, hoạt bát, hoạt ngôn.

Trong truyện cổ tích Việt Nam có nhiều truyện kể nói về kiểu nhân vật này như truyện Con mối làm chứng, Em bé thông minh,...

Truyện Con mối làm chứng [6, tr. 553], xuất hiện một đứa bé thông

minh, lanh lợi đã khiến chủ nợ là cụ Bá hách dịch phải khuất phục, xóa nợ cho cha mẹ cậu bé. Em bé này không chỉ thể hiện trí thông minh một lần mà được thể hiện hai lần. Lần thứ nhất là vào một năm đói kém cha mẹ cậu bé phải vay cụ Bá cả vốn lẫn lãi là ba mươi quan. Một hôm cụ bá đích thân đến đòi nợ nhưng bố mẹ cậu đi vắng. Khi được hỏi bố mẹ đi đâu, cậu bé trả lời bằng một câu đố khiến cụ Bá không hiểu: “Bố tôi đi chém cây sống, trồng cây chết. Mẹ tôi đi bán gió mua que” Cụ bá hứa sẽ xóa hết nợ cho bố mẹ cậu nếu cậu giải đố. Cụ đã chỉ vào con mối cho nó là nhân chứng. Cậu bé ưng thuận giải đố, cụ Bá thấy đúng còn khen bé rồi ra về. Nhưng mấy hôm sau cụ Bá lại cho người đến đòi nợ, bố mẹ cậu bé nài nỉ xin khất, cậu mới đem câu chuyện cụ Bá hứa xóa nợ ra kể. Cuối cùng cụ Bá kiện lên quan quan cho cậu bé lên đối chất. Cậu bé nói:

- Bẩm quan có kẻ làm chứng, Chính lúc ấy cụ bá trỏ vào một con mối đang leo cột nhà bảo nó làm chứng.

Nghe nói vậy cụ Bá cướp lời:

- Mối đậu đũa cả chứ làm gì có mối leo cột nhà.

Quan liền phán:

- Như vậy lúc ông hứa với nó quả thị có con mối làm chứng, thế là đủ. Vậy ông phải làm theo lời đã hứa.

Cụ bá cứng họng tiu nghỉu đi ra. Còn cha con nhà nọ ra về sung sướng vì đã thắng lợi. Qua câu chuyện cho thấy em bé là người lanh lợi, không run sợ trước kẻ mạnh. Thêm vào đó, em còn rất chủ động trong việc ra câu đối và ứng phó. Có thể nói trí thông minh của một đứa trẻ đã vượt ra khỏi độ tuổi và sự tưởng tượng của người lớn.

Còn trong truyện Em bé thông minh [6, tr. 563] đã xây dựng lên hình ảnh đứa trẻ thần đồng, khiến người lớn phải tâm phục khẩu phục. Cậu bé cũng bộc lộ trí thông minh rất nhiều lần. Lần đầu tiên là lúc em bé trả lời được câu đố

của viên quan khi ông đi dò la nhân tài. Lần tiếp theo là khi vua ban cho làng ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực mà yêu cầu sau một năm trâu phải đẻ thành chín con . Em bé đã khuyên dân làng thịt ăn. Lần này, em bé cũng thay mặt dân làng hóa giải mội chuyện. Lần thứ ba là lần cậu bé trả lời câu đố vua giao cho chính mình. Lúc đối đáp với vua, em bé khiến vua không những không trách phạt mà còn bật cười. Câu đố lần thứ tư kể về việc có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên nước ta có nhân tài hay không, họ sai sứ giả đưa sang một cái vỏ con ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc. Vua quan đưa mắt nhìn nhau không trả lời được câu đố oái oăm ấy. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Một viên quan mang dụ chỉ của vua đến nhà em bé hỏi. Nghe quan trình bày ngọn ngành câu đố của sứ giả ngoại quốc, em bé không đáp, chỉ hát lên một câu:

Tang tính tang! Tính tình tang!

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng Bên thời lấy giấy mà bưng,

Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang Tang tình tang...

Nghe được câu hát của em bé, vua và các triều thần như mở cờ trong bụng. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua trước con mắt kính phục của sứ giả nước láng giềng.

Trong truyện này em bé thông minh đã vận dụng sự nhanh trí, lanh lợi của một đứa trẻ mà giải đáp được câu đố. Lần thứ nhất, hỏi lại quan một câu hỏi tương tự. Lần thứ hai để vua tự nói ra điều phi lí. Lần ba, chủ động đố lại vua. Lần thứ tư, dùng kinh nghiệm dân gian để giải đố. Việc em bé giải được câu đố của sứ giả láng giềng còn mang một ý nghĩa lớn lao là cứu nguy cho đất nước. Điều đó chứng tỏ với nước láng giềng rằng nước Việt Nam có rất nhiều

nhân tài. Đó có lẽ cũng là niềm tin và niềm ước mơ của dân gian đã đặt vào trong truyện cổ tích.

Trong truyện Trạng Hiền [6, tr 578], nhân vật Hiền cũng thông minh giống như em bé trong truyện Em bé thông minh. Trạng Hiền là ông trạng nổi danh và nhỏ tuổi nhất lịch sử Việt Nam. Hiền học một biết mười, chả mấy chốc đã nổi tiếng thần đồng. Năm 12 tuổi, Hiền đi thi và đậu luôn Trạng nguyên. Khi Hiền vào bái mạng trước sân rồng, khi đối đáp với vua, vua thấy Trạng đối đáp cộc lốc, cho là trẻ con chưa biết lễ phép bên cho Trạng về nhà học lễ phép trong ba năm. Hồi ấy có sứ nhà Nguyên đưa sang ta một câu đố để thử xem nước Nam có nhân tài chăng. Cả vua lẫn quan đều ngẩn ra, không biết làm sao mà đoán được, vua vội sai một viên quan văn đi mời ngay Trạng về triều. Viên quan phi ngựa nước đại tìm về làng Trạng, thấy một lũ trẻ đang đùa nghịch ở gốc đa đầu làng, quan thử ra một câu đối để dò xem Trạng có mặt trong đám ấy chăng:

- Tự (字) là chữ, cất giằng đầu, chữ tử (子) là con: con ai con ấy?

Hiền tay vẫn chơi đùa, miệng đáp lại ngay:

- Vu (于) là chưng, chặt ngang lưng, chữ đinh (丁) là đứa: đứa nào đứa này.

Đáp đoạn, bỏ chạy về nhà. Khi viên quan tìm được vào nhà thì thấy Hiền đang đun bếp. Hắn lại ra một câu đối:

- Ngô văn quân tử viễn bào trù, hà tu mị táo (Tôi nghe người quân tử xa chỗ bếp núc, sao lại nịnh ông Bếp).

Hiền đối đáp lại:

- Ngã bản hữu quan cư đỉnh nại, khả tạm điều canh (Ta vốn ở ngôi khanh tướng nhưng nay tạm nêm canh).

Biết đích là Trạng nhưng Hiền không chịu đi. Về sau vua phải cho quân gia mang cờ quạt võng lọng đến đón Hiền vào triều. Trước mặt sứ thần của một cường quốc, ông trạng nhỏ tuổi ấy cầm cục than viết ra một chữ "điền" (田)

giữa sân rồng. Thấy giải đáp đúng, sứ thần lặng lẽ rút lui. Về sau, vua ban thưởng cho Trạng rất hậu và tuy Trạng còn ít tuổi cũng phong chức thượng thư. Trạng Hiền vừa là người thông minh, có tài đối đáp rất nhanh và chuẩn xác. Ngoài ra Trạng Hiền tuy còn nhỏ nhưng có khí phách của trang anh hùng. Cũng giống như em bé thông minh, dù chỉ là một đứa trẻ nhưng Trạng Hiền đã cứu nguy cho đất nước. Thêm một lần nữa, nước Việt ta khảng định với các nước láng giềng rằng nước ta có rất nhiều người tài giỏi. Điều đó khiến các nước có ý đồ xâm chiếm nước ta phải coi chừng.

Kiểu nhân vật đứa trẻ thông minh này cũng xuất hiện ở trong truyện cổ tích nước Đức. Trong truyện Yêu quái dưới giếng [20, tr. 15] có sự xuất hiện của những đứa trẻ thông minh, vượt qua sự truy đuổi của yêu quái. Có hai anh em vui đùa ở bờ giếng, do sự hiếu kì mà nhảy xuống giếng. Trong giếng có con yêu quái và nó đã bắt hai đứa trẻ phải phục tùng nó. Cuối cùng thì hai đứa trẻ tìm cách bỏ trốn. Khi yêu quái phát hiện ra, đứa em đã ném bàn chải đánh răng xuống đất và nó biến thành hàng vạn vót chông cao vút. Lần tiếp theo người anh ném chiếc lược xuống đất, nó biến thành rừng chông nhọn hoắt. Lần thứ ba, người em đặt chiếc gương xuống đất, nó biến thành dãy núi gương sáng chói và ngăn cản được yêu quái.

Hai đứa trẻ trong câu chuyện vừa có bản tính hiếu kì của trẻ con nói chung vừa là những đứa trẻ nhanh trí trong việc xử lí tình huống. Việc chạy trốn và bị truy đuổi có thể coi là tình huống cấp bách và việc đối đầu với yêu quái cũng là điều đáng sợ. Nhưng hai đứa trẻ rất dũng cảm đối diện, không run sợ. Nếu run sợ thì có lẽ chúng đã không thể tự giải thoát được chính mình. Chính tình huống khó khăn đã giúp các em bộc lộ được bản lĩnh và trí tuệ của mình. Câu chuyện có phần kì ảo bởi đối tượng mà những đứa trẻ đối đầu là lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật thông minh trong truyện cổ tích đức và việt nam (Trang 50)