Những kiểu nhân vật thông minh chỉ xuất hiện trong truyện cổ tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật thông minh trong truyện cổ tích đức và việt nam (Trang 47 - 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Những kiểu nhân vật thông minh chỉ xuất hiện trong truyện cổ tích

Việt Nam

2.2.3.1. Nhân vật quan

Nhân vật những vị quan xử án đã lâu không còn xa lạ đối với nhân dân. Trong một xã hội luôn có sự đối lập giữa giữa cái thiện với cái ác, cái chính với cái tà thì một vị quan xử án nghiêm minh luôn là hình tượng mẫu mực trong lòng nhân dân. Đặc điểm chung của những vị quan này là muốn lấy lại công lí, lẽ phải cho người đúng, vạch tội kẻ sai trái vi phạm luật pháp, đạo đức. Trong việc phân xử, quan là người có tốc độ xử án mau lẹ, có sự phán đoán thần kì tìm ra những cách giải quyết vấn đề. Trong truyện cổ tích Việt Nam nhân vật quan xuất hiện khá phổ biến: Sợi bấc tìm ra thủ phạm, Phân xử tài tình, Tra tấn

hòn đá, Người đàn bà mất tích...

Truyện Sợi bấc tìm ra thủ phạm [6, tr. 772] đã xây dựng hình ảnh ông quan hết lòng xử án, bảo vệ công lí. Quan đã giải quyết được vụ án tưởng chừng như bó tay vì không có bằng chứng nhưng quan đã dùng một mẹo nhỏ mà gỡ được vụ án. Ngày xưa có một tay phú thương tên là Phong. Trong số các lái có một người tên là Ninh được chủ rất tin cậy nhưng Ninh lại tằng tịu với vợ Phong. Một hôm, vào ngày đầu năm, mười chiếc mành sắp sửa xuất phát, Ninh lẻn theo đường tắt đón ở một bụi rậm xông ra đánh chết Phong. Đoạn, hắn nhanh chân chạy về mành, vừa kịp lúc sắp sửa nhổ neo. Án mạng đưa lên nhưng không có một chứng cớ gì để tìm ra hung thủ. Sau bao nhiêu ngày hỏi cung không tìm ra manh mối, quan địa phương đành phải đệ vụ án lên quan trên xét xử. Sau cùng, có một người trong đám ty thuộc xin hiến Quan một mẹo nhỏ có thể tìm ra thủ phạm. Lập tức quan sai bắt bọn lái và các thủy thủ đến miếu Ông. Quan cho mỗi người phải ngậm một đoạn bấc vào miệng, Quan nói Thần đã chứng kiến cái ngày Phong bị giết và đã biết ai là thủ phạm. Khi ngậm bấc vào, nếu người ngay thì không việc gì cả, nếu là người gian thì nở dài hơn của những người khác. Khi nghe quan bắt ngậm bấc, Ninh sinh ra bàng hoàng

lo lắng nên lúc gần sáng, hắn đã cắn bớt đi một tý. Ninh sa vào mẹo của quan nên đành thú nhận tất cả.

Trong câu chuyện này nếu Quan cứ trông chờ vào bằng chứng sống thì những vụ án bị xóa hết dấu vết sẽ rất khó lòng tìm ra thủ phạm. Quan đã dùng mưu mẹo đúng lúc với đúng người nên xử được vụ án giết người tưởng chừng như bó tay. Đó là biểu hiện của trí thông minh xuất trúng của những vị quan xử án. Họ luôn tìm ra một hướng đi nào đó dù vụ án tưởng là vô vọng được phơi bày ra ánh sáng.

Qua truyện Phân xử tài tình [6, tr. 775], tác giả dân gian lại xây dựng được hình ảnh Quan là người thông thái, phân xử công bằng và khiến kẻ xấu cũng phải cúi đầu nhận tội. Quan đã liên tiếp xử thành công nhiều vụ án: vụ tranh chấp nhau một miếng vải của hai người đàn bà, chuyện bị mất cắp gà của người dân, chuyện mất cắp trong chùa. Đối với mỗi vụ án quan lại có cách ứng biến khác nhau tùy vào sự tình và đối tượng phạm tội. Đối với vụ án tranh chấp tấm vải, Quan nghĩ ra cách phân xử là đem cắt tấm vải ra làm đôi, chia cho mỗi người một nửa. Thấy thế, một người đàn bà bỗng ôm mặt khóc thút thít. Lập tức quan sai trả cả tấm cho người đàn bà ấy rồi thét lính trói người kia lại vì chỉ có chủ nhân thực sự của tấm vải mới đau xót bật ra tiếng khóc kia. Quả nhiên, sau một hồi tra khảo, người đàn bà kia đành cúi đầu nhận tội. Ở vụ án khác, thấy một người đàn bà đang gân cổ lớn tiếng chửi kẻ bắt trộm con gà. Quan lệnh cho mỗi người tát cho mụ một cái vào má, cho rõ đau để trả nợ việc mụ xúc phạm đến sự yên tĩnh của hàng xóm. Mặc dầu ai cũng ghét mụ ngoa ngoắt, người ta vẫn thấy thương con người đã mất gà lại bị đánh, cho nên ai cũng sẽ tay và nhẹ mỗi người một cái vào má cho xong. Chỉ có tên trộm vả mụ một cái thật đau cho bõ tức. Đối với vụ án mất trộm ở chùa, trong khi hòa thượng làm lễ, Quan bảo mỗi người một tay cầm cành phan và tay kia cầm một nắm thóc đã ngấm nước. Có một chú tiểu có tật mới giật mình, nên thỉnh thoảng lại nhìn trộm tay cầm nắm thóc nên quan đã phát hiện ra.

Đối với vụ án mất tài sản trực tiếp thì quan đánh vào tài sản để khiến kẻ mất của phải tiếc của. Còn vụ án mất trộm thì quan lại nắm bắt tâm lí kẻ trộm mà giải quyết. Quan dùng những cách khác nhau để giải quyết những vụ án phức tạp khác nhau. Quan không chỉ thông minh có sẵn mà còn nhanh trí hơn người, không chỉ dùng đến cái mạnh của hình phạt mà còn nắm bắt được tâm lí của người khác.

Ngoài ra, các truyện Người đàn bà mất tích và Tra tấn hòn đá cũng kể về những vị quan xử án. Quan cũng có những đặc điểm chung giống như những câu truyện kể trên. Quan là người biết nhìn xa trông rộng, phán đoán tài tình. Nhân dân luôn có niềm tin vào công lí và Quan chính là người cho nhân dân đáp án chính xác nhất, công bằng nhất để họ không cần tìm đến thần linh nữa.

2.2.3.2. Nhân vật thầy đồ

Trong xã hội phong kiến xưa, những người học sinh đã thi qua 3 kỳ thi đỗ Tú Tài thì được nhân dân gọi là ông đồ. Vì họ chỉ đậu những kỳ thi cấp thấp, chưa đủ cao để được nhà nước bổ làm quan do đó họ phải học thêm để thi những kỳ thi cao hơn do nhà nước tổ chức, đồng thời họ kiếm sống bằng những nghề dạy học hay còn gọi là thầy đồ. Với nhân dân, thầy đồ là người thanh cao, có kiến thức uyên thâm và được coi trọng.

Trong câu chuyện Nữ hành giành bạc [6, tr. 301], nhân vật thông minh chính là nhân vật cụ đồ còn nhân vật đưa ra lời thách đố là nhân vật cô gái (người vợ của cậu học trò). Câu chuyện kể về một cô gái là con một nhà nho, nhan sắc xinh đẹp, đã hay chữ lại tính nết rất đoan chính. Cô được gả cho một anh chàng con nhà phú hộ, bẩm tính ngu độn lại thích chơi bời lêu lổng. Cô gái tự nhủ sẽ có tìm cách làm cho người chồng ăn học nên người. Nàng đã đưa ra cho người chồng một câu đối và nói khi nào chồng đối được mới cho chung chăn gối: “Chồng phương Đông , vợ phương Tây, nín lặng cho hay, chớ lòng Nam Bắc”. Người chồng đem câu đối đó cầu cứu người thầy của mình. Người

trái đạo càn khôn”. Bất đồ lúc đó có cậu học trò nghe lỏm được. Anh học trò này nhân lúc trời nhá nhem đã đến gõ cửa và đối lại câu đối của cô gái. Nàng ta đã mở của cho hắn vào vì tưởng là chồng mình thật. Đến nửa đêm người chồng thật mới đến, cô gái vỡ lẽ ra sự thật, kêu khóc thảm thiết đến mất trí và cắn lưỡi tự tử. Cậu học trò đem chuyện cái chết của vợ mình báo cho thầy. Hôm sau thầy đem câu đối đó ra đố các học trò và nói sẽ có thưởng. Cụ đọc luôn câu đối của cô gái đó, trong khi các học khác đang suy nghĩ thì đứa bất lương phản bạn hí hửng đọc lại nguyên văn câu đối nghe lỏm được. Lập tức cụ đồ biết thủ phạm chính là nó, cụ thét cho các học trò trói hắn lại giải lên quan và hắn phải chịu án trung thân.

Từ câu truyện trên ta thấy thầy đồ là người tận tâm với học trò. Thầy là người có kiến thức uyên thâm, không những vậy thầy còn đóng vai trò như một vị quan phá án. Trong tâm trí của nhân dân thầy đồ là một kiểu nhân vật đại diện cho những con người có tâm, thông thái. Nhân vật thầy đồ (ông đồ) là kiểu nhân vật chỉ xuất hiện trong truyện cổ tích Việt Nam, vì đó là cách gọi riêng của dân gian Việt Nam đối với những người dạy chữ thời xưa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật thông minh trong truyện cổ tích đức và việt nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)