Sự phản ánh các quy tắc ứng xử và giá trị đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật thông minh trong truyện cổ tích đức và việt nam (Trang 76 - 85)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Sự phản ánh các quy tắc ứng xử và giá trị đạo đức

Việc ứng xử trong truyện cổ tích thường được xem xét trong các mối quan hệ gia đình và mối quan hệ xã hội. Trong mối quan hệ gia đình là cách

ững xử giữa các thành viên khác nhau như: giữa ông bà với con cháu, giữa vợ với chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa các anh - chị - em, giữa các anh em cùng cha khác mẹ. Trong đó, mối quan hệ cha mẹ và con cái là thiêng liêng nhất. Cũng nằm trong mối quan hệ gia đình thì mối quan hệ chứa nhiều mâu thuẫn gay gắt nhất là mối quan hệ gữa dì ghẻ và con riêng của chồng. Xung đột dì ghẻ con chồng là một hiện tượng đặc hữu và tiêu biểu của xã hội phụ hệ. Khi có tranh chấp về quyền lợi thì mối xung đột có thể rất gay gắt hơn bao giờ hết.

Trong truyện Hansel và Grethel của Đức đã phản ánh rõ nét cách ứng xử giữa người mẹ ghẻ và những đứa con riêng của chồng. Người dì ghẻ không chỉ một lần mà nhiều lần khuyên người chồng của mình bỏ rơi hai đứa con riêng vào trong rừng. Nếu như lần đầu tiên hai đứa trẻ bị bỏ rơi trong rừng vẫn tìm được đường về nhà thì lần thứ hai người dì ghẻ bảo người chồng đưa những đứa trẻ đó vào rừng sâu hơn [20, tr. 207 - 208]. Sự căm ghét của người dì ghẻ trong truyện cổ tích không bao giờ giảm đi mà luôn có sự tăng dần. Tuy nhiên, những đứa con riêng đó cũng không cam chịu số phận mà chúng tìm cách thoát khỏi cái chết. Kết thúc câu chuyện vẫn là một cái kết có hậu. Người dì ghẻ chết đi và người cha được đoàn viên với hai đứa con.

Vẫn trong mối qian hệ giữa cha mẹ và con cái, truyện Ông nội và đứa cháu trai lại nói về sự bất hiếu của người con trai và người con dâu đối với người cha của mình. Ông già bị điếc, chân tay hay bị run vì vậy mà mỗi lần ăn ông thường làm rơi thức ăn ra bàn. Hai người con cảm thấy kinh tởm, họ cho ông ăn một mình ở bên góc bếp mà chẳng bao giờ cho ăn no. Cách đối xử của những đứa con đã khiến ông già nhiều lần rơi nước mắt [20, tr. 402]. Cuối cùng, chính người con trai của cặp vợ chồng chính là người cháu là người thương ông nhất và khiến cha mẹ em hối hận. Truyện này đã phản ánh sự xuống cấp đạo đức nghiêm trọng của con cái đối với đấng sinh thành. Họ đã vô tình quên đi công lao sinh thành và nuối nấng của cha mẹ.

Trong truyện Chọn vợ lại kể về mối quan hệ giữa người mẹ và con trai. Khi được con trai hỏi về cách lựa chọn một cô gái, người mẹ đã bày cho con

cách thử thách các cô gái bằng việc ăn uống [20, tr. 484]. Người mẹ có cách cư xử rất tinh tế, bà đưa ra lời khuyên để cậu con trai tự mình quan sát. Người con trai làm theo lời mẹ dặn và kết quả là anh tìm ra được người con gái ý nhị, tiết kiệm. Câu chuyện này đã phản ánh mối quan hệ tốt đẹp giữa người mẹ với người con và mang tính giáo dục cao. Cách dạy con bằng việc cho lời khuyên của người mẹ trong truyện cổ tích của Đức là một cách rất hay.

Các quy tắc ứng xử được phản ánh trong truyện cổ tích Việt Nam cũng tương đối phong phú và phức tạp. Điều đáng nói là mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình không phải lúc nào cũng thuận hòa, êm ấm mà chứa đựng nhiều mâu thuẫn.

Mối quan hệ vợ chồng được nhắc đến rất nhiều, có nhiều sự đối lập. Người vợ thường là những người con gái hết mực xinh đẹp, nết na, ngoan hiền, chung thủy. Còn người chồng thì ngu dốt hoặc được sinh ra trong gia đình giàu có nhưng ăn chơi, phá phách, không biết bảo vệ hạnh phúc gia đình.

Trong truyện Gái ngoan dậy chồng, để có thể bảo vệ, gìn giữ được mối quan hệ giữa vợ và chồng người vợ đã phải nhẫn nhịn rất nhiều lần. Khi bị chồng đuổi đi, nàng ta vẫn hi vọng có ngày tái hợp. Đặc biệt là nàng ta có cách thử thách chồng rất khôn khéo. Nàng để người chồng đến xin ăn ba lần, cho công việc để làm. Nàng khiến người chồng của mình hiểu được phải vất vả, kiên nhẫn mới có được cái ăn[6, tr.630- 631]. Người chồng cuối cùng đã biết dùng sức lao động để kiếm tiền, quý trọng đồng tiền do mình kiếm ra, từ bỏ cờ bạc. Sự hồi tâm chuyển ý từ một kẻ ham chơi thành người chín chắn của người chồng cho thấy thành quả công sức của người vợ đã bỏ ra.

Trong các truyện Giết chó khuyên chồng, Con vợ khôn lấy thằng chồng dại như bông hoa lài cắm bãi cứt trâu, Mưu trí đàn bà cũng phản ánh cách ứng

xử của người vợ với người chồng của mình. Trong các truyện kể trên đều xuất hiện hình bóng người chồng kém hiểu biết, ham chơi, vô tích sự. Những người vợ vẫn một lòng thủy chung, khuyên can chồng (Giết chó khuyên chồng), giải

quyết khó khăn cho chồng (Con vợ khôn lấy thằng chồng dại như bông hoa lài

cắm bãi cứt trâu)...

Việc ứng xử giữa chàng rể và bố vợ cũng nảy sinh nhiều tình huống bất ngờ. Trong truyện Chàng rể thong manh đã kể lại rất nhiều sự việc giữa chàng rể với các thành viên trong gia đình vợ. Đầu tiên, anh đối đáp khéo léo làm bố vợ thấy anh là con nhà khá giả, người có học, con nhà có giáo dục tử tế [6, tr.487]. Sau khi về làm rể nhà vợ, anh tiếp tục gặp phải liên tiếp các tình huống éo le: chuyện cày ruộng, chuyện rơi xuống giếng, chuyện đĩa xôi của mẹ vợ... Ở rể là một việc nảy sinh rất nhiều tình huống khó khăn với một anh chàng thong manh nhưng anh đều ứng xử khéo léo khiến bố vợ không có gì phàn nàn, mẹ vợ nể phục chàng rể vì anh làm mọi việc rất thạo. Tất cả có được là nhờ trí thông minh trong cách cư xử của chàng rể.

Ở kiểu truyện chứa nhân vật thông minh này, việc ứng xử giữa cha mẹ và con cái cũng được đề cập trong truyện cổ tích Việt Nam tuy nhiên nó không nổi bật như các mối quan hệ khác trong gia đình. Trong truyện Em bé thông minh thì cậu bé không những ngoan ngoãn, chăm chỉ mà còn ứng phó thay cha.

Còn truyện Con mối làm chứng, đứa con trong gia đình cũng là người con hiếu thảo, gỡ rối cho cha mẹ. Qua đó có thể thấy, tình cảm giữa cha mẹ và con cái trong những truyện trên rất tốt đẹp, có sự kính trên nhường dưới.

Về cách ứng xử giữa các nhân vật trong mối quan hệ quan hệ xã hội thì truyện cổ tích Đức và Việt Nam đều phản ánh rất chân thực. Truyện Chàng thợ may thông minh của Đức kể cách ứng xử giữa chàng thợ may với nàng công

chúa kiêu kì. Công chúa là người đại diện cho tầng lớp trên, là người đưa ra câu đố kén chồng. Nàng cũng là người nuốt lời và đưa ra thêm thử thách khó khăn cho chàng thợ may [20, tr. 86]. Còn chàng thợ may chấp nhận vượt qua các thử thách khác của công chúa không hề phản bác dù biết thử thách đó rất nguy hiểm. Chàng là người có địa vị thấp hơn, người nhận lời thách đố nên có sự ứng xử rất vừa vặn, hợp lí. Chàng chỉ hành động để chứng minh khả năng của mình.

Hay trong truyện Người đầy tớ thông minh kể về mối quan hệ giữa anh hầu John và chủ nhân. John đi chăn bò nhưng để mất bò. Khi ông chủ hỏi về bò thì anh đáp lảng sang câu chuyện về ba con sáo. Câu chuyện anh kể chẳng liên quan đến việc mất bò nhưng lại rất thú vị, khiến ông ta quên đi chuyện mất bò và không trách phạt [20, tr. 495]. Câu chuyện này phán ánh mối quan hệ chủ - tớ nhưng không hề có sự đối xử gay gắt giữa chủ và tôi tớ. Truyện đã phản ánh cách ứng xử rất khôn ngoan, khéo léo và dễ thông cảm của anh hầu. Một câu truyện khác là Grethel khôn ngoan cũng kể về chủ nhân và cô hầu gái. Đó là

một cô hầu đã ăn mất hai con gà mà cô nướng cho ông chủ tiếp khách. Khi khách đến cô đã bày trò làm cho khách bỏ chạy còn ông chủ thì không hề trách phạt nửa lời [20, tr. 400]. Trong hai truyện này, ông chủ là người dễ tính còn người hầu thì vô cùng hoạt bát và nhanh trí. Qua hai câu truyện kể về mối quan hệ giữa chủ nhân và người hầu trong truyện cổ Đức cho thấy đây là kiểu truyện có nhiều tình tiết rất vui và hấp dẫn của cổ tích Đức.

Trong truyện Cô gái khôn ngoan lại kể cách ứng xử giữa bác nông dân

và cô con gái với vua. Truyện này nói đến mối quan hệ giữa một người ở vị trí tối cao và những người ở vị trí đáy của xã hội, một người đưa ra mệnh lệnh và một người thực thi. Vua không những được cung kính mà còn có quyền yêu cầu mọi thứ (được dâng cối đòi thêm chày). Bác nông dân là người trung thành khi dâng vật quý cho vua còn cô gái thông minh vừa phục tùng mệnh lệnh vừa có cách ứng xử đúng mực với vua.

Các quy tắc ứng xử trong mối quan hệ xã hội ở truyện cổ tích Việt Nam được tái hiện qua cách ứng xử giữa vua quan với nhân dân, giữa chủ nhân và người hầu, giữa thầy với trò, giữa những kẻ háo sắc với những người phụ nữ...

Nhân vật vua xuất hiện trong truyện cổ tích Việt Nam thường không đóng vai trò chính, mà đóng vai trò là người có quyền lực, đưa ra sự thưởng phạt đối với nhân dân. Trong câu truyện Em bé thông minh thì vua thể hiện việc biết trọng người tài giỏi ở chỗ khen ngợi và ban thưởng. Còn cậu bé thông

minh là cậu bé vô tự, có phần đối đáp tự tin mà đúng mực [6, tr. 563]. Đây là cách ứng xử rất hợp với đạo lí trên dưới của người Việt.

Trong truyện Nữ hành giành bạc phản ánh mối quan hệ giữa thầy đồ -

học trò - người phụ nữ (vợ học trò). Thầy giúp cậu học trò khổ tâm giải được câu đố của người vợ. Trước nỗi éo le của người học trò và cái chết của vợ cậu ta, thầy cũng sẵn lòng giúp cậu truy ra thủ phạm giải mối oan khuất cho người phụ nữ xấu số [6, tr. 303]. Câu chuyện gợi lên mối quan hệ thầy - trò tốt đẹp theo đúng truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta. Người thầy không những truyền tri thức mà còn dậy đạo lí làm người, uốn nắn những cái đúng, cái sai cho học trò. Với những học trò sai phạm, thầy đồ xử lí thẳng tay và trừng phạt thích đáng.

Nói về mối quan hệ giữa những người có chức có quyền với những người thấp bé, yếu ớt thì trong truyện Cô gái lừa thầy sãi, xã trưởng và ông quan huyện đã phản ánh điều đó. Cô gái là một người góa chồng mặt mày sáng

sủa. Thấy vậy nhiều anh chàng thường ngấp nghé, trong số đó có thầy sãi, xã trưởng và quan huyện. Họ đều dày công thả lời ong bướm với cô [7, tr. 504]. Truyện này phơi bày cách cư xử thấp kém của những kẻ có chức quyền. Còn cô gái đã hẹn với cả ba vị đến cùng một buổi tối, tạo ra cuộc va chạm không cần thiết, khiến chúng tự xử lí lẫn nhau. Đó là cách ứng xử táo bạo mà khôn khéo của cô gái.

Mối quan hệ giữa chủ nhân và người hầu lại được phán ánh trong truyện

Giận mày tao mày ở với ai. Trong câu chuyện này thì phú ông là kẻ tự cho

mình có tính nhẫn nại và bày ra nhiều trò bắt kẻ hầu người hạ phải làm theo. Trớ trêu thay, lần này phú ông đã gặp phải một anh hầu rất thông minh, nhanh trí. Anh ta chủ động đưa phú ông vào nhiều tình huống khó chịu. Cuối cùng, phú ông đã tự phản thừa nhận sức chịu đựng của mình đã hết hạn: “mày làm cho ông suýt mất đầu, không giận mày sao được” [7, tr. 524]. Câu chuyện phản ánh mối quan hệ giữa chủ nhân và người hầu thời xưa. Chủ nhân thường tự cho

mình quyền bóc lột sức lao động, ra lệnh và được hưởng sự phục vụ. Còn kẻ hầu hạ thì luôn e dè, vâng lời và phục vụ tận tình. Tuy vậy, giống như câu chuyện Giận mày tao mày ở với ai cũng có những kẻ hầu rất thông minh, lanh lợi trong cách ứng xử, phục vụ chủ nhân của mình.

Còn trong các câu truyện Sợi bấc tìm ra thủ phạm, Phân xử tài tình, Người đàn bà mất tích... thì nói đến mối quan hệ giữa quan với người dân.

Trong tất cả các câu truyện đều xây dựng được nhân vật người quan thông minh, tài trí cách xử lí, cư xử đúng mực với dân chúng. Quan đóng vai trò là một vị bao công công bằng, liêm chính hết mực vì dân.

Truyện cổ tích Đức và Việt Nam đều đặt nhân vật thông minh vào hầu hết các mối quan hệ gia đình và xã hội. Việc ứng xử của các nhân vật thông minh đều rất linh hoạt. Nhân vật thông minh thường là nhân vật nhỏ tuổi hoặc yếu thế. Đó là những đứa con riêng, đứa trẻ, ông cụ già, người vợ... Nhưng cùng một mối quan hệ thì đôi khi truyện cổ tích Đức có sự phản ánh khác với truyện cổ tích Việt Nam, ví dụ như trong mối quan hệ giữa cha mẹ ruột và con cái. Trong truyện cổ tích Đức (Người ông và đứa cháu trai) phản ánh sự đối xử tệ bạc giữa con cái và cha mẹ thì trong truyện Việt Nam (Con mối làm chứng) lại phản ánh tình yêu thương lẫn nhau. Việc ứng xử giữa chủ - tớ trong truyện cổ tích Đức và Việt Nam cũng có sự khác biệt. Trong truyện cổ tích Đức, đó là mối quan hệ khá là hài hòa, ít mâu thuẫn (Grethel khôn ngoan, Người đầy tớ thông minh). Còn trong truyện cổ tích Việt Nam thì đó là mối quan hệ chứa

đựng nhiều xung đột (Giận mày tao ở với ai). Điều đó cho thấy môi trường văn hóa xã hội của mỗi nước sẽ có sự chi phối khác nhau đến cách ứng xử của nhân vật thông minh.

Ngoài ra trong truyện cổ tích Đức và Việt Nam còn phản ánh cách ứng xử giữa con người với loài vật. Qua việc khảo sát truyện cổ tích Đức cho thấy mối quan hệ giữa con người và loài vật được nhắc đến khá nhiều. Các con vật thường xuất hiện với vai trò là con vật đền ơn, con vật trợ giúp hoặc con vật là

sự trở ngại đối với nhân vật thông minh. Còn nhân vật thông minh luôn có cách ứng phó thích hợp với chúng. Trong truyện cổ tích “Chàng thợ may thông minh”, anh thợ may đã dùng mưu trí chế ngự và lừa được con vật gian mãnh là

con hổ. Trong truyện “Người nhạc công tài ba” thì anh nhạc công đã dùng trí thông minh của mình lừa được rất nhiều con vật trên hành trình của mình (sói, cáo và thỏ). Ngoài ra còn có sự xuất hiện của những nhiều con vật thân thuộc khác trong truyện cổ tích Đức như con ngựa trong “Những người khôn”, con

bò trong truyện “Người đầy tớ thông minh”, con gà trong truyện “Grethel khôn

ngoan”... Mối quan hệ giữa người và vật cũng xuất hiện trong truyện cổ tích Việt Nam nhất là nhóm truyện cổ tích loài vật nhưng lại ít xuất hiện trong nhóm truyện cổ tích sinh hoạt.

Những quy tắc ứng xử giữa người với những lực lượng siêu nhiên, thần kì cũng vậy. Chúng xuất hiện nhiều trong nhóm truyện cổ tích thần kì, ít xuất hiện trong truyện cổ tích chứa nhân vật thông minh của Việt Nam. Trong truyện cổ tích Đức, các yếu tố thần kỳ, lực lượng siêu nhiên xuất hiện khá phổ biến. Lực lượng siêu tự nhiên bao gồm: con quỷ, mụ phù thủy, lũ yêu quái, gã khổng lồ... Còn những yếu tố thần kì có thể là: chiếc mũ, chiếc yên ngựa, chiếc gương, lược... Những yếu tố thần kì như chiếc mũ trong truyện “Quả cầu pha lê”có thể đưa người đội đến bất kì nơi đâu, quả cầu pha lê có sức mạnh phá bỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật thông minh trong truyện cổ tích đức và việt nam (Trang 76 - 85)