Sự phản ánh ước mơ và khát vọng của con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật thông minh trong truyện cổ tích đức và việt nam (Trang 85 - 94)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Sự phản ánh ước mơ và khát vọng của con người

Truyện cổ tích luôn chứa đựng những ước mơ, khát vọng của nhân dân về một xã hội công bằng, ấm no, hạnh phúc. Có phải chăng khi đất nước còn sơ khai, xã hội còn nhiều hỗn loạn, cuộc sống của nhân dân còn nghèo khó nên

dân gian đã đặt hết những ước mơ, mong muốn của họ vào văn học dân gian mà đặc biệt là truyện cổ tích. Vì xã hội có nhiều oan trái nên nhân dân xây dựng nên hình tượng những vị quan bao công, thanh liêm chính trực. Vì đời sống nhân dân còn nghèo khổ, thiếu thốn mà xuất hiện những người chăm phụ nữ chỉ, hiền lành, đảm đang và giàu đức hi sinh. Do xã hội còn nhiều người ít học nên xuất hiện những thầy đồ thông thái, những chàng trai và em bé thông minh hơn người. Xây dựng nhân vật thông minh, truyện cổ tích luôn đặt nhân vật trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ và vô vàn thách thức khắc nghiệt. Các kiểu nhân vật: quan lại, người giàu có, người dì ghẻ, người chồng ngu dốt... luôn luôn đối lập với nhân vật thông minh. Nếu như trong diễn biến câu chuyện, các nhân vật chính diện bị nhân vật phản diện ức hiếp, bóc lột, hãm hại thì khi kết thúc truyện hầu như các nhân vật chính diện lại được hưởng cuộc sống hạnh phúc, giàu sang, được dân gian đề cao và ca ngợi. Còn các nhân vật phản diện bị kết thúc truyện sẽ bị trừng phạt thích đáng: mất hết của cải, mất cả tính mạng và bị nhân dân phê phán mạnh mẽ. Nhân vật thông minh chính là nhân vật tư tưởng của câu chuyện và cũng là nhân vật được nhân dân gửi gắm mọi ước mơ, nguyện vọng của mình.

Trong truyện cổ tích Đức ta bắt gặp vô số những nhân vật mang ước mơ khát vọng của nhân dân Đức. Đó là những đứa trẻ bị đối xử bất công sẽ gặp may mắn (Hansel và Grethel, Yêu quái dưới giếng), ông già khẳng khái vượt qua thử thách (Cây săt trổ hoa), người lính dũng cảm nhận được thành quả

như ý (Những đôi giày nhảy rách), người nông dân chịu khó gặt hái thành quả lao động (Bác nông dân và con quỷ)...Họ đều là những nhân vật có phẩm chất tốt đẹp nhưng chưa thật sự may mắn. Họ được tác giả dân gian gửi gắm niềm tin trong đó. Chỉ những người ở hiền mới gặp lành, làm việc tốt sẽ được đền đáp xứng đáng.

Ở truyện cổ tích Việt Nam ta cũng bắt gặp những giấc mơ đẹp, những khát vọng tự do, hạnh phúc và xã hội công bằng ở mỗi truyện cổ tích. Đó là nỗi

oan khuất của nhân dân cần những vị quan xử án công bằng (Phân xử tài tình,

Sợi bấc tìm ra thủ phạm, Người đàn bà mất tích...), chàng trai hiền lành chăm

chỉ được đổi đời(Giận mày tao mày ở với ai, Bùi Cầm Hổ), đứa trẻ thông minh được công nhận tài năng (Trạng Hiền). Tất cả các nhân vật trên đều nhận được những kết quả có hậu khi vượt qua thử thách.

Truyện cổ tích của Đức và Việt Nam phần nào phản ánh được hiện thực xã hội thời xa xưa và cả những ước mơ, khát vọng đẹp đẽ của nhân dân. Mỗi truyện cổ tích đều được nhân dân gửi gắm một thông điệp nào đó.

Tiểu kết chƣơng 3:

Nhân vật trong truyện cổ tích Đức và Viêt Nam rất phong phú, đa dạng. Mỗi kiểu nhân vật lại được khắc họa bởi những yếu tố khác nhau, mang một ý nghĩa tư tưởng hoàn toàn khác nhau. Qua nhân vật thông minh, các tác giả dân gian cho thấy

quan niệm của mình về vai trò của trí tuệ trong đời sống hằng ngày. Để khắc hoạ

nhân vật thông minh tác giả dân gian rất ít quan tâm đến việc mô tả ngoại cảnh, ngoại hình và tâm lý nhân vật mà khắc họa nhân vật thông minh bằng nhiều phương thức khác nhau: phương thức đối đáp, phương thức giải câu đố, phương thức lập mưu, vượt thử thách.

Mỗi truyện cổ tích chứa đựng một câu chuyện, một hoàn cảnh sống. Qua việc khảo sát những truyện có chứa nhân vật thông minh truyện cổ tích Đức và Việt Nam đã thấy rõ hiện thực khách quan, các quy tắc ứng xử, các giá trị đạo đức và những ước mơ, khát vọng của nhân dân hai nước. Đó cũng là một trong những điểm tương đồng phổ biến trong truyện cổ tích của các dân tộc khác nhau trên thế giới. Bởi lẽ, truyện cổ tích được tạo nên bởi các tác giả dân gian và có sự lưu hành đặc biệt.

KẾT LUẬN

1. Truyện cổ dân gian do quần chúng nhân dân sáng tác ra nhằm phản ánh những sự kiện, sự việc xảy ra trong cuộc sống hàng ngày và trong cộng đồng xã hội. Truyện là những sáng tác ngắn, dung lượng vừa đủ để lý giải vấn đề. Do tính chất truyền miệng nên truyện dân gian thường có kết cấu đơn giản, nội dung dễ hiểu và nhiều dị bản. Xét về góc độ văn hóa truyện dân gian mang dấu tích văn hóa của một thời đã qua và dấu tích ấy được ẩn giấu đằng sau những chi tiết, cốt truyện, những sự kiện xảy ra trong quá trình diễn biến câu chuyện. Trong kho tàng truyện cổ tích Đức và Việt Nam, có rất nhiều “mảnh vỡ của dấu tích văn hóa” còn lưu lại đến ngày nay. Nó liên quan đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán sinh hoạt của hai đất nước thời xa xưa mà ngày nay chỉ còn trong tâm thức. Đồng thời, truyện cổ dân gian trong đó có truyện cổ tích phản ánh ước mơ, nguyện vọng của người xưa về một xã hội tốt đẹp, một cuộc sống ấm no, hạnh phúc…Truyện cổ tích đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp của trí tuệ và tâm hồn tràn đầy tinh thần lạc quan của nhân dân. Song điều kì diệu đặc biệt làm nên sức hấp dẫn của truyện cổ tích là những nội dung triết lý sấu sắc và thẫm đẫm tình người ấy lại được thể hiện bởi những hình tượng nhân vật sinh động, kết cấu truyện hài hòa có tầm khái quát lớn.

2. Với sự xuất hiện của nhân vật thông minh, nó đã trở thành đối tượng để nhân dân gửi gắm ước mơ lành mạnh, lạc quan đầy sức sống. Nhân vật thông minh có vai trò quan trọng là đấu tranh chống lại các thế lực gian ác trong xã hội, mang lại hạnh phúc cho nhân vật và giành lại công bằng cho những con người lương thiện. Để có được những hình tượng nhân đẹp đẽ và sống lâu trong lòng người đọc, dân gian đã dùng nhiều phương thức xây dựng dân vật khác nhau. Chính điều đó đã góp phần làm nên sức hấp dẫn kỳ diệu nhất của truyện cổ tích từ muôn đời nay. Cũng vì vậy, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, phối hợp với các ngành khác như khảo cổ học, văn hóa học để lý giải thỏa đáng hơn,

khoa học hơn về những giá trị văn hóa, văn học còn tiềm ẩn trong mỗi câu chuyện dân gian.

3. Truyện cổ tích của Đức và Việt Nam có tính dân tộc sâu sắc, gắn riêng với đặc điểm dân tộc. Mặt khác, giữa các truyện cổ tích Đức và cổ tích Việt Nam tìm thấy những truyện có cốt truyện kể tương đồng về hình thức, đề tài, mô típ, nhân vật. Đặc biệt là trong truyện cổ tích Đức và Việt Nam đều xuất hiện kiểu nhân vật thông minh. Từ truyện cổ tích hai nước, nhận diện được những nét tương đồng trong từng phương diện như sự phản ánh hiện thực, sự phản ánh các quy tắc ứng xử và giá trị đạo đức, sự phản ánh ước mơ và khát vọng của con người. Nguồn gốc của sự tương đồng trên, đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cho rằng nguyên nhân là ở sự di trú của con người từ nơi này đến nơi khác; bên cạnh đó, những giá trị bất biến trong tư duy con người ở khắp nơi (ước mơ về hạnh phúc, quan niệm thiện thắng ác,...); hoặc cấu trúc ngôn ngữ có những mối quan hệ gần gũi cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự gần gũi nhau về cốt truyện, đề tài, motif . Hay điều này cũng có thể được giải thích bằng quá trình hình thành, lưu truyền và giao lưu văn hóa của truyện cổ tích giữa các quốc gia, dân tộc. Còn những nét khác nhau trong cách tổ chức cốt truyện, cách xây dựng hình tượng nhân vật thông minh phản ánh sự khác nhau về hiện thực sống, quan niệm sống và quan niệm đạo đức giữa hai đất nước. Điều đó có thể giải thích là do địa lí, môi trường sống khác nhau, nền văn hóa tập tục khác nhau,... Vấn đề nghiên cứu về sự phản ánh các giá trị văn hóa thông qua truyện cổ tích giữa hai nước có thể coi là một vấn đề có chiều sâu và chiều rộng. Những tri thức mà chúng tôi nghiên cứu được trong luận văn này sẽ là một nguồn tri thức để các công trình nghiên cứu sau này mở rộng hơn về các đề tài liên quan đến cổ tích Đức và Việt Nam, văn hóa, văn học Đức và Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Ngọc Anh (2004), Truyện cổ tích Grim, NXB Văn hóa thông tin.

[2] Ngọc Anh - Phạm Bích Liễu (2006), Truyện cổ Grim, NXB Hải Phòng. [3] Ăngghen (1963), Cách mạng dân chủ tư sản Đức, Khoa học, Hà Nội.

[4] Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [5] Lê Nguyên Cẩn (2016), Tác gia tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà

trường, NXB Đại học Sư Phạm.

[6] Nguyễn Đổng Chi (2014), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Tập 1,2,3,

NXB Trẻ.

[7] Nguyễn Đổng Chi (2014), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Tập 4,5, NXB Trẻ. [8] Nguyễn Đổng Chi (1957), Gặp lại một người bạn nhỏ, NXB Hà Nội.

[9] Nguyễn Đổng Chi (1932 - 1933), Kho sách bạn trẻ, NXB Vinh.

[10] Nguyễn Đổng Chi (1956), Lược khảo về thần thoại Việt Nam, NXB Hà Nội. [11] Nguyễn Đổng Chi (1999), Túp lều nát, NXB Hà Nội.

[12] Lý Xuân Chung (2005), Nghiên cứu so sánh truyện cổ Hàn Quốc và Việt Nam: Thông qua tìm hiểu sự tích động vật, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

[13] Mai Chương (2007), Truyện cổ Grimm toàn tập, NXB Văn Nghệ.

[14] Chu Xuân Diên (2008), Nghiên cứu văn hóa dân gian: phương pháp, lịch

sử, thể loại, NXB Giáo dục.

[15] Chu Xuân Diên (1997), “Về phương pháp so sánh trong nghiên cứu văn

học dân gian” - Tạp chí Văn học, (số 9).

[16] Chu Xuân Diên, Lê Chí Quế (1998), Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[17] Chu Xuân Diên (1989), Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học,

Trường đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh - Khoa Ngữ văn xuất bản, TPHCM.

[18] Deep Punia (1993), Social Values in Folklore (Hệ giá trị xã hội trong văn

hóa dân gian), Rawat Publication.

[19] Đặng Anh Đào - Hoàng Nhân - Lương Duy Trung - Nguyễn Đức Nam - Nguyễn Thị Hoàng - Nguyễn Văn Chính - Phùng Văn Tửu (2007), Văn học phương Tây, NXB Giáo dục.

[20] Minh Đức (2014), Truyện cổ Grim, NXB Văn học.

[21] Nguyễn Xuân Đức (2011), Thi pháp truyện cổ tích thần kì người Việt, NXB Văn hóa dân tộc.

[22] Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif, NXB Khoa học xã hội.

[23] Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[24] Cao Huy Đỉnh (1969), Người anh hùng làng Gióng, NXB Trẻ.

[25] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2009), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục.

[26] Nguyễn Bích Hà (1998), Thạch Sach và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á, NXB Giáo dục.

[27]Đặng Thị Thu Hà (2008), Nhân vật trí xảo trong truyện cố tích Việt Nam,

trang Thông báo văn hóa, NXB Khoa học xã hội.

[28] Thích Trung Hậu (2004), Những chuyện cổ Việt Nam mang màu sắc phật giáo, NXB Tôn giáo Hà Nội.

[29] Kiều Thu Hoạch (2001), So sánh típ truyện Trầu Cau ở Trung Quốc với

típ truyện cùng loại ở Việt Nam và Campuchia - bàn về tục ăn trầu và văn hóa quyển trầu cau ở Đông Nam Á, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 4.

[30] Nguyễn Thị Huế (1996), Nhân vật xấu xí và tài ba trong truyện cổ tích các

dân tộc Việt Nam, NXB Hà Nội.

[31] Nguyễn Thị Huế (chủ biên) (2012), Từ điển type truyện dân gian Việt Nam, NXB Lao động.

[32] Phạm Thị Thu Huyền (2011), Kiểu truyện nhân vật thông minh trong tiểu

loại truyện cổ tích sinh hoạt người Việt, Luận văn thạc sĩ văn học.

[33] Nguyễn Văn Hiệu (2009), “Tiếp cận hệ giá trị văn hóa Việt Nam từ góc

nhìn xuyên văn hóa”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (số 305).

[34] Lương Văn Hồng (2007), Truyện cổ Grim tập 1, NXB Kim Đồng. [35] Lương Văn Hồng (2007), Truyện cổ Grim tập 2, NXB Kim Đồng.

[36] Jacob và Wilhelm Grimm (1812), Kinder-und Hausmaerchen, NXB Various. [37] Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (1997), Văn học dân

gian Việt Nam, NXB Giáo dục.

[38] Đinh Gia Khánh (1999), Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám, NXB Hội nhà văn Hà Nội.

[39] Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên (1972), Lịch sử văn học Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[40] Leopold Cadiere (1997), Về văn hoá và tín ngưỡng truyền thống người Việt, NXB Văn hóa thông tin.

[41] Ôn Thị Mỹ Linh (2013), Nhân vật nữ trong truyện cổ và các mã giá trị xã

hội: phân tích so sánh một số truyện cổ Đức và Việt Nam (Female

Characters in Folktales and the Code of Social Values: A Comparative Analysis of German and Vietnamese Tales. 2013). NXB Sieker Verlag.

[42] Huỳnh Lý (1960), Mấy nhạc sĩ thành Bơ Rem (The Bremen Town

Musicians), NXB Kim Đồng.

[43] Nguyễn Thị Nguyệt (2000), Khảo sát và so sánh một số típ và mootip truyện cổ dân gian Việt Nam – Nhật Bản, NXB Hà Nội.

[44] Hữu Ngọc dịch (1984), Truyện cổ Grim, NXB Văn học. [45] Hữu Ngọc (1994), Truyện cổ Grim, NXB Văn học.

[46] Hữu Ngọc dịch (2001), Kho tàng truyện cổ Grim, NXB Văn hóa thông tin. [47] Hữu Ngọc (2002), Truyện cổ Grim, NXB Văn học.

[49] Phan Ngọc (2004), Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin. [50] Phan Đăng Nhật (2011), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (Trước

Cách mạng tháng 8 – 1945), NXB Văn hóa.

[51] Park Yeon Kuan (2002), Nghiên cứu so sánh một số típ kể truyện cổ tích Việt Nam và Hàn Quốc, Luận án TSKH Ngữ văn.

[52] Hoàng Phê (chủ biên) (2009), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

[53] Đông Phong (1998), Về nguồn gốc văn hóa cổ truyền Việt Nam, NXB Mũi

Cà Mau.

[54] Lê Chí Quế (1999), Văn học dân gian Việt Nam, NXB Đại học quốc gia

Hà Nội.

[55] Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ biên soạn (1990), Văn học

dân gian Việt Nam, Giáo trình Đại học Tổng hợp.

[56] Robert Lowie (1945), Dân tộc Đức, NXB Tri thức.

[57] Robert Lowie (1920), Không gian văn hóa nguyên thủy, NXB Tri thức. [58] Nguyễn Minh San (1999), Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam, NXB

Văn hoá dân tộc, H.

[59] Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục.

[60] Nguyễn Thị Bích Thủy (2011), So sánh một số kiểu truyện cổ tích của các

tộc người sử dụng ngữ hệ Nam đảo ở Việt Nam và Indonesia, Luận văn

thạc sĩ văn học.

[61] Đỗ Binh Trị (1999)“Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học

dân gian”, NXB giáo dục Hà Nội.

[62] Hoàng Tiến Tựu (1998), Bình giảng truyện dân gian, NXB Giáo dục, Hà Nội. [63] Hoàng Tiến Tựu (1990), Văn học dân gian Việt Nam, tập 2, NXB Giáo

dục, Hà Nội.

[64] Nguyễn Như Ý (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, NXB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật thông minh trong truyện cổ tích đức và việt nam (Trang 85 - 94)