Đặc điểm nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật trong lĩnh nam chích quái lục từ góc nhìn tự sự học (Trang 40)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Đặc điểm nhân vật

2.3.1. Xuất thân, ngoại hình

Văn học trung đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung, thời kì đầu, các nhân vật anh hùng, hào kiệt được đưa vào văn học đều lấy nguyên mẫu từ hình ảnh các anh hùng trong lịch sử. Hình tượng nhân vật anh hùng, hào kiệt mang những đặc điểm của nguyên mẫu các anh hùng trong lịch sử về một số mặt như xuất thân, ngoại hình, phẩm chất, chiến công, hành trạng,… nhưng để làm hình tượng người anh hùng thêm đẹp và nhằm thực hiện mục đích chức năng, nghi lễ, tôn giáo nên tác giả văn học giai đoạn này đã thêm nhiều yếu tố lí tưởng hóa để nâng cao hình tượng nhân vật lên mức hoàn hảo, khác biệt so với con người bình thường.

Nhân vật anh hùng, hào kiệt là kiểu nhân vật được miêu tả nhiều nhất trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục. Nhân vật anh hùng, hào kiệt là nhân vật tài năng, mang những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, là tấm gương sáng treo trước cuộc đời. Hình ảnh và việc làm của họ được lấy làm chuẩn mực để người khác nhìn vào làm theo. Nhân vật anh hùng, hào kiệt luôn được ngợi ca, được vẽ với những nét vẽ hoàn hảo nhất.

Nhân vật anh hùng, hào kiệt có xuất thân đa dạng, họ có thể là những người có công lao với đất nước, công lao trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Họ cũng có thể là những người đã chết, sau đó báo mộng cho nhà vua, vua làm theo, hoàn thành việc lớn vua sẽ lập đền thờ.

Nhân vật Lạc Long Quân, Đổng Thiên Vương, Lang Liêu, Mai An Tiêm,... họ là những nhân vật anh hùng hào, kiệt điển hình. Xuất thân của nhân vật được nêu rất cụ thể, trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục có nhắc đến Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương và con gái Long Vương ở Hồ Động Đình, có nguồn gốc thần linh. Đổng Thiên Vương con trai của một ông phú đã lớn tuổi, ba tuổi không biết nói, nằm ngửa không ngồi dạy được,… mang những nét kì lạ khác người thường. Lang Liêu là con của Vua Hùng, là công tử thứ mười tám, mẹ mất sớm, không có nhiều người thân cận giúp đỡ. Mai An Tiêm sống vào đời Hùng Vương, là người ngoại quốc được vua mua về mà làm nô bộc, lớn lên thông minh, nhanh nhẹn nên được vua tin dùng,…

Mặc dù xuất thân khác nhau nhưng đều là người tài giỏi, thông minh, được xây dựng theo chiều hướng lí tưởng hóa, thần thánh hóa. Cách giới thiệu về xuất thân của nhân vật trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục giống kết cấu tiểu sử, nhân vật được giới thiệu về tiểu sử rất rõ ràng, cụ thể. Bởi mục đích chính của truyện thường dùng để giáo huấn, làm gương nên xuất thân của nhân vật rất quan trọng, liên quan đến phẩm chất, hành vi của nhân vật. Mặt khác, cách giới thiệu xuất thân nhân vật theo kết cấu tiểu sử, dựa trên một số nguyên mẫu là anh hùng có thật trong lịch sử, sẽ làm câu chuyện trở nên thật và gần gũi với cuộc sống hơn.

Cách giới thiệu xuất thân nhân vật trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục vẫn khá giống cách giới thiệu xuất thân nhân vật trong các tác phẩm văn học dân gian, đặc biệt là trong truyện cổ tích và truyền thuyết. Trong văn học dân gian, phần đầu truyện

luôn luôn là phần giới thiệu xuất thân, lai lịch nhân vật được kể. Trong truyền thuyết Sơn

Tinh, Thủy Tinh, xuất thân và lai lịch của Sơn Tinh, Thủy Tinh được tác giả dân gian

giới thiệu chi tiết ngay ở phần mở đầu truyền thuyết: “Hùng Vương thứ mười tám có một

người con gái tên là Mị Nương,… vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng” [27, tr. 31]. Trong truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên, nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ cũng được miêu tả xuất thân, lai lịch rõ

ràng, cụ thể ngay từ đầu tác phẩm: “Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là

Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ tên là Lạc Long Quân… Bấy giờ, ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần” [27, tr. 5]. Đa số các tác phẩm văn học dân gian đều có cách giới

thiệu xuất thân, lai lịch của nhân vật theo môtíp: nhân vật sống ở thời vua nào, đến từ đâu, tên tuổi, khái quát sự kiện gắn với số phận nhân vật đó. Cách giới thiệu xuất thân, lai lịch, hành trạng của nhân vật trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục cũng kế thừa môtíp của văn học dân gian. Ta có thể lấy ví dụ về các truyện trong tác phẩm Lĩnh Nam

chích quái lục với cùng một hình tượng nhân vật và sự kiện, để thấy được sự kế thừa, có

sáng tạo trong việc xây dựng cách mở đầu cho câu chuyện về nhân vật anh hùng, hào kiệt của một tác phẩm văn học trung đại, tiêu biểu là tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục. Trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục, truyện kể về nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ có tên gọi Truyện Họ Hồng Bàng. Trong truyện, xuất thân của nhân vật cũng được giới thiệu rõ ràng, cụ thể: “Đế Minh cháu ba đời họ Viêm đế Thần Nông sinh ra

Đế Nghi, sau đi tuần về phía Nam đến núi Ngũ Linh lấy được con gái bà Vụ Tiên rồi trở về, sinh ra Lộc Tục. Lại phong Lộc Tục là Kinh Dương Vương để trị đất Nam. Kinh Dương Vương có tài đi dưới thủy phủ, lấy con gái Long Vương ở hồ Động Đình sinh ra Sùng Lãm, hiệu là Lạc Long Quân, cho nối ngôi trị nước” [25, tr. 33-34]. Tương tự

nhân vật: “Lại theo truyện cũ ở sách Giao Châu của Lỗ Công, tương truyền rằng đại

vương Sơn Tinh họ Nguyễn, cùng vui ở với loài thủy tộc ở đất Gia Ninh, huyện Phong Châu. Thời vua Chu Noãn vương, vua Hùng thứ 18 đến ở đất Việt Trì, Châu Phong, lấy quốc hiệu là Văn Lang. Vua có người con gái tên là Mị Nương (cháu gái 27 đời của Thần Nông) có sắc đẹp. Thục vương Phán cầu hôn, nhà vua không bằn lòng, muốn chọn rể hiền. Mấy hôm sau, bỗng thấy hai người xưng là Sơn Tinh, một người là Thủy

Tinh đến để cầu hôn” [25, tr. 94]. Nhưng ta nhận thấy, cách giới thiệu xuất thân, lai

lịch của nhân vật anh hùng, hào kiệt trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục có phần đơn giản hơn, sát với thực tế, ít yếu tố li kỳ hơn so với truyện dân gian.

Nhân vật anh hùng, hào kiệt hay bất cứ nhân vật nào trong trong tác phẩm Lĩnh

Nam chích quái lục, ngoại hình chỉ được phác họa bằng những nét cơ bản, không miêu

tả cụ thể ngoại hình nhân vật xấu, đẹp ra sao bởi điều quan trọng họ tập trung vào là tính chất chức năng của nhân vật, chức năng giáo huấn qua hình ảnh nhân vật và những việc làm cụ thể của nhân vật đó. Trong Truyện Họ Hồng Bàng, nhân vật Lạc Long

Quân không được miêu tả về ngoại hình, chỉ có chi tiết khi Lạc Long Quân gặp Âu Cơ thì “bèn hóa thành một trang thiếu niên phong tư tú lệ” [25, tr. 36]. Lạc Long Quân chỉ được phác họa qua việc làm, hành động giúp đỡ nhân dân, làm nhiều việc tốt cho dân. Có lẽ do các truyện trong tác phẩm được ghi chép lại, đồng thời mục đích cuối cùng của các câu truyện đó nhằm thể hiện chức năng tôn giáo, tín ngưỡng, ngợi ca,… nên việc tập trung miêu tả hành động, việc làm của nhân vật chức năng, đặc biệt là hình tượng nhân vật anh hùng, hào kiệt gắn với những việc làm, hành động phi thường của nhân vật, sẽ được tập trung khắc họa rõ hơn để nhân vật đó phát huy và làm tròn chức năng của mình.

Nhân vật liệt nữ là những người phụ nữ có khí tiết hoặc có khí phách anh hùng. Văn học trung đại từ cuối thế kỉ XIV đã chịu ảnh hưởng của Nho giáo với nhiều qui tắc khắt khe, người phụ nữ càng phải tuân theo nhiều luật lệ của đạo Nho trong các mối quan hệ với cha, mẹ, chồng, con và xã hội. Trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục ta bắt gặp hình ảnh của những người phụ nữ vĩ đại đó là quốc mẫu Âu Cơ, Hai Bà Trưng Trắc, Trưng Nhị. Họ là những người phụ nữ có khí chất, mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp, đáng ngưỡng mộ

Nhân vật liệt nữ trong tác phẩm được giới thiệu không nhiều nhưng cũng đủ thông tin cho người đọc nắm bắt được. Xuất thân của nhân vật liệt nữ trong tác phẩm có thể là thần tiên (Âu Cơ), con gái của quan lớn, xuất thân là tiểu thư đài các (hai Bà Trưng), hoặc cũng có xuất thân nghèo khổ như nhân vật Man Nương. Trong Truyện Họ Hồng Bàng, Âu Cơ là con gái của Đế Lai, thuộc họ Thần nông, xuất thân thuộc

giống tiên. Nhân vật hai bà Trưng được giới thiệu chi tiết hơn “Theo sách Sử ký thì hai

Bà Trưng vốn dòng họ Hùng, chị tên là Trắc, em tên là Nhị, người huyện Mê Linh, đất Phong Châu, con gái quan Hùng tướng, đất Giao Châu. Xưa Trắc lấy Thi Sách người huyện Chu Diên” [25, tr. 82]. Trong tác phẩm Truyện Man Nương, nhân vật Man

Nương được giới thiệu về xuất thân khá chi tiết: “Thời Hiến đế nhà Hán, quan thái thú

là Sĩ Nhiếp đóng đô thành ở bờ phía nam sông Bình Giang. Phía nam thành đó có chùa thờ phật, có vị sự từ phương tây tới, hiệu là Già la đồ lê, trụ trì ở đấy, có phép đứng một chân, mọi người đều kính phục, gọi là tôn sư kéo nhau tới học đạo. Hồi ấy có người con gái tên là Man Nương, cha mẹ đều đã mất, nghèo khổ vô cùng, cũng tới đó dốc lòng theo học đạo Phật, nhưng vì ả có tật nói lắp, không thể cùng chúng tụng kinh, thường ở dưới bếp vo gạo, nhặt rau, nấu nướng cho các vị tăng trong chùa và khách tứ phương tới học” [25, tr. 84]. Cũng giống như các nhân vật anh hùng, hào kiệt, xuất

thân của các nhân vật liệt nữ cũng mang tính chất tiểu sử, được giới thiệu khái quát, gắn với triều đại và thời gian lịch sử, làm câu chuyện và nhân vật trở nên hấp dẫn và có độ tin tưởng cao hơn, ít yếu tố hư cấu.

Về ngoại hình, nhìn chung cũng giống như các nhân vật khác, nhân vật liệt nữ không được miêu tả nhiều. “Âu Cơ có dung mạo đẹp kì lạ” [25, tr. 36]. Nhân vật hai bà Trưng và Man Nương chỉ được khắc họa về tính cách, yếu tố ngoại hình không được nhắc đến. Yếu tố ngoại hình cũng là một trong những yếu tố có vị trí quan trọng trong việc xây dựng bức chân dung hoàn chỉnh của nhân vật, đặc biệt là nhân vật liệt nữ. Trong văn học giai đoạn từ thế kỉ X – XIV, với sự ảnh hưởng của Nho giáo ngày càng mạnh mẽ, hình tượng người phụ nữ cần được khắc họa rõ nét hơn về cả ngoại hình và tính cách, điều đó mà còn giúp người đọc có cảm nhận toàn diện hơn về hình tượng nhân vật. Về khía cạnh này, những truyện trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục

Tuy nhiên, nghiên cứu hệ thống nhân vật của tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục ở góc độ xuất thân, ngoại hình, đa số cách kể về các nhân vật tương đối giống nhau, song có xuất thân, ngoại hình của nhân vật Hà Ô Lôi mang một số nét khác biệt, trên cở sở vẫn kế thừa một số yếu tố của văn học dân gian.

Có thể nói, về xuất thân của nhân vật Hà Ô Lôi, Truyện Hà Ô Lôi vận dụng

môtíp khá phổ biến của văn học dân gian đó là môtíp sinh nở thần kì. Truyện Hà Ô Lôi có sử dụng môtíp giao hợp thần kì giữa người thường và thần linh, nhưng sự giao hợp thần kì đó có sự khác biệt so với môtíp truyền thống ở chỗ nếu như Sọ Dừa, Thánh Gióng là những bậc anh hùng, tài năng thì Hà Ô Lôi lại được sinh ra với vẻ ngoài của một dị vật tầm thường. Sự ra đời kì lạ của Hà Ô Lôi bắt nguồn từ việc “Đặng Sĩ Doanh,

làm chức An phủ, đời Trần Dụ Tông, phụng mệnh sang Bắc quốc. Vợ Sĩ Doanh là Vũ thị ở nhà, trong làng có đền thờ thần Ma La, đêm đêm thần biến thành Sĩ Doanh, thân thể, hình dạng, dáng điệu, đi đứng đều bắt chước hệt như Sĩ Doanh. Thần lẻn vào giả dạng như vậy để tư thông với Vũ thị… Năm sau Sĩ Doanh đi sứ về, Vũ thị có thai đã đầy tháng” [25, tr. 116]. Sau đó, giữa Sĩ Doanh và thần Ma La có tranh chấp lẫn nhau,

vua phán xử “vợ giả cho Sĩ Doanh, con giả cho thần Ma La”. Ba hôm sau, Vũ thị sinh

ra một bọc đen, nở được một con trai, năm mười hai tuổi đặt tên là Hà Ô Lôi” [25, tr.

117]. Thần Ma La ở đây có xuất xứ thế nào ta không rõ, nhưng đó có thể là thần hoàng làng, thổ công,… song những hành động của thần Ma La chứng tỏ thần không phải là “phúc thần”, không làm được những việc tốt giúp dân mà chỉ gây ra thị phi. Trong các truyện ngắn trung của văn học trung đại từ thế kỉ X - XIV và trong văn học dân gian, thần là những người luôn linh ứng, giúp đỡ người yếu thế, bảo vệ cái thiện, bài trừ cái ác. Thần Ma La thì ngược lại, thần mang những thói xấu của con người như háo sắc (tìm cách tư thông với Vũ thị), gian dối (nói dối Vũ thị và nhà vua), xảo quyệt (vu Sĩ Doanh tranh mất con, báo mộng cho nhà vua - người có quyền lực cao hơn để ép Sĩ Doanh trả vợ con). Đây là điểm mới mẻ trong việc xây dựng nhân vật thần thánh, hạ bệ vai trò của thần linh và chức năng nghi lễ, tôn giáo, đề cao con người trong cuộc sống thực tại, xuất hiện nhiều trong các tác phẩm của văn học Việt Nam giai đoạn sau. Đồng thời, sự thụ thai của Vũ thị, sự ra đời của Hà Ô Lôi đã để lại sự tranh chấp, bất hòa giữa thần với người, sự ghen tuông của người chồng về việc mang thai kì lạ của

vợ. Trong các tác phẩm của văn học dân gian trước đó, các ông chồng không hề ghen tuông và còn cảm thấy việc vợ mang thai kì lạ là ý trời, là vinh dự. Môtíp truyện rất đơn giản nhưng có sự sáng tạo dựa trên môtíp của văn học dân gian. Hà Ô Lôi xuất thân có cha là thần Ma La, mẹ là người thường nên bản thân Ô Lôi cũng có chút nguồn gốc thần thánh. So với các truyện khác trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục, xuất thân của Hà Ô Lôi đã có phần chi tiết, li kỳ hơn.Về ngoại hình, nhân vật Hà Ô Lôi cũng được khắc họa giống như hình tượng nhân vật xấu xí trong truyện cổ tích của văn học dân gian. Trong Truyện Hà Ô Lôi, nhân vật Hà Ô Lôi là một bức chân dung phác thảo của một con người đời thực, có số phận, có tính cách rõ ràng. Nhân vật không còn được xây dựng theo môtíp với hình ảnh nhân vật là những “tấm gương treo trước cuộc đời” [22, tr. 39], để làm gương cho thiên hạ. Thay vào đó là hình ảnh một con người đời thường, với mọi tính thói, hành vi mang bản năng đời thường. Hà Ô Lôi được sinh ra với hình thức xấu xí, quái dị “da đen như mực, bóng mỡ như cao” [25, tr. 117], bản tính “thông minh lém

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật trong lĩnh nam chích quái lục từ góc nhìn tự sự học (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)