7. Cấu trúc của luận văn
2.3.2. Phẩm chất, hành vi
Phẩm chất là thước đo giá trị của mỗi người, phẩm chất là bản chất, tính chất bên trong của con người hay nói cách khác, phẩm chất chính là tư cách đạo đức trong con người. Nhân vật anh hùng, hào kiệt được xây dựng để làm những “tấm gương treo
trước cuộc đời”, để giáo huấn, ngợi ca,… vì thế họ là những nhân vật hẳn phải mang
trong mình những phẩm chất tốt đẹp. Trong Truyện Họ Hồng Bàng, nhân vật Lạc Long Quân, dù quen sống dưới nước nhưng vẫn chăm lên mặt đất để “dạy dân việc cày cấy
nông tang, hễ dân có việc lại lớn tiếng gọi Long Quân rằng: “Bố ơi, sao không lại cứu chúng tôi”, Long Quân tới ngay” [25, tr. 34]. Trong Truyện Ngư Tinh, vì Ngư Tinh hại
dân, không cho dân đẽo đá mở đường đi. “Ngư Tinh biến hóa vạn trạng, kinh dị khôn
lường, khi đi thì ầm ầm như mưa lại ăn được thịt người nên ai cũng khiếp sợ” [25, tr.
41]. Long Quân thương dân bị Ngư Tinh hại nên dùng phép biến và và dùng mưu kế giết Ngư Tinh trừ hại cho dân.Trong Truyện Hồ Tinh và Truyện Mộc Tinh cũng tương tự như vậy. Truyện Hồ Tinh kể về sự tác oai, tác quái của con cáo chín đuôi đã thành tinh “Xưa ở phía tây thành có hòn núi đá nhỏ, phía đông gối lên sông Lô Giang. Trong
hang, dưới chân núi, có con cáo chín đuôi sống hơn ngàn năm, có thể hóa thành yêu quái, thành người hoặc thành quỉ, đi khắp dân gian,… Con cáo chín đuôi biến thành người áo trắng dỗ trai gái trốn vào trong hang núi. Người Mán rất khổ sở. Long Quân bèn ra lệnh cho lục bộ thủy phủ dâng nước lên công phá hang đá. Cáo chín đuôi bỏ chạy, quân thủy phủ đuổi theo phá hang bắt cáo mà nuốt ăn” [25, tr. 43-44]. Trong
mọi hoàn cảnh mỗi khi con dân cầu cứu Long Quân đều xuất hiện và giúp đỡ. Nhân vật Lạc Long Quân mang trong tâm phẩm chất tốt đẹp của một phúc thần, luôn sẵn sàng ra tay giúp đỡ con dân, được con dân kính trọng và tin tưởng.
Trong Truyện Dưa Hấu, Mai An tiêm dù bị nhà vua hiểu lầm và đày ra ngoài cửa bể huyện Nga Sơn. Trước tình thế khó khăn đó, Mai An Tiêm không run sợ mà tìm cách thích nghi với cuộc sống, tìm ra thứ cây quí để trồng. Sau khi mọi hiểu lầm được hóa giải, Mai An Tiêm lại trở về bên nhà vua, trong lòng không trách móc hay thù hằn gì. Mai An Tiêm không chỉ là người thông minh, kiên cường mà còn là người biết suy nghĩ trước sau, biết ơn những người từng giúp đỡ, đó là đức tính của một người có phẩm chất tốt.
Nhân vật anh hùng, hào kiệt trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục là những nhân vật mang trong mình phẩm chất của những người anh hùng, của những người hào kiệt, tài giỏi. Nhưng tùy vào chức năng mà nhân vật đó đảm nhiệm, sẽ có những biểu hiện khác nhau. Nhưng phẩm chất của các nhân vật trong Lĩnh Nam chích quái lục
được khắc họa không rõ nét và chi tiết, phẩm chất của họ chỉ được bộc lộ qua những việc họ làm. Nhân vật sẽ chỉ mang một màu sắc trong tính cách y nguyên từ đầu đến cuối câu chuyện. Nhân vật Lạc Long Quân luôn luôn là người giúp nhân dân trừ yêu tinh (Hồ Tinh, Ngư Tinh, Mộc Tinh), dạy nhân dân trồng trọt, sản xuất, là một phúc thần đáng kính của muôn dân. Thánh Gióng là một tấm gương sáng, một vị anh hùng dân tộc, có công đánh đuổi giặc Ân xâm lược. Những phẩm chất của nhân vật Thánh Gióng cũng chỉ được khắc họa với những nét đặc biệt về sự ra đời kì lạ, quá trình lớn lên kì lạ và hành động đánh giặc: “Vua theo lời cụ già dặn, sai sứ đi khắp nơi cầu hiền
tài. Tới làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, Bắc Ninh, có nột phú ông tuổi hơn sáu mươi sinh được một người con trai vào giữa ngày mồng 7 tháng giêng, ba tuổi còn không biết nói, nằm ngửa không ngồi dậy được… Người con lớn lên rất nhanh, ăn uống tốn rất nhiều,… vải lụa gấm vóc tốn rất nhiều mà mặc vẫn không kín thân, phải đi lấy hoa lau buộc thêm vào cho kín người. Kịp đến lúc quân nhà Ân tới chân núi Trâu Sơn, người con duỗi chân đứng dậy cao hơn mười thước, ngửa mũi hắt hơi liền hơn mười tiếng, rút kiếm thét lớn: “Ta là thiên tướng đây”, rồi đội nón, cưỡi ngựa. Ngựa chồm lên, hí dài một tiếng mà phi như bay, nháy mắt đã tới trước quân vua, vỗ kiếm đi trước, quan quân đêu theo sau, tiến sát đồn giặc. Quân giặc bỏ chạy, còn lại tên nào đều la bái kêu lạy thiên tướng rồi cùng đến hàng phục” [25, tr. 46-47]. Phẩm chất của nhân
vật anh hùng hào kiệt được khắc họa chủ yếu qua hành động, việc làm cụ thể của họ, công lao của họ với dân tộc, với đất nước.
Hành vi là một chuỗi các hành động lặp đi lặp lại, hành động là toàn thể những hoạt động , phản ứng, cách ứng xử của cơ thể nhằm phản ứng lại đối tượng, khách thể khác. Hành vi có thể thuộc về ý thức, tiềm thức, công khai hay bí mật, tự giác hoặc không tự giác. Hành vi là giá trị có thể thay đổi theo thời gian. Các nhân vật anh hùng hào kiệt luôn là những người mang trong mình những hành vi tích cực, luôn giúp đỡ
mọi người, thần linh là những phúc thần, luôn dùng hết sức mình để giúp dân giúp nước (Lạc Long Quân, Đổng Thiên Vương,…).
Nhân vật anh hùng, hào kiệt, thần linh, dù là nhân vật còn sống hay hồn yêu ma, luôn mang trong mình trọng trách phải là những tấm gương sáng để răn đe, giáo huấn nên hành vi, phẩm chất, mang tính chuẩn mực, thuộc trong phạm vi đạo đức cho phép để làm gương. Xuất thân, ngoại hình là yếu tố bên ngoài, nó không ảnh hưởng nhiều đến bản chất của nhân vật. Nhân vật anh hùng, hào kiệt luôn là nhân vật chức năng quan trọng của văn học trung đại nói chung và trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục nói riêng.
Hình ảnh người phụ nữ được nhắc đến trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục không đơn thuần là những người phụ nữ bình thường, họ là những tấm gương liệt nữ. Âu Cơ cũng là người phụ nữ chịu hi sinh vì chồng vì con, chồng không thể ở bên nuôi con cùng vì “thủy hỏa tương khắc, dòng giống bất đồng, khó ở lâu với nhau được, nay
phải chia li ” [25, tr. 38]. Sau khi chia tay, Âu Cơ đưa 50 con lên núi, lập ra nước Văn
Lang, do người con trưởng làm vua, hiệu là Hùng Vương, truyền được 18 đời. Âu Cơ giữ trọn đạo nghĩa vợ chồng, những qui tắc khắt khe của Nho giáo nếu đem ra để soi chiếu thì Âu Cơ đều làm tốt, Âu Cơ lấy Lạc Long Quân, sống ở phía Nam, dù muốn trở về đất Bắc cũng không thể được. Sau khi chia tay Lạc Long Quân, Âu Cơ cùng 50 con lên núi, cùng con xây dựng nhà nước Văn Lang. Sau này, không có một truyền thuyết hay giai thoại kể về việc Âu Cơ lấy thêm một vị thần nào hay một người đàn ông nào khác. Âu Cơ làm trọn bổn phận của người làm vợ, làm mẹ. Âu Cơ mang những phẩm chất của người phụ nữ biết hi sinh, hành vi, ngôn ngữ luôn chừng mực, là tấm gương tiết nghĩa, là quốc mẫu của muôn dân. Âu Cơ lấy Lạc Long Quân, sinh ra bọc trăm trứng, nở ra trăm con. Vì Âu Cơ là giống tiên ở trên đất, Lạc Long Quân là nòi rồng, sống dưới nước nên dù lấy nhau, họ vẫn sống xa nhau. Âu cơ chăm sóc trăm con mà không hề kêu than. Chỉ đến khi Âu Cơ không được về đất Bắc, không còn chỗ nương thân, quay về phương Nam, con cái gọi bố Lạc Long Quân kêu than buồn khổ. Nhưng khi gặp Lạc Long Quân, dù là lời trách móc nhưng ngôn ngữ Âu Cơ dùng để trách rất khéo léo: “Thiếp vốn là người đất Bắc, ở với vua sinh hạ được trăm con trai,
thương mình” [25, tr. 38]. Cách nói khéo léo khiến Lạc Long Quân không trách móc
được điều gì. Xuất thân, ngoại hình, cách ứng xử Âu Cơ đều vẹn toàn, là người phụ nữ hoàn hảo.
Hai bà Trưng trong Truyện Hai bà trinh linh phu nhân họ Trưng, họ đều là
những người phụ nữ có phẩm chất cao quí. Khi viết về Trưng Trắc có câu: “Bà rất có
tiết nghĩa, tính khí hùng dũng có trí quyết đoán, sáng suốt” [25, tr. 82]. Một người phụ
nữ hội tụ đủ cả tiết nghĩa, khí chất và sự thông minh, đó là người phụ nữ hiếm có. Phẩm chất cao quí và tính cách mạnh mẽ, khí chất hơn người, lập nhiều công trạng, được thể hiện qua việc: “Tô Định ở Giao Châu rất tham bạo, nhân dân rất khổ sở. Trắc thù Định
giết chồng mình, bèn cùng em là Nhị dấy binh đánh Định, vây hãm Giao Châu; các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng, hai chị em bèn bình định được sáu mươi lăm thành ở Lĩnh Ngoại tự lập làm vua, xưng hiệu là Trưng Vương, đóng đô ở thành Ô Diên” [25, tr. 82]. Ta quen với hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong
kiến xưa liễu yếu đào tơ, chỉ biết thêu thùa may vá, vun vén gia đình, “tại gia tòng phụ,
xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, an phận và làm tròn trách nhiệm của người phụ nữ.
Nhưng Trưng Trắc, Trưng Nhị không những đảm việc nhà mà còn giỏi việc nước. Họ dẹp giặc ngoại xâm, lập ra triều đại cho riêng mình, đó là việc làm những trang nam nhi chưa chắc đã làm được. Tất cả những hành động đó cho thấy họ là những nữ anh hùng của thời trung đại, công trạng của họ được ghi danh sử sách. Nhân vật liệt nữ cũng giống như nhân vật anh hùng, hào kiệt, kể cả khi còn sống hay đã thác, họ vẫn hướng về đất nước, giúp dân, giúp nước. Sau khi lên ngôi vua, bà Trưng bị Tô Định huy động người sang đánh trả. Bà cố gắng chống cự, bộ hạ của bà chạy hết, bà thân cô thế cô bị bại trận. Người trong châu thương cảm lập miếu thờ phụng ở cửa sông Hát Giang. Miếu rất linh ứng “phàm những người gặp tai họa tới cầu đảo đều ứng nghiệm”.
Thời Lý Anh Tông gặp đại hạn, vua sai Cảm Tĩnh thiền sư cầu mưa. Một hôm mưa xuống, mát lạnh thấu người. Vua mừng, ra xem, tự nhiên ngủ thiếp đi, mộng thấy hai người con gái đội mũ phù dung, mặc áo xanh, thắt lưng đỏ, cưỡi ngựa sắt theo gió lướt qua. Vua lấy làm lạ bèn hỏi. Hai người trả lời rằng: “Chúng ta là hai chị em họ Trưng, vâng mệnh thượng đế ra làm mưa”. Vua tỉnh mộng cảm kích, ra lệnh tu sửa đền, đem lễ đến dâng. Về sau hai bà lại thác mộng cho vua xin lập đền ở bãi Đồng Nhan, vua
nghe theo, sách phong là Trinh linh nhị phu nhân” [25, tr. 83-84]. Đến khi thác đi rồi,
hai bà Trưng vẫn giúp dân, giúp vua, khẳng định tấm lòng yêu nước và phẩm chất cao quý của hình tượng liệt nữ.
Liệt nữ là hình mẫu lí tưởng mà các triều đại phong kiến luôn hướng đến để giáo dục đạo đức cho người phụ nữ. Hình tượng liệt nữ trong Truyện Hai bà trinh linh phu
nhân họ Trưng rõ nét hơn, nhân vật liệt nữ được khai thác sâu hơn ở mọi khía cạnh.
Trước Truyện Hai bà trinh linh phu nhân họ Trưng của Lĩnh Nam chích quái lục, trong tác phẩm Việt điên u linh tập của Lý Tế Xuyên với Truyện Hiệp chính hiệu thiện trinh
liệt chân mãnh phu nhân kể về nàng Mỵ Ê. Mỵ Ê là vương phi của Chiêm Thành, là
vợ của quốc vương Chiêm Thành Sạ Đẩu. Năm 1044, Lý Thái Tông tiến đánh Chiêm Thành, nội bộ triều chính nhà Chiêm có sự phản bội, tướng Chiêm là Quách Gia Dĩ, chém chết chúa Sạ Đẩu rồi đầu hàng. Quân của Lý Thái Tông chiếm được thành Phật Thệ, bắt hàng trăm cung nữ, ca kĩ và nhạc công đem về, trong đó có cả Mỵ Ê. Khi về đến hành diện Lí Nhân (Hà Nam) nhà vua sai triệu Mỵ Ê đến hầu thuyền ngự. Mỵ Ê hết sức phẫn uất từ chối rằng: “Vợ người rợ mọi quê kệch, ăn mặc xấu xí, nói năng thô
lậu, không bằng các phi tần ở trung thổ; nay đau khổ vì nỗi nước mất, chồng chết, tự xét chỉ có một chết mà thôi, nếu ép cưỡng phải hợp hoan với nhà vua, sợ rằng nhơ đến mình rồng” [51, tr. 58]. Mỵ Ê lấy làm đau khổ, tủi nhục, liền quấn chăn vào mình nhảy
xuống sông tự vẫn. Người dân thương xót bèn lập đền thờ cúng. Nhà vua khen Mỵ Ê là trinh tiết, phong là Hiệp Chính Hựu Thiện phu nhân. Đời Trần Trùng Hưng lại phong cho Mỵ Ê là Trinh Liệt Tá Lý phu nhân để biểu dương cái tiết đoan trinh của Mỵ Ê. Sau khi mất, Mỵ Ê còn hiện về báo mộng cho vua Lý, “vua dọn rượu tế tạ, sắc phong
làm Hiệp chính nương. Từ đó xa gần cầu đảo đều thấy linh ứng” [51, tr. 60]. Nhân vật
Mỵ Ê, mang đậm tinh thần Nho giáo, những giáo điều, qui tắc của Nho giáo, Mỵ Ê đều làm tròn, bổn phận của người vợ chung thủy, người phụ nữ trung trinh.
Có lẽ, chịu ảnh hưởng từ hình mẫu Mỵ Ê của Lý Tế Xuyên, đến Lĩnh Nam chích
quái lục, Trần Thế Pháp lại tiếp tục xây dựng hình ảnh liệt nữ. Tuy hình ảnh bà Trưng
trong Truyện Hai bà trinh linh phu nhân họ Trưng so với Mỵ Ê thì tính văn học của Truyện
Hiệp chính hiệu thiện trinh liệt chân mãnh phu nhân với nhân vật Nàng Mỵ Ê sẽ sâu sắc
Nhân vật liệt nữ không được khắc họa nhiều, đa phần hình tượng của họ được kể từ khi họ đã trưởng thành, lập công và sau đó mất đi, vẫn tiếp tục báo mộng để giúp vua giúp nước. Nhớ ơn họ, các vị vua và nhân dân tu sửa miếu đền, năng dâng hương lễ, tỏ lòng thành kính.
Như vậy, có thể nói, hình tượng nhận vật liệt nữ trong tác phẩm Lĩnh Nam chích
quái lục tuy còn ít nhưng cũng thể hiện được tinh thần Nho giáo, sự ảnh hưởng của
Nho giáo với tác phẩm và với văn học giai đoạn này. Nhân vật liệt nữ dù không được khắc họa chi tiết về ngoại hình, nội tâm nhưng hành vi, ngôn ngữ, phẩm chất đã cho thấy những hình mẫu người phụ nữ lí tưởng mà Nho giáo hướng tới, là tấm gương trung trinh cho những người phụ nữ khác trong xã hội bấy giờ noi theo.
Quay trở lại với hình tượng nhân vật Hà Ô Lôi, xét đến khía cạnh phẩm chất, hành vi, nhân vật Hà Ô Lôi mang những nét mới, khác biệt so với các nhân vật khác trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục. Số phận của nhân vật Hà Ô Lôi rẽ sang một hướng mới đầy bất ngờ khi gặp Lã Động Tân. Trong cuộc gặp gỡ giữa Lã Động Tân, Lã Động Tân nhổ nước bọt vào miệng Hà Ô Lôi bảo nuốt, từ đó Hà Ô Lôi tuy không biết chữ nhưng Ô Lôi sẵn “có tài thi phú, khúc điệu, ca ngâm, giao xướng phúng vịnh,
trào phong lộng nguyệt”, lời nói ra khéo léo khiến mọi người kinh ngạc, nay thêm tài ca hát khiến bao người si mê và đàn bà con gái ai cũng đòi biết mặt” [25, tr. 117-118].
Tuy vậy, tâm hồn Hà Ô Lôi lại chứa đầy dục vọng, giả trá, giảo hoạt, gian dối. Nhân vật này có quan niệm sống, hành vi khá mới mẻ, khác biệt so nhân vật trong các tác phẩm truyện ngắn cùng giai đoạn. Hà Ô Lôi “chỉ ham muốn thanh sắc để làm vui tai,
đẹp mắt mà thôi” [25, tr. 117], muốn lưu lại tên tuổi mình trên đời cũng bằng lối sống
khác lạ này. Mặc dù nhân vật này cũng có tài năng, lời ca của Hà Ô Lôi “khác hẳn âm
thanh chốn dương gian” [25, tr. 119], cùng với tâm hồn nghệ sĩ phóng khoáng “coi phú quí như phù vân” [25, tr. 117]. Dù trong vai một anh gia nô đen đủi, xấu xí nhưng vẫn