Ngôi kể và điểm nhìn trần thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật trong lĩnh nam chích quái lục từ góc nhìn tự sự học (Trang 62 - 69)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. Ngôi kể và điểm nhìn trần thuật

Ngôi kể trần thuật không phải là thuật ngữ chuyên dùng thuộc trần thuật học. Khái niệm này được vay mượn từ lí thuyết hội thoại trong ngôn ngữ học. Ngôi là một trong những thành tố quan trọng của tình huống nói năng. Ngôi có ý nghĩa phụ thuộc vào tình huống cụ thể. Có thể hiểu, ngôi là cách biểu đạt theo lối chỉ trỏ, chỉ ra những gì thuộc về người nói. Trong giao tiếp, mỗi phát ngôn đều phải kèm theo ngôi, cả người nói và người nghe.

Trong một hoạt động hội thoại, luôn luôn có hai ngôi tham gia vào hoạt động đó: ngôi thứ nhất (người nói, người phát thông tin), ngôi thứ hai (người nhận thông tin), ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai có thể làm chủ thể của người nói, ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai có thể trao đổi vị trí phát nhận thông tin (người nói - người nghe) với nhau. Ngôi thứ ba không có chức năng tham dự giao tiếp, không bao giờ có thể làm chủ thể trực tiếp mà chỉ có thể là ở vị tri của người được nói tới (nó, hắn, chúng nó,…), là kẻ

Theo bài viết “Về khái niệm “truyện kể ở ngôi thứ ba” và “người kể chuyện ở

ngôi thứ ba” của tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy, trong cuốn Tự sự học - Một số vấn đề lí luận và lịch sử, do tác giả Trần Đình Sử chủ biên. Có thể cụ thể hóa lí thuyết trên

bằng sơ đồ sau:

Nhân vật được nói đến (Ngôi 3)

Người nói Người nghe (Ngôi 1) Kênh giao tiếp (Ngôi 2)

“Luôn chỉ có ngôi thứ nhất và thứ hai tham dự vào tình huống giao tiếp, có thể luân phiên nhau, ngôi thứ ba thuộc về thế giới hiện thực được nói đến” [36,

tr. 135-136].

Trong văn tự sự, có ba ngôi kể thường xuất hiện đó là ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và ngôi thứ 3. Ngôi kể trần thuật là yếu tố quan trọng liên quan đến hình tượng người kể chuyện trong văn bản tự sự.

Ngôi thứ ba ra đời sớm nhất trong ba loại ngôi kể. Vấn đề trần thuật được kể bằng ngôi thứ ba sẽ trở nên khách quan hơn. Người trần thuật ở ngôi thứ ba giấu mình đi, không lộ diện trực tiếp nhưng thực ra đã có mặt ở khắp mọi nơi để chứng kiến và kể lại chuyện. Ngôi thứ ba thường xuất hiện trong các tác phẩm tự sự cổ điển. Người kể chuyện ở ngôi thứ ba có thể là người kể chuyện hàm ẩn. “ Người kể chuyện hàm ẩn

thường mượn điểm nhìn của nhân vật để kể chuyện. Và anh ta đã hòa vào nhân vật đến mức ta khó phân biệt được giọng kể của anh ta với giọng kể của nhân vật. Và thường chỉ thấy giọng nhân vật, giọng nhân vật nổi trội hơn” [36, tr. 140].

Ngôi thứ nhất là ngôi kể mà chủ thể trần thuật, người kể chuyện hiện diện bằng ngôi kể xưng “tôi”, là một nhân vật trong truyện, chứng kiến các sự kiện, đứng ra kể. Nội dung kể không ra ngoài phạm vi hiểu biết của một người, thường gắn với quan điểm đánh giá riêng của nhân vật ấy. Truyện kể theo ngôi thứ nhất thường có điểm nhìn tự nhiên nhất, có khi người kể chuyện ở ngôi thứ nhất lại đóng vai của một người kể chuyện bàng quan, đứng bên ngoài. Vì thế có thể phân thành hai loại là người trần thuật ở ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đơn tuyến và người trần thuật ở ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đa tuyến. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất sẽ gần gũi, tạo sự tin cậy với

người đọc nhưng sự việc được kể lại chỉ được nhìn theo cái nhìn có phần hạn hẹp của một cá thể độc lập.

Ngôi thứ hai xuất hiện sau ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất. Ngôi kể này xuất hiện khi người kể chuyện từ bỏ ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba để tranh luận hay đối thoại trực tiếp với người đọc, ngôn ngữ của người kể chuyện của ngôi thứ hai sẽ hướng thẳng đến độc giả, khiến họ phải tham gia vào câu chuyện. Ngôi thứ hai được sử dụng trong văn bản tự sự ít hơn so với ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.

Bên cạnh ngôi kể trần thuật còn có vai trò và sự quan trọng của điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm tự sự. Người nghệ sĩ không thể miêu tả hoặc trần thuật các sự kiện về đời sống nếu không xác định cho mình một điểm nhìn đối với sự vật, hiện tượng định quan sát và miêu tả. “Điểm nhìn trần thuật là một trong những yếu tố hàng đầu

của sáng tạo nghệ thuật. Từ lâu các nghệ sĩ bậc thầy và các nhà phê bình đã lưu ý tới vai trò của điểm nhìn trần thuật trong kết cấu. Bêlinxki đã từng nói rằng, khi đứng trước một phong cảnh đẹp thì chỉ có một điểm nhìn làm cho ta thấy toàn cảnh và chiều sâu của nó. Nếu đứng gần quá hay xa quá, lệch về phía bên phải hay bên trái quá cũng sẽ làm cho phong cảnh mất vẻ toàn vẹn, hoàn mĩ. Nhà điện ảnh Xô viết Puđôpkin ví việc xác định điểm nhìn để tái hiện đời sống như mở một con đường đi vào rừng rậm. Xác định đúng, tạo cho người đi thế nhìn sâu trông xa, đưa họ đến điểm nhận thức và cảm thụ mà nhà văn muốn đạt đến”[18, tr. 310].

Người kể chuyện chỉ kể được những điều họ cảm thấy, nghe thấy, nhìn thấy trong không gian, thời gian, trong trạng thái cảm xúc, trình độ văn hóa, tuổi tác, quan điểm, tư tưởng, giá trị. Vì thế, điểm nhìn thể hiện vị trí của người kể dựa vào để quan sát, cảm nhận, trần thuật và đánh giá các nhân vật và sự kiện. Tác phẩm tự sự phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó, qua con người, hành vi, sự kiện được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó. Mỗi văn bản tự sự sẽ có một người đóng vai trò là chủ thể trần thuật để kể lại câu chuyện. Muốn xác định được hình tượng người kể chuyện ta dựa vào cách nhìn, cách cảm thụ, phương thức tư duy,… của người đó. Việc lựa chọn được điểm nhìn phù hợp là thao tác quan trọng. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, điểm nhìn nghệ thuật là “vị trí từ đó người trần thuật nhìn ra và miêu tả sự vật trong

ý, quan tâm và đặc điểm của chủ thể trong việc tạo ra cái nhìn nghệ thuật, giá trị sáng tạo của nghệ thuật, một phần không nhỏ là đem lại cho người thưởng thức một cái nhìn mới đối với cuộc sống” [9, tr. 113].

Không chỉ riêng trong văn học nghệ thuật mà trong các lĩnh vực nghệ thuật khác như nhiếp ảnh, điện ảnh, mĩ thuật,… và trong cả cuộc sống nếu tìm được điểm nhìn đẹp, đúng, phù hợp thì kết quả thu lại sẽ rất hữu ích. Từ điểm nhìn sẽ xác định được góc nhìn, tầm nhìn. Điểm nhìn, tầm nhìn, góc nhìn hẹp sẽ dẫn đến tầm khái quát của tác phẩm hạn chế và ngược lại. Mỗi con người là một cá thể độc lập, khả năng quan sát và cảm nhận của mỗi người không giống nhau nên điểm nhìn của mỗi người đối với sự vật, hiện tượng ấy cũng khác nhau. Thông qua điểm nhìn trần thuật của mỗi người mà sản phẩm chúng ta đem lại cho người tiếp nhận cũng khác nhau.

Theo tác giả Trần Đình Sử thì điểm nhìn trần thuật nó không chỉ là điểm nhìn thuần túy quang học như các khái niệm về tiêu cự, tụ điểm mà nó còn mang nội dung, quan điểm, lập trường, tư tưởng, tâm lí của con người. Mỗi người có điểm nhìn riêng, tác phẩm văn học do các tác giả sáng tác đều mang hình hài riêng chịu ảnh hưởng của phong cách sáng tác của chính họ, giúp ta phân biệt được tác phẩm của nhà văn này so với nhà văn khác.

Điểm nhìn có thể phân ra thành những loại như sau:

- Điểm nhìn bên ngoài: người kể trần thuật, miêu tả sự vật từ phía bên ngoài nhân vật, kể những điều nhân vật không biết

- Điểm nhìn bên trong: đối lập với điểm nhìn bên ngoài, người kể trần thuật xuyên qua cảm nhận của nhân vật

- Điểm nhìn không gian: nhìn xa, nhìn cận cảnh

- Điểm nhìn thời gian: nhìn từ thời điểm hiện tại sự việc đang diễn ra hay nhìn lại quá khứ, qua màn sương của kí ức

- Điểm nhìn di động: từ đối tượng này chuyển sang đối tượng khác

- Điểm nhìn tâm lí: nhìn theo con mắt người từng trải hay kẻ mới bước vào đời, giới tính nam hay nữ, tuổi tác già hay trẻ

Xét về trường nhìn trần thuật, theo điểm nhìn bao quát, phần thế giới được nhìn từ một chỗ đứng nào đó, có thể chia thành hai loại: trường nhìn tác giả và trường nhìn

nhân vật. “Loại trường nhìn tác giả là trần thuật theo quan sát, hiểu biết của người

trần thuật đứng ngoài truyện . Nó không bị hạn chế , mang lại một tính khách quan cho trần thuật. Loại trường nhìn nhân vật, trần thuật theo quan điểm của một nhân vật trong tác phẩm, bị hạn chế bởi địa vị, hiểu biết, lập trường của nhân vật đó. Nhưng loại này cho phép đưa vào nhân vật quan điểm riêng, sắc thái tâm lí, cá tính, mang đậm tính chủ quan, tăng cường chất trữ tình hoặc châm biếm” [18, tr. 310-311]. Các

thể loại truyện kể dân gian, truyện kí,… thường được trần thuật theo trường nhìn tác giả, các tác phẩm trữ tình, tiểu thuyết cận, hiện đại được trần thuật theo trường nhìn nhân vật. Tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục, hầu hết các truyện đều được trần thuật bằng trường nhìn tác giả. Tác giả đứng ngoài câu truyện, kể về nhân vật, về chiến tích của nhân vật, biến cố xoay quanh các tích xưa,… nhằm lí giải về một hiện tượng tự nhiên, cội nguồn của một di tích lịch sử hay để ca ngợi một tấm gương anh hùng, liệt nữ, hạo khí tự nhiên, sự linh thiêng của thánh thần. Chính vì vậy, các câu chuyện sẽ mang tính khách quan, tạo cảm giác thật, gắn với quá trình kể lại những biến cố lịch sử của dân tộc.

Điểm nhìn có vai trò quan trọng trong việc hình thành tác phẩm nghệ thuật. Điểm nhìn trần thuật là vị trí mà người trần thuật từ vị trí đó phát hiện được những điều mới mẻ và bày tỏ quan điểm, thái độ với sự vật, hiện tượng thu được từ điểm nhìn của bản thân. Điểm nhìn giúp tác giả có điểm tựa, tìm ra yếu tố mới, điểm nhìn giúp người đọc hiểu vấn đề một cách thấu đáo.

Trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp gồm 22 truyện, về cơ bản các truyện được trần thuật theo ngôi thứ ba, theo điểm nhìn bên ngoài. Cách trần thuật theo ngôi thứ ba, theo điểm nhìn bên ngoài là cách kể chuyện quen thuộc của văn học truyền thống. Người kể chuyện ở ngôi thứ ba hàm ẩn dường như thông suốt mọi việc, quan sát từ đầu tới cuối các lời nói, hoạt động của nhân vật nhưng không tham dự vào bất cứ hoạt động nào của câu chuyện. Người kể chuyện giấu mặt đi, lặng lẽ đứng sau nhân vật để người đọc tự nhận xét, đánh giá, câu chuyện trở nên khách quan hơn.

Truyện Núi Tản Viên có đoạn viết: “Theo sách Ai Giao châu tự của Đường Tăng thì đại vương núi này là Sơn Tinh họ Nguyễn, vô cùng linh ứng. Khi hạn hán, lúc lụt

lội, cầu đảo để phòng tai trừ họa lập tức có ứng nghiệm. Kẻ thờ cúng hết lòng thành kính. Thường thường vào ngày quang đãng như có bóng cờ xí thấp thoáng trong hang núi. Dân trong vùng nói rằng đó là Sơn thần hiển hiện. Khi Cao Biền nhà Đường ở An Nam muốn yểm những nơi linh tích bèn mổ bụng con gái chưa chồng mười bảy tuổi, vứt ruột đi nhồi cỏ bấc vào bụng, mặc áo quần vào rồi đặt ngồi trên ngai, tế bằng trâu bò, hễ thấy cử động thì vung kiếm mà chém đầu. Phàm muốn đánh lừa các thần đều dùng thuật đó. Biền đem thuật đó để tiến đại vương núi Tản Viên, thấy vương cưỡi ngựa trắng ở trên mây nhổ nước bọt mà bỏ đi. Biền than rằng: “Linh khí ở phương nam không thể lường được. Ôi! Cái vượng khí đời nào hết được” [25, tr. 93]. Với việc

trần thuật bằng ngôi kể thứ ba, từ điểm nhìn bên ngoài, câu chuyện về nhân vật đại vương núi Tản Viên trở nên khách quan hơn. Người trần thuật có thể thoải mái nhận xét, đánh giá về thái độ liêm chính của phúc thần Núi Tản Viên, phê phán việc làm độc ác, dã man của Cao Biền. Người trần thuật miêu tả mọi hành động của nhân vật đại vương núi Tản Viên là Sơn Tinh họ Nguyễn và nhân vật Cao Biền từ phía bên ngoài nhân vật. Người trần thuật không thêm bất kì chi tiết hay lời nói, hành động nào. Nhân vật tự bộc lộ, người trần thuật quan sát và kể lại.

Truyện Hai Bà trinh linh phu nhân họTrưng kể rằng: “Bà rất có tiết nghĩa, tính khí hùng dũng, có trí quyết đoán sáng suốt. Trắc thù Định giết chồng mình, bèn cùng em là Nhị dấy binh đánh Định, vây hãm Giao Châu; các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng, hai chị em bèn bình định được sáu mươi lăm thành ở Lĩnh Ngoại, tự lập làm vua, xưng hiệu là Trưng Vương, đóng đô ở thành Ô Diên”. Sau này, Mã Viện và Lưu Long sang hai bà yếu thế không địch nổi nên bại trận. Nhân dân vì yêu mến công đức nên lập đền thờ ở cửa sông Hát Giang. Phàm những người gặp tai họa đến cầu đảo đều ứng nghiệm. Thời Lý Anh Tông gặp đại hạn, vua sai Cảm Tĩnh thiền sư cầu mưa. Một hôm mưa xuống, mát lạnh thấu người. Vua mừng, ra xem, tự nhiên ngủ thiếp đi, mộng thấy hai người con gái đội mũ phù dung, mặc áo xanh, thắt lưng đỏ, cưỡi ngựa sắt theo gió lướt qua. Vua lấy làm lạ bèn hỏi, hai người trả lời rằng: “Chúng ta là hai chị em họ Trưng vâng mệnh thượng đế làm mưa” [25, tr. 82-

Đối tượng được kể là nhân thần, được xây dựng theo công thức dương trợ, âm phù. Người trần thuật ở ngôi thứ ba, kể lại hình ảnh nhân vật hai bà Trưng với sự ngưỡng mộ của người đời. Người kể chuyện đã dành những lời lẽ hay nhất, đẹp nhất để kể lại tấm gương trung trinh, liệt nữ ấy. Khi còn sống, hai bà Trưng lập được nhiều công trạng lớn lao, nhất là công trạng đánh giặc. Người kể chuyện ở ngôi thứ ba, như nhân vật đứng ngoài quan sát trận chiến, kể lại chiến thắng oanh liệt của hai bà Trưng với giọng kể hào hùng, ngưỡng mộ. Không những vậy, người kể tiếp tục ngợi ca công đức của hai bà Trưng, kể cả khi đã thác vẫn hiển linh báo mộng giúp người đời trong lúc khó khăn. Dù không miêu tả cử chỉ, hành động, suy nghĩ nội tâm của nhân vật, xuất phát từ điểm nhìn bên ngoài và trần thuật bằng ngôi thứ ba, hình ảnh nữ anh hùng, liệt nữ Trưng Trắc, Trưng Nhị hiện lên với vẻ đẹp phẩm hạnh, công đức,… Sự hi sinh và công trạng của họ được người đời truyền tụng, ngợi ca và nhớ ơn. Cách trần thuật theo ngôi thứ ba giúp câu chuyện khách quan, nghe không nặng nề bởi nhân vật không bộc lộ suy nghĩ, tâm tư mà nhân vật chỉ hiện lên qua hành động và việc làm.

Trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục, hầu hết các nhân vật được kể lại đều là những tấm gương sáng, treo trước cuộc đời để truyền tụng, yêu mến, lấy đó làm răn, hoặc các sự tích, nhân vật được kể đều nhằm phục vụ chức năng tôn giáo, tín ngưỡng, sự tự khẳng định mình của quốc gia phong kiến Đại Việt đang hình thành và phát triển. Song trong tác phẩm có một truyện ngoại lệ, có bút pháp khá khác biệt. Truyện vẫn được kể theo ngôi thứ ba, dùng cả điểm nhìn bên ngoài và điểm nhìn bên trong, nhân vật không còn là tấm gương sáng về đạo đức để mọi người bái tưởng nữa mà là một con người hêt sức trần tục cả về suy nghĩ và hành động. Điển hình là nhân vật Hà Ô Lôi trong Truyện Hà Ô Lôi của tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục. Trong truyện có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật trong lĩnh nam chích quái lục từ góc nhìn tự sự học (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)