Không gian và thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật trong lĩnh nam chích quái lục từ góc nhìn tự sự học (Trang 69)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Không gian và thời gian nghệ thuật

3.2.1. Không gian nghệ thuật

Không gian và thời gian là yếu tố quan trọng trong tác phẩm tự sự. Không gian nghệ thuật là “hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể

của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn diễn ra trong một trường nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó, cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, tiếp

nối, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài tạo thành viễn cảnh nghệ thuật. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan. Ngoài không gian vật thể, có không gian tâm tưởng. Do vậy, không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, không qui được vào không gian địa lí” [9, tr. 162]. Không gian trong văn học có

đặc sắc riêng, không thể tái hiện lại đời sống nếu như ta không dựng lại địa điểm nơi nhân vật sống và hành động hoặc những địa điểm mà nhân vật mơ ước được đến, nghĩ đến trong suy nghĩ. Không gian trong văn học không bị một hạn chế nào. Nó có thể là không gian trong tâm tưởng, không gian lịch sử, không gian trong văn học có thể di chuyển linh hoạt từ nơi này đến nơi khác, từ miền quê về thành phố, từ đỉnh núi sang cánh đồng, từ thiên đường xuống trần gian, vào địa ngục, xuống Thủy cung,…Nhờ sự không giới hạn của không gian mà văn học có thể phản ánh đời sống trong sự toàn vẹn, đầy đặn của nó.

Không gian trong truyện là nơi các nhân vật sống và hoạt động. Trong tác phẩm

Lĩnh Nam chích quái lục không gian nhân vật sống và hoạt động là không gian khi thì

rộng lớn, khi thì nhỏ hẹp trong một căn phòng. Không gian nhiều cõi, thay đổi linh hoạt giúp cho cậu chuyện hấp dẫn, không bị nhàm chán, anh linh, tài năng của nhân vật được khắc họa đậm nét, li kì hơn.

Không gian trong văn học truyền thống, thần thoại có manh nha về ý niệm thời gian, nhưng về cơ bản, không gian, thời gian trong thần thoại là không gian vô tận, thời gian vĩnh hằng. Truyện cổ tích, truyền huyết, ý niệm về không gian, thời gian đã có giới hạn. Tuy nhiên, văn học truyền thống, không gian, thời gian chủ yếu là không gian rộng lớn, thời gian dài. Văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X – XIV, vẫn chịu ảnh hưởng của văn học dân gian, nên yếu tố không gian cũng không nằm ngoài đặc điểm không gian của văn học dân gian. Trong Truyện Họ Hồng Bàng, không gian thay đổi liên tục, nhiều cõi. Lạc Long Quân được nhắc đến, vốn sống ở Thủy phủ, khi dân gọi vì bị người phương Bắc quẫy nhiễu, Lạc Long Quân lại lập tức trở về cõi Nam, Long Quân lấy Âu Cơ rồi ở Long Đài Nham. Sau đó, Long Quân lại về Thủy phủ, nghe tiếng con gọi Long Quân bỗng trở về và gặp lại Âu Cơ cùng các con ở đất Tương. Không gian Lạc Long Quân di chuyển rất linh hoạt, khi thì ở Thủy phủ, khi thì ở phía Nam, khi thì ở đất Tương. Sự thay đổi không gian đó, nhằm thể hiện sức mạnh và tài

năng của thần, đề cao vai trò, vị trí, khả năng phi phàm của thần linh. Trong Truyện Hai bà trinh linh phu nhân họ Trưng, không gian được nhắc đến cũng là không gian

rộng lớn, nhiều cõi, không gian ở Giao Châu nơi bà Trưng đánh tan quân Tô Định, không gian trải ra rộng lớn hơn là các quận khác nơi bà Trưng dẹp loạn và giành thắng lợi. Sau đó, không gian di chuyển đến Ô Diên nơi bà Trưng đóng đô. Tiếp đến là không gian Cẩm Khê , nơi bà Trưng lui về rồi mất tại núi Hy Sơn. Bà được lập miếu thờ ở cửa sông Hát Giang. Không gian trong truyện được kể theo trình tự diễn biến của lịch sử, người đọc dễ dàng theo dõi và hình dung ra được những không gian đó. Không những vậy, trong Truyện Hai bà trinh linh phu nhân họ Trưng còn có không gian trong giấc mơ, di chuyển sang thời Lý Anh Tông và xuất hiện không gian qua giấc mơ của nhà vua. Hai bà Trưng về báo mộng, làm mưa giải đại hạn. Sự xuất hiện ở không gian trong giấc mơ đó, thêm một lần nữa khẳng định công trạng của hai bà Trưng, không chỉ khi còn sống dẹp giặc ngoại xâm bảo vệ dân tộc, khi thác đi họ vẫn hiển linh giúp dân, giúp vua. Vai trò của người anh hùng, của thần linh được khẳng định và đề cao qua cách kể và qua không gian nhiều cõi, sự anh linh, li kỳ ấy càng được tái hiện rất rõ trong câu chuyện được kể.

Trong Truyện Đổng Thiên Vương, không gian cũng khá đa dạng. Không gian

rộng lớn nhất là vào đời Hùng Vương, đó là một triều đại. Không gian được thu hẹp lại trong một địa điểm, đó là làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, Bắc Ninh - là quê hương, nơi Đổng Thiên Vương được sinh ra. Không gian được nêu rõ, địa danh cụ thể, làm câu chuyện trở nên thật và sát lịch sử hơn. Sau khi đánh đuổi hết giặc Ân ra khởi bờ cõi “đi đến đất Sóc Sơn, huyện Kim Hoa, thiên tướng cởi áo ngựa mà lên trời” [25, tr. 48]. Không gian đã di chuyển từ cõi trần lên trời. Không gian nhiều cõi, thay đổi linh hoạt, càng khắc họa sự huyền bí, anh linh của các vị thần, của người anh hùng dân tộc. Trong tác phẩm Truyện Hà Ô Lôi, không gian nghệ thuật thay đổi linh hoạt,

không gian được thu hẹp hơn, gần với không gian trong đời sống sinh hoạt thường ngày của con người. Nhân vật Hà Ô Lôi không di chuyển theo không gian nhiều cõi, lên trời, xuống trần hay xuống Thủy cung nữa. Các nhân vật và hành động của nhân vật được tái hiện trong không gian hẹp, mang màu sắc hiện thực. Đó là không gian của một căn phòng, cụ thể là phòng của Vũ thị, nơi Vũ thị và thần Ma La tư thông, không gian trong

triều, cung điện của nhà vua, nơi diễn ra cuộc tranh chấp vợ, con giữa Đặng Sĩ Doanh và thần Ma La, không gian trong phủ quận chúa A Kim,… Không gian thay đổi linh hoạt gắn với sự thay đổi hành động của nhân vật ở từng thời điểm. Thông thường trong các chuyện khác của tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục, nhân vật sau khi lập công

trạng, thực hiện được chức năng, hoàn thành công trạng, sẽ bay về trời, hoặc thác đi sẽ được thờ phụng trong các ngôi đền, miếu. Nhân vật Hà Ô Lôi mang nét khác biệt. Thông thường các nhân vật anh hùng, liệt nữ sau khi thác hoặc sau khi hoàn thành công trạng, nhân vật ấy sẽ về thủy phủ, lên trời hoặc về báo mộng giúp vua, giúp dân. Nhưng nhân vật Hà Ô Lôi, sau khi bị Minh Uy Vương dùng chày giã chết, Hà Ô Lôi không hóa thành thần tiên, không báo mộng hay xuất hiện ở một không gian hư cấu nữa. Đây là điểm mới của Truyện Hà Ô Lôi nói riêng khi đặt trong hệ thống 22 truyện của tác phẩm.

Trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục, không gian hiện thực, không gian cõi ảo, không gian trần gian, địa phủ, Thủy phủ,… được thay đổi linh hoạt, khẳng định vị trí quan trọng của thần linh, của người anh hùng trong cuộc sống, tôn giáo, tín ngưỡng. Họ có sức mạnh và vai trò trong việc xây dựng và kiến tạo đất nước, lịch sử. Đồng thời, qua đó, thể hiện sự tôn sùng, tín thần, ngợi ca anh linh, hạo khí tự nhiên của cõi Lĩnh Nam. Không gian là một yếu tố nghệ thuật quan trọng để nghiên cứu, phân tích, khám phá giá trị, ý nghĩa của tác phẩm văn học.

3.3.2. Thời gian nghệ thuật

Văn học thuộc loại nghệ thuật thời gian, hình tượng của văn học mở dần ra trong thời gian. “Văn học có thể tạo ra được những dòng thời gian có nhịp độ, độ dài riêng

để phản ánh hiện thực. Văn học có thể “kéo căng” thời gian bằng cách miêu tả chi tiết những giây phút hệ trọng của con người như giây phút Kiều thắp hương trước mộ Đạm Tiên trong Truyện Kiều. Văn học lại có thể “dồn nén” thời gian bằng cách tái hiện một khoảng thời gian dài trong một dòng trần thuật ngắn, chẳng hạn đoạn tả những ngày ê chề triền miên của Kiều ở lầu xanh trong Truyện Kiều. Nhà văn có thể làm cho thời gian trôi nhanh hay chậm, đều đặn, êm đềm hay biến động căng thẳng. Nhà văn lại có thể tạo ra những liên hệ thời gian, có khi rất xa nhau giữa quá khứ, hiện tại, tương lai. Nhà văn lại có thể dẫn dắt người đọc đi cùng chiều với thời gian tự nhiên, nhưng cũng

có thể dắt học đi ngược lại với thời gian, từ hiện tại trở về quá khứ, chẳng hạn như những đoạn hồi tưởng. vấn đề không chỉ là sự tương đồng giữa dòng ngôn từ trần thuật với dòng thời gian khách quan, mà còn là sự tương quan với dòng thời gian cảm thụ, tương quan giữa các lớp, các đoạn thời gian khác nhau của hiện thực. Chính điều đó đã làm cho văn học có thể chiếm lĩnh đời sống trên một tầm sâu rộng mà điêu khắc, hội họa khó bề đạt tới” [18, tr. 189].

Thời gian trong văn học trung đại mang tính toàn vẹn, khi kể về một sự kiện người ta sẽ kể từ đầu đến cuối, khi kể về một con người, người ta sẽ kể thời gian từ khi người đó sinh ra đến khi người đó chết đi, cuộc đời có những diễn biến gì, dẫn dắt người đọc đi cùng chiều với thời gian tự nhiên. Thời gian trong truyện thường bị chi phối bởi thời gian lịch sử. Trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục nói riêng và trong tác phẩm văn xuôi tự sự thời trung đại giai đoạn từ thế kỉ X - XIV nói chung, thời gian bắt đầu câu truyện thường nhắc đến ngày đăng quang, niên đại của các vị vua. Trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục, thời đại và niên hiệu luôn

được chỉ ra, tuy đại khái hoặc có lúc xác thực nhưng đều có tính ước lệ của truyền thuyết. “Lĩnh Nam chích quái đã sáng tạo một thời điểm khởi đầu cho thời gian lịch

sử Việt Nam bằng cách thuật lại thời gian gia phả với sự kế tiếp của các thế hệ. Ở đây có gia phả họ Thần Nông Viêm Đế, từ Thần Nông, qua Đế Minh, đến Đế Nghi, Đế Lai, Đế Du Võng, dòng họ Thần Nông tới đây thì hết. Nhánh Lộc Tục Kinh Dương Vương sinh ra Sùng Lãm Lạc Long Quân, 50 con trai theo cha về Thủy phủ xưng là nòi Rồng, 50 con trai theo Âu Cơ về Phong Châu lập nước Văn Lang, đời đời cha truyền con nối theo họ Hùng Vương, điểm khởi đầu đây là trăm con trai Long Quân… Sau thời gian gia phả là thời gian thời đại niên đại. Thời thượng cổ (truyện Hồ Tinh, Mộc Tinh, Ngư Tinh, Cây cau), thời Hùng Vương (Truyện Đổng Thiên Vương, Nhất Dạ Trạch,…), và thời gian có niên đại lịch sử cụ thể” [39, tr.

371]. Thời gian lịch sử có vai trò quan trọng, nó giúp hình dung được chuỗi sự việc liên tục sau trước của tiến trình lịch sử.

Thời gian trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục mang tính chất thần thoại, vĩnh hằng, “thời gian thần thoại, vĩnh hằng không có bình diện sau, không có viễn cảnh

thấy thiếu thời gian cho nên muốn trần thuật bao nhiêu cũng được, muốn dừng lại bao lâu cũng được” [39, tr. 375]. Trong Truyện Họ Hồng Bàng, thời gian khép kín trong

thế giới thần thoại, thời gian chỉ có trước sau, không có độ dài, Lạc Long Quân lấy Âu Cơ vào lúc Xuy Vưu làm loạn chống Viêm Đế và hoàng đế ở phương Bắc, trải qua bao nhiêu đời Hùng Vương nhưng mỗi đời trị vì bao nhiêu năm lại không biết là bao lâu. Trong truyện tác giả dừng lại ở thời điểm nào cũng được. Long Quân vừa được kể đang ở Thủy phủ nhưng lại xuất hiện tại thời điểm dân phương Nam kêu cầu ngay. Thời gian linh hoạt không theo trật tự. Trong Truyện Núi Tản Viên, đang kể chuyện Vương nhổ nước bọt vào bùa yểm của Cao Biền đời nhà Đường nhưng sau đó lại ngược thời gian kể chuyện tranh chấp giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh ở đời Hùng Vương thứ 18. Việc phá vỡ trật tự sau trước này nhằm khẳng định vị trí oai linh của thần trong đời sống tín ngưỡng của nhân dân.

Thời gian trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục còn mang tính khép kín. Mở đầu các câu chuyện bằng cách giới thiệu xuất thân, lai lịch của nhân vật, yếu tố truyện sử vẫn còn nhiều. Nhưng trong một số truyện, thời gian truyện khép kín, câu chuyện được trình bày trong khoảng mở đầu và kết thúc. Thậm chí, thời gian trong truyện còn mang bình diện thứ hai, gây cảm giác hụt hẫng, bâng khuâng, suy nghĩ, kiểu kết thúc mở cho người tiếp nhận suy nghĩ.

Trong Truyện Hà Ô Lôi, quá trình kể về nhân vật Hà Ô Lôi thời gian trần thuật có chút khác biệt. Mở đầu truyện là quá trình thụ thai và ra đời thần kì của Hà Ô Lôi. Ngay sau đó, thời gian trôi đi, mười hai năm sau Hà Ô Lôi cũng đã được mười hai tuổi, thời gian đã được “dồn nén” lại từ ba ngày đến mười hai năm sau, thể hiện qua lời trần thuật “ba hôm sau, Vũ thị sinh ra một bọc đen, nở được một con trai, da đen như mực.

Năm mười hai tuổi, đặt tên là Hà Ô Lôi” [25, tr. 117]. Sau đó, thời gian trong truyện

tiếp tục được “dồn nén” cùng với sự lớn lên của Hà Ô Lôi từ năm mười hai tuổi lên mười lăm tuổi, khoảng thời gian ba năm được rút ngắn lại chỉ bằng một câu trần thuật “năm mười lăm tuổi, vua triệu vào hầu, được rất mực yêu dấu, đãi như tân khách” [25, tr. 117]. Thời gian trong truyện tiếp tục được thay đổi linh hoạt, cự li giãn cách giữa các mốc thời gian được thu hẹp lại, “hồi đó vào khoảng tháng năm, tháng sáu,… ba

ngày,… một tháng sau”,… Thời gian không rộng lớn, thời gian trần thuật thay đổi linh

hoạt, gần với đời sống sinh hoạt của con người. Cuối truyện, thời gian quá khứ được nhắc lại qua lời độc thoại, hồi tưởng của Hà Ô Lôi về câu nói của Lã Động Tân trong quá khứ “Xưa Động Tân bảo ta rằng: thanh sắc của người bù mất được nhau lời ấy

nghiệm thật !” Nói rồi bèn chết” [25, tr. 123]. Chính những biểu hiện đó của thời gian

trong truyện Truyện Hà Ô Lôi đã làm nên sự khác biệt, nhân vật và đời sống của nhân vật gần gũi với cuộc sống bình thường của con người. Trong Truyện Hà Ô Lôi, thời gian và không gian đều được thu hẹp, không gian cụ thể, chi tiết, thời gian cũng chi tiết hơn. Kết thúc truyện có tính chất mở, tạo dư vị bâng khuâng, suy nghĩ cho người đọc.

Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Thời gian nghệ thuật có thể dồn nén hoặc kéo dài, đảo ngược quay về quá khứ hoặc có thể bay vượt tới tương lai xa xôi. Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức. Thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật, thời gian đã có giới hạn cụ thể, co lại hay giãn ra đều nhằm thực hiện việc phản ảnh tư tưởng và ý đồ của nhà văn. “Không gian và thời gian trong văn học rất tiêu biểu

cho khả năng chiếm lĩnh đời sống rộng, sâu và nhiều mặt của nghệ thuật ngôn từ”[18,

tr. 190].

3.3. Ngôn ngữ trần thuật

Cũng giống như các loại hình nghệ thuật khác, ngôn ngữ là chất liệu trực tiếp và duy nhất không thể thiếu được của văn chương. M. Go-rơ-ki khẳng định: “ngôn ngữ

là yếu tố thứ nhất của văn học”.

Trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục, chủ yếu sử dụng ngôn ngữ người trần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật trong lĩnh nam chích quái lục từ góc nhìn tự sự học (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)