Tập trung tô đậm, nhấn mạnh sự kiện tiêu biểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật trong lĩnh nam chích quái lục từ góc nhìn tự sự học (Trang 57 - 62)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.2. Tập trung tô đậm, nhấn mạnh sự kiện tiêu biểu

Trong một câu chuyện, sẽ có một chuỗi các sự kiện, nhưng không phải sự kiện nào cũng là sự kiện tiêu tiểu. Sự kiện tiêu biểu là những sự việc chính, có tác động lớn đến toàn bộ cốt truyện, là sự kiện quan trọng nhất của cốt truyện đó. Cốt truyện sẽ trở nên cuốn hút hơn nếu có được những sự kiện tiêu biểu.

Trong các tác phẩm văn học hiện đại, sự kiện tiêu biểu sẽ thấy rõ hơn, nhưng văn học giai đoạn từ thế kỉ X- XIV, văn học vẫn mang đậm tính chất chức năng nên sự kiện dù là tiêu biểu hay sự kiện nhỏ, tất cả đều xoay quanh nhân vật chức năng. Sự kiện tiêu biểu cũng là sự kiện giúp nhân vật chức năng đó thể hiện được chức năng mà nhân vật đó đảm nhiệm và ý đồ tác giả muốn hướng tới qua nhân vật đã xây dựng. Nếu không có sự kiện tiêu biểu mang tính đột phá thì câu chuyện sẽ nhàm chán, không có điểm nhấn, không có ấn tượng với người tiếp nhận.

Trong các chuyện của tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục, ghi chép những

chuyện quái dị ở cõi Lĩnh Nam, nhấn mạnh hạo khí tự nhiên của cõi Lĩnh Nam, ca ngợi tài năng, công trạng, phẩm chất, chiến công của người anh hùng. Vì thế, các câu chuyện trong tác phẩm sẽ mang thêm yếu tố li kì, lí tưởng hóa và hình tượng nhân vật trong các truyện sẽ được khắc họa bằng việc tô đậm sự kiện tiêu biểu. Trong Truyện Bánh

thấy thần nhân đến nói rằng: “ Các vật trên trời đất và mọi của quí của người không gì bằng gạo. Gạo có thể nuôi người khỏe mạnh mà ăn không bao giờ chán, các vật khác không thể hơn được. Nay đem gạo nếp làm bánh, cái hình vuông, cái hình tròn để tượng trưng hình trời đất rồi dùng lá bọc ngoài, ở trong cho mỹ vị để ngụ ý công đức sinh thành lớn lao của cha mẹ” [25, tr. 60-61]. Đây được coi là sự kiện tiêu biểu

vì giữa lúc Lang Liêu đang ngày đêm lo lắng, mộng mị bất an, ít người giúp đỡ, khó xay sở thì giấc mơ của thần nhân đã giúp Lang Liêu giải quyết được vấn đề khó khăn. Nếu không có sự kiện này thì nhân vật sẽ bế tắc. Qau đó, nhấn mạnh được vai trò quan trọng của thần linh. Trong Truyện Dưa Hấu, nhân vật Mai An Tiêm, sau khi bị đày ra nơi không có người ở giữa biển, bốn bề toàn cát và nước. Không những thế, khi bị đày ra cửa bể, nhà vua chỉ ban cho An Tiêm một số lương thực đủ ăn bốn năm tháng, ăn hết là số lương thực đó thì sẽ chết. Trước tình thế khó khăn, mạng sống của cả gia đình bị đe dọa, An Tiêm bị dồn vào đường cùng. Nếu như câu chuyện chỉ dừng lại ở sự kiện này thì câu chuyện cũng bế tắc như số phận của nhân vật An Tiêm. Song nhờ có một sự kiện nổi bật, mở ra hướng giải quyết cho cả câu chuyện và nhân vật. Một hôm, “bỗng

thấy một con bạch trĩ từ phương Tây bay lại đậu ở đầu núi, kêu ba, bốn tiếng, sáu, bảy hạt dưa theo tiếng kêu mà rơi xuống cát, mọc lên xanh rì rồi kết thành quả. An Tiêm mừng rỡ mà nói “đây không phải là dị vật mà là trời cho để nuôi ta đó” [25, tr. 63].

Nhờ có sự kiện nổi bật này, câu chuyện đã có một kết thúc đẹp, nhân vật An Tiêm và cả gia đình được cứu sống. Bản thân An Tiêm đã chứng minh được cho nhà vua thấy tự bản thân mình đã cố gắng và có năng lực thực sự : “Sau vua nghĩ tới Tiêm, cho người

đến xem còn sống hay đã chết. Người đó về tâu lại với vua, vua thở dài mà than rằng: “Hắn nói là do ở tiền thân, điều đó thực không ngoa”. Bèn ra chiếu gọi về, cho phục chức cũ” [25, tr. 64]. Tiếp đến, trong Truyện Cây cau, sự kiện lớn không nhiều nhưng

cũng có những sự kiện nổi bật. Ba nhân vật trong truyện đều chết do giữa họ có sự hiểu lầm, không giãi bày cho nhau nghe để cùng nhau cảm thong. Nguyên nhân là do “khi

ở cùng với nhau, người anh thường lạt lẽo với em. Người em tự thấy làm tủi hổ, cho rằng anh lấy vợ rồi thì quên mình, bèn không cáo biệt mà bỏ đi về quê nhà. Đi tới giữa rừng gặp một dòng suối sâu mà không có thuyền để qua, đau đớn, khóc lóc mà chết”

anh đã đi tìm người em, người vợ đi tìm chồng. Cuối cùng cả ba đều chết. Sự kiện ấy tạo nên cao trào, câu chuyện trở nên hấp dẫn, li kì hơn. Hình ảnh trầu cau ăn cùng nhau sẽ hòa quyện vị cay nồng, màu đỏ thắm, vừa thể hiện phong tục ăn trầu của dân tộc, vừa ngợi ca tình cảm anh em, vợ chồng gắn bó. Trong Truyện Hai bà trinh linh phu

nhân họ Trưng, sự kiện nổi bật của truyện là hai bà Trưng đánh tan quân Tô Định, trả

được nợ nước, thù nhà: “Trắc thù Định giết chồng mình, bèn cùng em là Nhị, dấy binh

đánh Định, vây hãm Giao Châu; các quận Cử Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng, hai chị em bèn bình định được sáu mươi lăm thành ở Lĩnh Ngoại, tự lập làm vua, xưng hiệu là Trưng Vương, đóng đô ở thành Ô Diên” [25, tr. 82]. Sự kiện nổi bật này

đã giúp người kể và nhân dân bày tỏ sự ngưỡng mộ trước tài năng và công trạng của bà Trưng khi còn sống. Khi đã thác, bà vẫn hiển linh báo mộng, giúp vua giúp dân: “Thời Lý Anh Tông gặp đại hạn, vua sai Cảm Tĩnh thiền sư cầu mưa. Một hôm mưa

xuống, mát lạnh thấu người. Vua mừng ra xem, tự nhiên ngủ thiếp đi, mộng thấy hai người con gái đội mũ phù dung, mặc áo xanh, thắt lưng đỏ, cưỡi ngựa sắt theo gió lướt qua. Vua lấy làm lạ bèn hỏi. Hai người trả lời rằng: “Chúng ta là hai chị em họ Trưng, vâng mệnh thương đế làm ra mưa” [25, tr. 83].

Sự kiện tiêu biểu giúp câu chuyện được mở ra hướng đi mới, hướng giải quyết cho nhân vật, tạo sự phát triển cho cốt truyện. Đa số các truyện trong tác phẩm Lĩnh

Nam chích quái lục đều có ít sự kiện tiêu biểu trong một câu truyện, mỗi câu truyện và

nhân vật trong câu truyện đó đều nhằm thực hiện chức năng mà tác giả hướng tới có thể là nhằm ca ngợi phẩm chất của người anh hùng, liệt nữ, có thể là sự ngợi ca đất nước, sự tin yêu tôn giáo, tín ngưỡng,… Nhưng riêng Truyện Hà Ô Lôi, có nhiều sự

kiện, diễn biến bất ngờ. Sự kiện tiêu biểu phải kể đến trong Hà Ô Lôi đó là cuộc gặp gỡ với Lã Động Tân. Trong cuộc gặp gỡ này, Hà Ô Lôi nuốt nước bọt của lã Động Tân, nhờ đó Hà Ô Lôi sau này thông minh, hát hay. Nhờ có sự thay đổi thần kì đó, Ô Lôi tận dụng giọng hát mê đắm lòng người để thực hiện mục đích của bản thân. Dẫn đến sự kiện tiêu biểu tiếp theo, Hà Ô Lôi làm quận chúa A Kim “tâm thần mê mẩn, tình

riêng xúc động” [25, tr. 118], lợi dụng điều đó Hà Ô Lôi tư thông với quận chúa và lấy

được chiếc mũ vào triều của quận chúa. Sự kiện tiêu biểu đó đã đưa cuộc đời Hà Ô Lôi rẽ sang hướng khác, nếu như không có giọng hát hay, Ô Lôi có thể không chiếm được

tình cảm của quận chúa A Kim, bởi lẽ một người có quyền thế như nhà vua, nhưng quận chúa A Kim vẫn từ chối sự sủng ái, huống chi Ô Lôi lại là một người xấu xí. Chính vì vậy, sự kiện tiêu biểu là yếu tố quan trọng, dẫn dắt cốt truyện phát triển.

Tác giả của tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục, dù ghi chép, biên soạn, chỉnh lí lại tác phẩm, nhưng cách xây dựng cốt truyện với hệ thống sự kiện tuy đơn giản, ít sự kiện nhưng vẫn đảm bảo tính lịch sử, sự kiện tiêu biểu làm cho câu chuyện được đẩy lên cao trào, hấp dẫn, sinh động hơn.

Sự thành công của một tác phẩm có đóng góp không nhỏ của việc tạo lập, xây dựng hệ thống sự kiện, đặc biệt nhấn mạnh, tô đậm các sự kiện tiêu biểu của cốt truyện. Sự kiện gắn với nhân vật sẽ thể hiện được hành trạng, toát lên phẩm chất, tài năng của nhân vật. Đó là phẩm chất, tài năng của Đổng Thiên Vương, là hình ảnh Lạc Long Quân dạy dân trồng lúa, diệt trừ yêu tinh hại dân,… Riêng Truyện Hà Ô Lôi, sự kiện xoay xung quanh nhân vật này, làm toát lên sự ham mê thanh sắc, lối sống hưởng lạc, gian dối và cái giá mà Hà Ô Lôi phải trả cho lối sống đó. Đồng thời, sự kiện tiêu biểu đã làm nhân vật bộc lộ những hành vi, phẩm chất của một con người trần tục, đời thường, khác các nhân vật chức năng trong tác phẩm. Cốt truyện được xây dựng với nhiều sự kiện sâu chuỗi nhau, tạo nên một chỉnh thể hoàn chỉnh. Tác giả tập trung khai thác sự kiện tiêu biểu, đẩy câu truyện lên những cao trào, xung đột, kịch tính, à điều kiện để phẩm chất của nhân vật được thể hiện rõ. Đặc biệt, mỗi một sự kiện lại giống như một câu chuyện nhỏ, có lời thoại của nhân vật, thể hiện được suy nghĩ, nội tâm của nhân vật Hà Ô Lôi.

Thêm một điểm sáng tạo mới mẻ nữa trong cốt truyện của truyện ngắn này chính là kết thúc truyện. Trong văn học truyền thống, đặc biệt trong các câu truyện cổ tích, kết thúc truyện luôn có hậu, kẻ ác bị trừng trị, người tốt được hạnh phúc. Nhưng Truyện

Hà Ô Lôi đã thoát ra khỏi cách kết thúc quen thuộc đó. Kết thúc tác phẩm, nhân vật Hà

Ô Lôi chết, lời tiên đoán của thần Lã Động Tân được Hà Ô Lôi nhắc lại “thanh sắc của

người được mất bù nhau”[25, tr. 123]. Cách kết thúc này rất mới, khơi gợi, mở ra nhiều

cách hiểu khác nhau, góp phần tạo nên sự hấp dẫn cho tác phẩm, phản ánh trình độ nghệ thuật khá cao của Truyện Hà Ô Lôi so với các truyện khác trong tác phẩm.

Sự kiện là nền tảng để nhân vật bộc lộ hành động, phẩm chất, tính cách của bản thân. Sự kiện dù là sự kiến lớn hay nhỏ, tiêu biểu hay bình thường đều có vai trò quan trọng với tác phẩm tự sự nói riêng và các thể loại khác của văn học nói chung.

Tiểu kết chương 2

Như vậy, trong chương hai của luận văn, chúng tôi đã tìm hiểu và đánh giá khái quát về hệ thống nhân vật trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục. Hệ thống nhân vật trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục đa dạng về số lượng nhưng có thể xếp các nhân vật đó vào hai kiểu loại nhân vật tiêu biểu là nhân vật chức năng và nhân vật văn học. Nhân vật chức năng chiếm ưu thế hơn. Bởi lẽ, văn học giai đọan này vẫn chưa thoát khỏi văn học chức năng, các câu chuyện được ghi chép lại, các nhân vật được nhắc đến trong câu chuyện đều nhằm thực hiện một chức năng hoặc lí giải một sự vật, hiện tượng nào đó. Từ đó, chúng tôi tìm hiểu những vấn đề cụ thể của hệ thống nhân vật này trong tác phẩm dưới góc nhìn tự sự học trong chương hai và chương ba của đề tài luận văn.

Trong chương hai, chúng tôi đã đề cập đến ba phương diện là môtíp, đặc điểm nhân vật và tổ chức hệ thống sự kiện. Chúng tôi nhận thấy rằng, tác giả đã vận dụng sáng tạo một số môtíp kể chuyện của văn học dân gian, cốt truyện được xây dựng bằng việc tổ chức, tạo lập, sắp xếp sự kiện, nhấn mạnh những sự kiện tiêu biểu. Qua đó, bộc lộ được phẩm chất, hành vi của nhân vật, là những tấm gương anh hùng, liệt nữ, phúc thần của cõi Lĩnh Nam để mọi người làm theo, xây dựng đất nước Đại Việt non trẻ, ngợi ca những anh hùng, hào kiệt, anh linh của dân tộc.

Tuy nhiên, với riêng Truyện Hà Ô Lôi, nhân vật có những đặc điểm khác biệt. Nhân vật Hà Ô Lôi đã bước đầu có tính cách, có nội tâm, suy nghĩ, hành động với những ham muốn đời thường, trần tục, khác với các nhân vật anh hùng, liệt nữ. Sự đột phá của nhân vật Hà Ô Lôi và Truyện Hà Ô Lôi, đánh dấu sự phát triển của truyện

Chương 3

ĐIỂM NHÌN, KHÔNG GIAN, THỜI GIAN VÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT VỀ NHÂN VẬT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật trong lĩnh nam chích quái lục từ góc nhìn tự sự học (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)