Tổ chức hệ thống sự kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật trong lĩnh nam chích quái lục từ góc nhìn tự sự học (Trang 53)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4. Tổ chức hệ thống sự kiện

2.4.1. Tạo lập, sâu chuỗi sự kiện

Trong tác phẩm tự sự nói riêng và trong các thể loại khác nói chung, sự kiện là yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu để tạo nên điểm nhấn, xung đột, cao trào, hình thành cốt truyện. Khái niệm sự kiện được nhắc đến nhiều trong cuộc sống và văn học. Tác giả Phương Lựu đã nhận định: “Sự kiện là những biến đổi, tác động, sự cố có ý

nghĩa quan trọng đối với nhân vật, làm cho nhân vật và quan hệ của chúng không giữ nguyên hiện trạng mà phải biến đổi theo. Sự kiện một mặt phản ánh các quan hệ, xung đột của các nhân vật, mặt khác lại có chức năng kết cấu, làm cho các nhân vật gần

nhau hoặc xa nhau hoặc chống nhau” [18, tr. 302]. Khái niệm sự kiện có vai trò quan

trọng trong việc lí giải tác phẩm. “Sự tổ hợp nhân vật sẽ không thực hiện được nếu như

không có một hệ thống sự kiện tương ứng. Các nhân vật làm sao có thể có được các quan hệ nói trên, nếu như chúng không có dịp gặp gỡ, va chạm, đấu tranh, đồng tình hay phản đối, hãm hại nhau ở chỗ này hay chỗ khác… Nhưng gặp ở đâu, gặp như thế nào, trong tình huống nào thì đó là cả một vấn đề sáng tạo độc đáo mà ở mỗi tác phẩm, mỗi nhân vật một khác. Như vậy, cùng với hệ thống nhân vật, việc tổ chức sự kiện là vô cùng quan trọng” [18, tr. 302].

Hình thức tổ chức sự kiện cơ bản nhất của văn học là sau khi tạo lập sự kiện, sẽ liên kết, sâu chuỗi sự kiện lại thành truyện, trong tác phẩm tự sự, hệ thống sự kiện phát triển nhất. Trong tác phẩm tự sự, một chuỗi các sự việc xảy ra liên tiếp trong không gian thời gian và gắn với nhân vật cụ thể, “có mở đầu, có phát triển và có kết thúc thể

hiện những quan hệ, mâu thuẫn và quá trình nhất định của cuộc sống” [18, tr. 302].

Sự sâu chuỗi của các sự kiện tạo thành cốt truyện. Cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ

thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [9, tr. 99]. Cốt truyện trong văn học dân gian thường được xây dựng

theo theo hướng nhân vật nào ác, gây nên tội sẽ phải trả giá, tình tiết câu truyện cũng có phần kịch tính và kết thúc luôn có hậu. Nhân vật chia tuyến rõ rệt thiện - ác.

Trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục, truyện chủ yếu thiên về ghi chép nên thường ghi chép đúng sự thật, ít có yếu tố hư cấu, bịa đặt. Những chi tiết lí tưởng hóa, hoang đường trong truyện cũng được ý thức là thật. Cốt truyện của tác phẩm còn lỏng lẻo, đơn giản nhưng nhân vật lại được chú trọng. Nhân vật được quan tâm miêu tả, gắn với những sự kiện quan trọng của cuộc đời nhân vật, các yếu tố nội tâm, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật thường bị bỏ qua. Kết cấu truyện thường đơn giản và theo kết cấu tiểu sử. Trong văn học dân gian, đặc biệt trong truyện cổ tích và truyền thuyết, kết cấu tiểu sử được thể hiện rõ. Trong truyện của tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục, cũng kế thừa kết cấu tiểu sử gần như hoàn toàn, tác phẩm nào cũng có. Mở đầu câu truyện là lời giới thiệu lai lịch, xuất thân, quê quán của nhân vật. Văn học giai đoạn từ thế kỉ X - XIV, chưa thoát khỏi ảnh hưởng của văn học dân gian nên cốt truyện còn đơn giản,

mang tính chức năng. Các truyện ngắn trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục cũng có cốt truyện đơn giản, trừ Truyện Hà Ô Lôi có phức tạp, đặc sắc hơn dù không nhiều. Cốt truyện là hình thức tổ chức sơ đẳng nhất của truyện, trong cốt truyện luôn gồm những thành phần như: thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút. Trong mỗi thành phần này đều chứa những sự kiện tương ứng.

Thắt nút là “sự xuất hiện các sự kiện đánh dấu điểm khởi đầu của một quan hệ

tất yếu sẽ tiếp tục phát triển” [18, tr, 303]. Chẳng hạn như trong Truyện Dưa Hấu, sự

kiện An Tiêm kiêu căng, ngạo mạn, có những lời nói không khiêm tốn, làm vua tức giận là sự kiện đánh dấu điểm khởi đầu cho chuỗi sự việc tiếp theo ắt xảy ra. “Vua rất

tin yêu, giao cho công việc, dần dần trở nên phú quí, bổng lộc rất nhiều. Sau An tiêm đâm ra kiêu căng ngạo mạn, thường nói rằng: “Đó đều là do tiền thân của ta, không phải do ơn chúa” [25, tr. 62]. Chính câu nói này của An Tiêm sẽ là chất xúc tác để sự

kiện được đẩy lên cao, kéo theo sự kiện mới ra đời. Trong Truyện Hà Ô Lôi, sự kiện Hà Ô Lôi gặp gỡ Lã Động Tân và nuốt nước bọt của Lã Động Tân là chi tiết thắt nút quan trọng, là cột mốc cho sự kiện tiếp theo gắn với cuộc đời nhân vật Hà Ô Lôi xuất hiện. Mỗi câu chuyện đều có điểm thắt nút để tạo ra điểm khởi đầu cho sự phát triển hệ thống sự kiện sau đó.

Phát triển là “toàn bộ các sự kiện thể hiện sự triển khai, vận động của các quan

hệ và mâu thuẫn đã xảy ra” [18, tr. 303]. Trở lại với Truyện Dưa Hấu trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục, điểm phát triển của câu chuyện là sự kiện nhà vua tức giận

trước câu nói và thái độ ngạo mạn của An Tiêm, “Vua nghe nói cả giận phán: “Làm

thần tử của người mà kiêu căng ngạo mạn, không biết ơn chúa lại nói là do tiền thân! Nay đưa nhà ngươi ra một nơi không có người ở giữa bể xem có còn tiền thân không?”. Bèn đày ra cửa bể huyện Nga Sơn” [25, tr. 62-63]. Trong Truyện Hà Ô Lôi, điểm phát

triển là sự kiện vua hỏi ý kiến Hà Ô Lôi làm thế nào để lấy lòng nàng quận chúa A Kim. Từ đây xảy ra rất nhiều sự kiện, biến cố, thay đổi liên quan đến nhân vật Hà Ô Lôi, và cũng chính từ sự kiện phát triển này, cuộc đời nhân vật Hà Ô Lôi rẽ sang một hướng khác.

Cao trào hay còn gọi là đỉnh điểm “là sự kiện, thử thách cao nhất, tột cùng đối

Chức năng của cao trào không chỉ là mài sắc các vấn đề của tác phẩm mà còn đưa đến sự chấm dứt phát triển” [18, tr. 303]. Cao trào của Truyện Dưa Hấu là sự kiện

lương thực An Tiêm được ban cho trước khi bị đày ra đảo đã hết, lại không có nguồn cung cấp: “Cửa bể huyện Nga Sơn, bốn bề toàn cát và nước không có người qua lại,

ban cho một số lương thực đủ ăn bốn năm tháng để cho ăn hết thì chết. Vợ Tiêm than khóc, tiêm cười mà bảo rằng: “Trời đã sinh ra ta tất nuôi nổi ta, sống chết bởi trời ta đâu lo lắng. Bỗng thấy một con bạch trĩ từ phương Tây bay lại đậu ở đầu núi, kêu ba, bốn tiếng, sáu, bảy hạt dưa theo tiếng kêu mà rơi xuống cát mọc lên xanh rì rồi kết thành quả…. vị thơm ngon, tinh thần sảng khoái, giữ lấy hạt năm sau đem trồng. Ăn không hết lại đổi lấy gạo nuôi vợ con” [25, tr. 63]. Trong lúc khó khăn chồng chất, với

bản lĩnh, sự lạc quan và sự may mắn, An Tiêm đã sống sót và khẳng định được sự tự thân của mình. Sự kiện này cũng khép lại câu chuyện với kết thúc có hậu. Điểm cao trào trong Truyện Hà Ô Lôi chính là việc Ô Lôi làm cho quận chúa A Kim mê mẩn, được tư thông cùng quận chúa, đỉnh điểm là sự việc Hà Ô Lôi mượn được chiếc mũ vào triều của quận chúa, khiến quận chúa xấu hổ.

Cao trào diễn ra, sau cao trào sẽ là điểm mở nút, kết thúc câu truyện. Mở nút “là

sự kiện quyết định kề ngay sau cao trào” [18, tr. 303]. Truyện Dưa Hấu, điểm mở nút

chính là sự việc vua biết chuyện An Tiêm đã trồng được thứ quả quý, sống sót trên đảo, thậm chí có cuộc sống rất tốt, vua công nhận sự tự thân của An Tiêm “Bèn ra chiếu gọi

về cho phục chức cũ, lại cấp cho nô tì” [25, tr. 64]. Điểm mở nút trong Truyện Hà Ô Lôi có sự đặc biệt hơn, vì vẫn ham mê thanh sắc, Ô Lôi tiếp tục tư thông với con gái

các nhà vương hầu, tư thông với con gái trưởng của Minh Uy Vương. Sau đó, Ô Lôi phải trả giá cho sự ham mê thanh sắc bằng chính mạng sống. Mở nút là sự xóa bỏ xung đột, nhưng những câu hỏi lớn còn lại sau chuỗi sự kiện đó luôn là điều mà người đọc cần tự tư duy để hiểu rõ được ý nghĩa tác phẩm. “Toàn bộ việc tổ chức hệ thống sự kiện

đều nhằm tập trung thực hiện các chức năng cơ bản của nó: phơi bày các xung đột xã hội và thể hiện các số phận, tính cách con người. Nói chung dù cốt truyện nào, dù đơn giản nhất cũng đều có chức năng đó, tùy theo đặc điểm của từng giai đoạn văn học, phong cách nhà văn mà có sư thể hiện khác nhau” [18, tr. 306]. Việc tạo lập, sâu chuỗi

nhiên, trong các tác phẩm văn xuôi hiện đại, sự kiện, chi tiết sẽ đa dạng, phức tạp hơn, thể hiện nhiều mâu thuẫn hơn.

Hầu hết các sự kiện trong các truyện của tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục đều đơn giản, hệ thống tổ chức sự kiện mang tính “một màu”, nghĩa là câu chuyện nào cũng bắt đầu với những môtíp, sự kiện theo công thức. Xuất hiện nhân vật, nhân vật đó có thể là yêu ma, thần linh hay người thường nhưng sẽ có một mâu thuẫn nhỏ, nếu là yêu ma thì sẽ gây điều xấu hại dân (Ngư Tinh, Mộc Tinh, Hồ Tinh), sau đó sẽ có một vị anh hùng diệt trừ yêu ma, những dấu vết còn lại của quá trình diệt yêu ma sẽ là những di tích, thắng cảnh còn đến hiện nay. Nếu nhân vật là thần linh, thần sẽ xuất hiện để cứu giúp nhân dân, báo mộng giúp vua, … Các sự kiện tuy còn đơn giản, ảnh hưởng của lối kể truyện của dân gian nhưng cũng đã góp phần không nhỏ tạo nên cốt truyện, những câu truyện mang tính lịch sử, đầy sự tự hào về quê hương, dân tộc.

2.4.2. Tập trung tô đậm, nhấn mạnh sự kiện tiêu biểu

Trong một câu chuyện, sẽ có một chuỗi các sự kiện, nhưng không phải sự kiện nào cũng là sự kiện tiêu tiểu. Sự kiện tiêu biểu là những sự việc chính, có tác động lớn đến toàn bộ cốt truyện, là sự kiện quan trọng nhất của cốt truyện đó. Cốt truyện sẽ trở nên cuốn hút hơn nếu có được những sự kiện tiêu biểu.

Trong các tác phẩm văn học hiện đại, sự kiện tiêu biểu sẽ thấy rõ hơn, nhưng văn học giai đoạn từ thế kỉ X- XIV, văn học vẫn mang đậm tính chất chức năng nên sự kiện dù là tiêu biểu hay sự kiện nhỏ, tất cả đều xoay quanh nhân vật chức năng. Sự kiện tiêu biểu cũng là sự kiện giúp nhân vật chức năng đó thể hiện được chức năng mà nhân vật đó đảm nhiệm và ý đồ tác giả muốn hướng tới qua nhân vật đã xây dựng. Nếu không có sự kiện tiêu biểu mang tính đột phá thì câu chuyện sẽ nhàm chán, không có điểm nhấn, không có ấn tượng với người tiếp nhận.

Trong các chuyện của tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục, ghi chép những

chuyện quái dị ở cõi Lĩnh Nam, nhấn mạnh hạo khí tự nhiên của cõi Lĩnh Nam, ca ngợi tài năng, công trạng, phẩm chất, chiến công của người anh hùng. Vì thế, các câu chuyện trong tác phẩm sẽ mang thêm yếu tố li kì, lí tưởng hóa và hình tượng nhân vật trong các truyện sẽ được khắc họa bằng việc tô đậm sự kiện tiêu biểu. Trong Truyện Bánh

thấy thần nhân đến nói rằng: “ Các vật trên trời đất và mọi của quí của người không gì bằng gạo. Gạo có thể nuôi người khỏe mạnh mà ăn không bao giờ chán, các vật khác không thể hơn được. Nay đem gạo nếp làm bánh, cái hình vuông, cái hình tròn để tượng trưng hình trời đất rồi dùng lá bọc ngoài, ở trong cho mỹ vị để ngụ ý công đức sinh thành lớn lao của cha mẹ” [25, tr. 60-61]. Đây được coi là sự kiện tiêu biểu

vì giữa lúc Lang Liêu đang ngày đêm lo lắng, mộng mị bất an, ít người giúp đỡ, khó xay sở thì giấc mơ của thần nhân đã giúp Lang Liêu giải quyết được vấn đề khó khăn. Nếu không có sự kiện này thì nhân vật sẽ bế tắc. Qau đó, nhấn mạnh được vai trò quan trọng của thần linh. Trong Truyện Dưa Hấu, nhân vật Mai An Tiêm, sau khi bị đày ra nơi không có người ở giữa biển, bốn bề toàn cát và nước. Không những thế, khi bị đày ra cửa bể, nhà vua chỉ ban cho An Tiêm một số lương thực đủ ăn bốn năm tháng, ăn hết là số lương thực đó thì sẽ chết. Trước tình thế khó khăn, mạng sống của cả gia đình bị đe dọa, An Tiêm bị dồn vào đường cùng. Nếu như câu chuyện chỉ dừng lại ở sự kiện này thì câu chuyện cũng bế tắc như số phận của nhân vật An Tiêm. Song nhờ có một sự kiện nổi bật, mở ra hướng giải quyết cho cả câu chuyện và nhân vật. Một hôm, “bỗng

thấy một con bạch trĩ từ phương Tây bay lại đậu ở đầu núi, kêu ba, bốn tiếng, sáu, bảy hạt dưa theo tiếng kêu mà rơi xuống cát, mọc lên xanh rì rồi kết thành quả. An Tiêm mừng rỡ mà nói “đây không phải là dị vật mà là trời cho để nuôi ta đó” [25, tr. 63].

Nhờ có sự kiện nổi bật này, câu chuyện đã có một kết thúc đẹp, nhân vật An Tiêm và cả gia đình được cứu sống. Bản thân An Tiêm đã chứng minh được cho nhà vua thấy tự bản thân mình đã cố gắng và có năng lực thực sự : “Sau vua nghĩ tới Tiêm, cho người

đến xem còn sống hay đã chết. Người đó về tâu lại với vua, vua thở dài mà than rằng: “Hắn nói là do ở tiền thân, điều đó thực không ngoa”. Bèn ra chiếu gọi về, cho phục chức cũ” [25, tr. 64]. Tiếp đến, trong Truyện Cây cau, sự kiện lớn không nhiều nhưng

cũng có những sự kiện nổi bật. Ba nhân vật trong truyện đều chết do giữa họ có sự hiểu lầm, không giãi bày cho nhau nghe để cùng nhau cảm thong. Nguyên nhân là do “khi

ở cùng với nhau, người anh thường lạt lẽo với em. Người em tự thấy làm tủi hổ, cho rằng anh lấy vợ rồi thì quên mình, bèn không cáo biệt mà bỏ đi về quê nhà. Đi tới giữa rừng gặp một dòng suối sâu mà không có thuyền để qua, đau đớn, khóc lóc mà chết”

anh đã đi tìm người em, người vợ đi tìm chồng. Cuối cùng cả ba đều chết. Sự kiện ấy tạo nên cao trào, câu chuyện trở nên hấp dẫn, li kì hơn. Hình ảnh trầu cau ăn cùng nhau sẽ hòa quyện vị cay nồng, màu đỏ thắm, vừa thể hiện phong tục ăn trầu của dân tộc, vừa ngợi ca tình cảm anh em, vợ chồng gắn bó. Trong Truyện Hai bà trinh linh phu

nhân họ Trưng, sự kiện nổi bật của truyện là hai bà Trưng đánh tan quân Tô Định, trả

được nợ nước, thù nhà: “Trắc thù Định giết chồng mình, bèn cùng em là Nhị, dấy binh

đánh Định, vây hãm Giao Châu; các quận Cử Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng, hai chị em bèn bình định được sáu mươi lăm thành ở Lĩnh Ngoại, tự lập làm vua, xưng hiệu là Trưng Vương, đóng đô ở thành Ô Diên” [25, tr. 82]. Sự kiện nổi bật này

đã giúp người kể và nhân dân bày tỏ sự ngưỡng mộ trước tài năng và công trạng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật trong lĩnh nam chích quái lục từ góc nhìn tự sự học (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)