Kinh nghiệm quản lý chi NSNN ở một số Trung tâm y tế ở Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại các trung tâm y tế trực thuộc sở y tế tỉnh bắc ninh (Trang 43 - 45)

5. Bố cục của đề tài nghiên cứu

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN ở một số Trung tâm y tế ở Hà Nội

Hệ thống cơ sở y tế công lập thuộc Thành phố Hà Nội hiện nay là 89 đơn vị. Trong đó: 40 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa và y học cổ truyền với tổng số 7.980 giường bệnh; 29 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, trong đó có 7 trung tâm y tế có giường bệnh, với số tổng giường bệnh là 115; 20 đơn vị khác như: Trung tâm chuyên khoa, Trường cao đẳng y tế Hà Đông, Chi cục Dân số - KHHGĐ, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm,... Trên khắp địa bàn Hà Nội hiện nay có 576 trạm y tế xã, phường, thị trấn.

Toàn ngành y tế của Hà Nội hiện có 12.847 cán bộ, công nhân viên chức, trong đó khối quản lý hành chính là 191 người. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý tại các đơn vị ngoài việc giỏi về chuyên môn y khoa còn vững về công tác quản lý, cụ thể là quản lý tài chính của đơn vị. Cán bộ làm công tác kế toán từ các khoa, phòng đến kế toán trưởng tại các đơn vị đều được đào tại bài bản trong lĩnh vực tài chính kế toán. Sở Y tế Hà Nội có Phòng Kế hoạch Tài chính của Sở làm công tác quản lý tài chính kế hoạch của toàn ngành. Bên cạnh đó, Sở Tài chính Hà Nội có một bộ phân chuyên môn thực hiện nhiệm vụ quản lý các đơn vị dự toán do thành phố quản lý, đó là Phòng Tài chính Hành chính sự nghiệp với 22 cán bộ công chức, trong đó chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi các đơn vị y tế thuộc cấp thành phố quản lý có 02 cán bộ (01 lãnh đạo phòng và 01 chuyên viên); đối với khối các Trung tâm y tế quận thì thuộc Phòng Ngân sách quận huyện của Sở Tài chính Hà Nội phụ trách theo dõi. Điều này phần nào đã thấy được sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo Sở Tài chính đối với công tác quản lý tài chính của ngành y tế Hà Nội.

Chi sự nghiệp y tế là một nhiệm vụ chi thường xuyên của ngân sách Thành phố Hà Nội. Mô hình quản lý đối với sự nghiệp y tế tại Hà Nội có điểm khác biệt so

với mô hình quản lý ở Bắc Giang và Bắc Ninh, nó được chia thành 2 cấp quản lý. Ngân sách cấp thành phố đảm nhiệm kinh phí chi sự nghiệp y tế cho các đơn vị thuộc cấp thành phố quản lý, như: Bệnh viện đa khoa Thành phố, viện da liễu, Viện điều dưỡng,... Ngân sách cấp quận đảm nhiệm kinh phí chi sự nghiệp y tế cho các đơn vị thuộc cấp quận quản lý, như các trung tâm y tế,...

Quy trình quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế Thành phố Hà Nội thực hiện đúng với quy trình chi ngân sách nhà nước. Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước là công việc tất yếu bắt buộc gắn liền với chi ngân sách nhằm tạo ra những khoản chi đúng mục đích sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm. Công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế tại Thành phố Hà Nội thể hiện qua 3 giai đoạn: Lập dự toán ngân sách nhà nước, thực hiện dự toán chi ngân sách nhà nước và quyết toán chi ngân sách nhà nước. Cụ thể:

- Lập dự toán:

Các đơn vị căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, nhiệm vụ của năm kế hoạch, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước quy định, kết quả hoạt động sự nghiệp, tình hình thu chi tài chính của năm liên kề, lập dự toán chi ngân sách nhà nước của mình gửi cơ quan chủ quản là Sở Y tế. Sở Y tế tổng hợp dự toán của các đơn vị mình quản lý gửi Sở Tài chính tổng hợp. Đối với các trung tâm y tế thuộc cấp quận quản lý, lập dự toán chi ngân sách của mình, gửi Phòng Tài chính quận tổng hợp.

Việc lập dự toán của các đơn vị sự nghiệp y tế thực hiện theo Thông tư số 71/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP về Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế, tài chính đối với đơn vị sự nghiệp. Điều này, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động trong quá trình lập dự toán, nâng cao tình thần tự chịu trách nhiệm của các đơn vị, nâng cao hiệu quả quản lý của đơn vị.

- Thực hiện dự toán:

Căn cứ vào dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Sở Tài chính tiến hành giao kế hoạch ngân sách chính thức cho đơn vị dự toán cấp I ( Sở Y tế). Sở Y tế tiếp tục phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc.

Trong quá trình thực hiện dự chi, cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước, các đơn vị dự toán đã nghiêm túc thực hiện đầy đủ trình tự các bước quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các chính sách chế độ tài chính hiện hành. Sở Tài chính phối hợp với Kho bạc nhà nước thực hiện hạch toán các khoản chi ngân sách nhà nước theo đúng chế độ kế toán. Công tác cấp phát được cải tiến, giảm bớt các thủ tục gây phiền hà cho đơn vị. Tăng cường công tác kiểm soát chi qua Kho bạc nhà nước. Các đơn vị sử dụng kinh phí đã chấp hành các yêu cầu của Kho bạc về rút hạn mức chi tiêu, chi tiêu theo kế hoạch và thực hành tiết kiệm.

- Quyết toán:

Công tác quyết toán chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp y tế tại Thành phố Hà Nội được thực hiện như sau:

Vào cuối ngày 31/12 hàng năm, các đơn vị thực hiện công tác khóa sổ kế toán theo qui định. Đối chiếu số liệu với cơ quan tài chính và Kho bạc nhà nước để đảm bảo khớp đúng và cân đối về cả tổng số và chi tiết, sau đó tiến hành lập báo cáo quyết toán năm. Báo cáo quyết toán năm của đơn vị kèm theo bảng cân đối tài khoản và báo cáo thuyết minh báo cáo kế toán năm của đơn vị gửi Sở Y tế. Căn cứ vào quyết toán các đơn vị gửi, Sở Y tế tiến hành xét duyệt quyết toán các đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Sở Y tế có trách nhiệm tổng hợp báo cáo quyết toán năm của toàn ngành cùng với Thông báo kết quả xét duyệt quyết toán của từng đơn vị trực thuộc gửi Sở Tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại các trung tâm y tế trực thuộc sở y tế tỉnh bắc ninh (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)