Kinh nghiệm quản lý chi NSNN ở một số Trung tâm y tế ở Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại các trung tâm y tế trực thuộc sở y tế tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 48)

5. Bố cục của đề tài nghiên cứu

1.2.3. Kinh nghiệm quản lý chi NSNN ở một số Trung tâm y tế ở Quảng Ninh

Giai đoạn 2011-2016, tỉnh ưu tiên dành nguồn lực đáng kể đầu tư cho phát triển y tế; chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác lập kế hoạch, triển khai và đưa các dự án vào sử dụng, đảm bảo quy định, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và tiến độ đề ra. Các cơ sở y tế trong tỉnh được đầu tư 16 dự án xây dựng cơ bản, 14 dự án trang thiết bị y tế, tổng mức đầu tư trên 2.200 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh 2.056 tỷ đồng. Các công trình và trang thiết bị y tế được đầu tư tương đối đồng bộ, hiện đại, sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Đến nay, các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện cơ bản thực hiện được từ 40-50% danh mục kỹ thuật của tuyến trên; số bệnh nhân phải chuyển tuyến trên giảm rõ rệt; công suất sử dụng giường bệnh tại các cơ sở y tế tăng từng năm. Các cơ sở y tế, địa phương đã chủ động bố trí nguồn chi thường xuyên để nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị y tế thiết yếu. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngành Y tế về đầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm, quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế được thực hiện thường xuyên. Ngành Y tế đã tích cực ứng dụng phần mềm quản lý trang thiết bị y tế tại các đơn vị; chú trọng đào tạo, luân chuyển cán bộ quản lý, đưa bác sĩ tuyến trên xuống tuyến dưới công tác nhằm phát huy hiệu quả sử dụng các công trình, trang thiết bị y tế được đầu tư...

Tuy nhiên, công tác quản lý chi ngân sách nhà nước còn những tồn tại: Một số bệnh viện, trung tâm y tế cấp huyện, như Hải Hà, Móng Cái, Bình Liêu, Bệnh viện Y dược cổ truyền… được đầu tư xây dựng từ lâu, hiện đã quá tải, các khoa, phòng xuống cấp không đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân; một số trạm y tế cấp xã, như Ka Long (TP Móng Cái), Thanh Sơn (huyện Ba Chẽ)… chưa phát huy hiệu quả đầu tư, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị rất ít (từ 5-7 lượt/ngày), dẫn đến lãng phí về cơ sở vật chất và nhân lực; xử lý chất thải y tế còn nhiều khó khăn, xây dựng các cụm xử lý rác thải y tế tập trung theo vùng còn chậm, nên đa số đơn vị phải ký hợp đồng xử lý rác thải với các doanh nghiệp tỉnh ngoài với giá dịch vụ tương đối cao; xã hội hóa trong công tác đầu tư mua sắm, quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế chưa đáp ứng nhu cầu…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại các trung tâm y tế trực thuộc sở y tế tỉnh bắc ninh (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)