Định hướng phát triển tại các TTYT trực thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại các trung tâm y tế trực thuộc sở y tế tỉnh bắc ninh (Trang 115 - 116)

5. Bố cục của đề tài nghiên cứu

4.1.2. Định hướng phát triển tại các TTYT trực thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh

Xuất phát từ đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng của ngành và nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong giai đoạn mới, để hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân; công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh Bắc Ninh được phát triển trên những quan điểm cơ bản sau:

- Đảm bảo mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng dân số.

- Giảm tỷ lệ mức bệnh, tử vong và tàn tật; khống chế các bệnh truyền nhiễm, các bệnh gây dịch thường gặp và mới nổi, không để dịch lớn xảy ra. Giữ vững thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, loại trừ bệnh sởi, mở rộng việc sử dụng vác xin để phòng ngừa các bệnh khác. Hạn chế, tiến tới kiểm soát các yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm, bệnh tật học đường, các bệnh liên quan đến môi trường, lối sống, hành vi, an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng. Đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe theo hướng toàn diện, chú trọng dự phòng tích cực và chủ động, sàng lọc phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh tật.

- Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng và chất lượng, phát triển nhân lực y tế có trình độ cao nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của ngành y tế; tăng cường nhân lực cho tuyến huyện, xã. Đảm bảo cân đối giữa đào tạo và sử dụng cán bộ y tế.

- Bản chất nhân đạo và định hướng xã hội chủ nghĩa của hoạt động y tế đòi hỏi sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe, đảm bảo cho mọi người đều được chăm sóc sức khỏe, phù hợp với khả năng kinh tế của xã hội, đồng thời Nhà nước có chính sách hỗ trợ khám chữa bệnh đối với người có công với nước, người nghèo, người sống ở vùng có nhiều khó khăn.

- Dự phòng tích cực và chủ động là quan điểm xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển ngành y tế. Bảo đảm môi trường sống, lao động và học tập có lợi cho việc phòng bệnh và tăng cường sức khỏe, chủ động phòng chống các tác nhân có hại cho sức khỏe trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Xây dựng mạng lưới y tế dự phòng từng bước hoàn chỉnh, hiện đại nhằm chủ động phòng chống dịch bệnh, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm mắc bệnh và tử vong, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đảm bảo các cơ sở y tế dự phòng của tỉnh đủ điều kiện và năng lực thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong tình hình mới.

- Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc. Triển khai nghiên cứu ứng dụng và máy móc hiện đại, nhưng không làm mất đi bản chất của y học cổ truyền. Đồng thời, tăng cường quản lý nhà nước về lĩnh vực y học cổ truyền tư nhân.

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ngành, các đoàn thể có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo nhằm huy động các nguồn lực, động viên toàn xã hội tham gia công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

- Phát triển y tế chuyên sâu đồng thời với y tế phổ cập. Đa dạng hóa các hình thức chăm sóc sức khỏe, trong đó y tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Phát triển các loại hình chăm sóc sức khỏe nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân. Khuyến khích, hướng dẫn và quản lý tốt hoạt động của các cơ sở y tế ngoài công lập nhằm phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của nhân dân, chống mọi biểu hiện tiêu cực trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại các trung tâm y tế trực thuộc sở y tế tỉnh bắc ninh (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)