Hoàn thiện công tác quyết toán, thực hiện nghiêm túc việc công kha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại các trung tâm y tế trực thuộc sở y tế tỉnh bắc ninh (Trang 122 - 124)

5. Bố cục của đề tài nghiên cứu

4.2.4. Hoàn thiện công tác quyết toán, thực hiện nghiêm túc việc công kha

tài chính

4.2.4.1. Cơ sở áp dụng giải pháp

Vấn đề đặt ra hiện nay là việc sử dụng kinh phí của NSNN thuộc quyền hạn, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí NSNN. Cơ quan quản lý cấp trên không có điều kiện theo dõi, kiểm tra tình hình chi tiêu cụ thể ở từng đơn vị theo từng nội dung nghiệp vụ và từng chứng từ chi. Do đó cải tiến công tác quyết toán chi NSNN cần xác định rõ thẩm quyền trách nhiệm xét xuyệt quyết toán.

4.2.4.2. Nội dung giải pháp

Nhằm hoàn thiện công tác quyết toán, thực hiện nghiêm túc việc công khai tài chính, một số giải pháp cần được thực hiện, cụ thể là:

+ Thực hiện nguyên tắc người nào duyệt chi sai chế độ, sai dự toán được duyệt thì người đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

+ Việc đánh giá thực hiện ngân sách không chỉ là chấp hành đúng chế độ, đúng tiêu chuẩn mà còn phải đánh giá kết quả và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn giao. Do vậy trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị cấp trên, đơn vị được quyền giao dự toán chi ngân sách và nhiệm vụ cho đơn vị sử dụng ngân sách là thực hiện kiểm tra, phê duyệt việc chi tiêu, sử dụng ngân sách gắn với kết quả thực hiện những nhiệm vụ được giao.

Để thực hiện tốt nội dung trên, trong quá trình quyết toán ngân sách cho các đơn vị nhất thiết phải có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý và cơ quan cấp phát.

Bên cạnh đó, quá trình quyết toán phải kiên quyết xuất toán các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu và thu hồi giảm chi NSNN đối với các khoản chi sai chế độ, khắc phục tình trạng cơ quan tài chính các cấp khi tiến hành quyết toán chi NSNN cho các đơn vị khi phát hiện sai phạm có nêu kiến nghị xử lý nhưng lại không có biện pháp xử lý dứt điểm, để kéo dài không có thông báo duyệt y quyết toán cho các đơn vị.

Đổi mới và hoàn thiện công tác quyết toán và thẩm tra quyết toán ngân sách, cần đi đối với việc xác định rõ ràng thẩm quyền, trách nhiệm xét duyệt quyết toán của cơ quan chủ quan cấp trên và trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị.

Đối với khâu quyết toán ngân sách:

- Việc lập, nộp và duyệt báo cáo quyết toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm phải đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, chính xác theo yêu cầu. Công tác lập và báo cáo quyết toán phải đảm bảo sự thống nhất từ các đơn vị thụ hưởng cho đến đơn vị cấp trên, tránh tình trạng “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” giữa các cơ quan tài chính với các đơn vị lập quyết toán. Nói cách khác phải có sự nhất quán ngay từ đầu trong việc ra các văn bản hướng dẫn việc lập báo cáo quyết toán. Đi kèm với báo cáo quyết toán phải cần có sự đánh giá việc thực hiện kế hoạch, hiệu quả sử dụng kinh phí. Điều này rất có ý nghĩa trong việc tìm hiểu nguyên nhân để dưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời cho năm ngân sách.

Quyết toán ngân sách cũng đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng, đặc biệt là Kho Bạc Nhà nước. Các báo cáo quyết toán phải gửi cho cơ quan kiểm toán để kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí và có biện pháp xử lý kịp thời đối với những trường hợp sử dụng không đúng mục đích, đối tượng chi.

Nâng cao chất lượng báo cáo quyết toán tài chính, báo cáo quyết toán tài chính phải lập theo đúng mẫu quy định, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã quy định, lập đúng kỳ hạn, nộp đúng thời hạn và đầy đủ báo cáo tới từng nơi nhận báo cáo. Nếu báo cáo quyết toán khác so với dự toán thì phải giải trình trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Số liệu báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, khác quan. Ngoài những sổ sách theo quy định thì để phù hợp với thực tế đơn vị cũng phải lập báo cáo đặc thù giúp cho việc kiểm soát được rõ ràng, thuận lợi.

Bên cạnh đó, vấn đề công khai tài chính cần được nghiêm túc thực hiện. Nội dung công khai tài chính phải được thực hiện theo đúng quyết định 192/2004/QĐ- TTg ngày 16/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Công khai chi tiết số liệu dự toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền giao, quyết toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đẩy mạnh việc công khai tài chính cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Xác định đúng nội dung, phạm vi số liệu cần công khai theo quy định. Lựa chọn hình thức công khai phù hợp với từng đơn vị để cán bộ viên chức có thể nắm rõ nội dung công khai và giám sát được các nội dung này.

- Các cơ quan có chức năng và các đoàn thể cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc công khai ngân sách ở đơn vị. Kịp thời đề xuất xử lý các vi phạm về chế độ công khai tài chính.

4.2.4.3. Kết quả dự kiến đạt được

Thực hiện tốt giải pháp này hát huy quyền làm chủ của cán bộ, viên chức Nhà nước trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản Nhà nước; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính; đảm bảo sử dụng có hiệu quả Ngân sách Nhà nước, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại các trung tâm y tế trực thuộc sở y tế tỉnh bắc ninh (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)