Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại các trung tâm y tế trực thuộc sở y tế tỉnh bắc ninh (Trang 106 - 108)

5. Bố cục của đề tài nghiên cứu

3.4.1. Những kết quả đạt được

Trong bối cảnh hiện tại, ngành y tế Bắc Ninh đã nhận được những cơ hội rất lớn. Đó là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với chính sách an sinh xã hội nói nói ( Nghị quyết số 46/NQ-TW; Nghị quyết số 47/NQ-TW của Bộ Chính trị), sự quan tâm của tỉnh đến việc phát triển ngành, thể hiện cụ thể qua những ưu tiên phân bổ ngân sách, các chính sách khuyến khích đào tạo cán bộ, chuẩn bị nguồn nhân lực tốt cho các trung tâm y tế. Việc phân cấp quản lý và giao tự chủ cho các đơn vị chi tiêu trong ngành cũng tạo cơ hội để đơn vị phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.

Cùng với quá trình cải cách của cả nước, Bắc Ninh đã và đang thực hiện cách cách cơ bản trong lĩnh vực quản lý tài chính theo hướng phân cấp mạnh mẽ; phân bổ và quản lý ngân sách công khai, minh bạc; cải cách các thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho các đơn vị sử dụng kinh phí phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong quản lý sử dụng nguồn lực công.

Với đặc thù quản lý theo hệ thống ngành dọc, các Trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện việc lập kế hoạch một cách toàn diện trên cả 3 mặt chuyên môn, nhân sự, tài chính. Các đơn vị đã được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo tinh thần Nghị định số 43/2006/NĐ-CP. Các đơn vị được giao dự toán từ đầu năm và chủ động rút kinh phí theo dự toán tại Kho bạc. Điều này giúp cho các đơn vị chủ động trong công tác chi tiêu để thực hiện nhiệm vụ, tránh lãng phí. Quản lý chi ngân sách nhà nước tại các Trung tâm Y tế trong những năm quá đã có có nhiều chuyển biến, quy mô ngân sách không ngừng tăng lên, việc quản lý sử dụng ngân sách chặt chẽ, hợp lý, hiệu quả hơn đồng thời cũng tạo điều kiện cho đơn vị chủ động hơn trong việc điều hành công tác chuyên môn.

Công tác lập dự toán chi ngân sách nhà nước trong các đơn vị được thực hiện theo Luật Ngân sách năm 2002, Nghị định 60 của Chính phủ ngày 06/6/2003, Thông tư số 59 ngày 23/6/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định 60 quy định đối với

khoản chi thường xuyên. Việc lập dự toán phải tiến hành theo một quy trình từ cơ sở, trên cơ sở dự kiến chi theo mục lục ngân sách.

Các đơn vị sử dụng nguồn ngân sách theo đúng dự toán đã giao, đảm bảo chi trả đầy đủ chế độ cho cán bộ viên chức.

Bảng 3.22. Kinh phí tiết kiệm và thu nhập bình quân tăng thêm từ việc thực hiện chế độ tự chủ của các Trung tâm y tế qua 3 năm 2015 - 2017

Đơn vị tính: Triệu đồng

Trung tâm Y tế

Kinh phí tiết kiệm

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số tiền Thu nhập BQ tăng thêm/người /năm Số tiền Thu nhập BQ tăng thêm/người /năm Số tiền Thu nhập BQ tăng thêm/người /năm TP Bắc Ninh 346 18 487 16 892 21 Huyện Tiên Du 296 15 463 16 520 13 TX Từ Sơn 381 11 201 13 255 16

Huyện Yên Phong 365 13 385 15 437 15

Huyện Quế Võ 101 9 315 10 391 10

Huyện Thuận Thành 126 8 198 5 205 6

Huyện Gia Bình 111 9 122 4 142 5

Huyện Lương Tài 229 5 169 8 137 8

(Nguồn: Báo cáo quyết toán của Sở Y tế Bắc Ninh)

Quá trình xét duyệt dự toán, phân bổ ngân sách đã thực hiện đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước; việc chấp hành dự toán đã có nhiều tiến bộ, kinh phí chi thường xuyên được quản lý sử dụng tiết kiệm. Chất lượng báo cáo quyết toán đã được nâng lên rõ rệt, báo cáo quyết toán phản ánh tương đối chính xác và trung thực tình hình sử dụng ngân sách cũng như hoạt động của đơn vị trong năm ngân sách.

Việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ đã đạt được những kết quả rất khả quan. Các đơn vị đã từng bước cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ, sắp xếp lại tổ chức bộ máy và người lao động theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, việc quản lý khai thức và mở rộng nguồn thu sự

nghiệp được chú trọng hơn, ý thức sử dụng kinh phí tiết kiệm hơn, thu nhập của viên chức được nâng lên.

Qua quá trình quản lý chi NSNN tại các Trung tâm Y tế cũng cho thấy các đơn vị đã quản lý chặt chẽ các khoản chi, hầu hết các đơn vị đã thực hiện theo quy định của nhà nước, trong quá trình quyết toán của đơn vị cấp trên không có khoản chi phải xuất toán. Hoạt động chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh và phòng dịch luôn được củng cố, đi vào nề nếp đảm bảo đúng định hướng của Đảng, Nhà nước và các cấp đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước tại các trung tâm y tế trực thuộc sở y tế tỉnh bắc ninh (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)