5. Bố cục của đề tài nghiên cứu
3.2.3. Thực hiện dự toán chi NSNN tại các TTYT trực thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh
3.2.3.1. Căn cứ về quản lý chi ngân sách
Thực hiện dự toán (hay còn gọi là chấp hành dự toán) là khâu quan trọng nhất của chu trình ngân sách. Là khâu trực tiếp thực hiện các chỉ tiêu thu, chi đã đề ra trong kế hoạch, từ các chỉ tiêu này mà kiểm tra việc thực hiện chức năng nhiệm vụ trong năm của các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN cho chi thường xuyên của sự nghiệp y tế.
Chấp hành dự toán còn là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính, hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu chi ghi trong dự toán ngân sách của đơn vị thành hiện thực. Trên cơ sở dự toán ngân sách được giao, các đơn vị sự nghiệp tổ chức triển khai thực hiện, đưa ra các biện pháp cần thiết đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu chi được giao đồng thời phải có kế hoạch sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng mục đích, chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả. Để theo dõi quá trình chấp hành dự toán thu, các đơn vị sự nghiệp cần tiến hành theo dõi chi tiết, cụ thể từng nguồn thu.
Nguồn thu tại các Trung tâm Y tế được hình thành:
- Nguồn kinh phí cấp phát từ Ngân sách Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao.
- Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: gồm các khoản thu phí, lệ phí thuộc Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật, theo chế độ được phép để lại đơn vị. Ví dụ thu viện phí, thu phí dự phòng.
Song song với việc tổ chức khai thác các nguồn thu đảm bảo tài chính cho hoạt động, các đơn vị sự nghiệp phải có kế hoạch theo dõi việc sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích để hoàn thành nhiệm vụ được giao trên cơ sở minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả.
Theo quy định của Luật ngân sách các khoản chi có tính chất thường xuyên được chia đều trong năm để chi; các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm như đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các
khoản chi có tính chất không thường xuyên khác phải thực hiện theo dự toán quý được đơn vị dự toán cấp I giao cùng với giao dự toán năm. Tuy nhiên công tác lập dự toán của các đơn vị năm 2015, 2016 chưa thực sự được quan tâm. Các khoản chi tại đơn vị điều hành theo phát sinh thực tế, không theo kế hoạch.
Trong cơ chế tự chủ tài chính, thước đo các khoản chi của đơn vị có chấp hành đúng dự toán hay không chính là quy chế chi tiêu nội bộ. Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong đơn vị, đảm bảo đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý. Quy chế chi tiêu nội bộ là căn cứ để thủ trưởng đơn vị điều hành việc sử dụng và quyết toán kinh phí từ nguồn NSNN cấp cho hoạt động thường xuyên và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị, là cơ sở pháp lý để kho bạc nhà nước kiểm soát chi. Những nội dung chi trong quy chế chi tiêu nội bộ đã có tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành thì phải thực hiện theo đúng quy định của nhà nước như tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô, sử dụng trụ sở làm việc… Những nội dung chi cần thiết phục vụ cho hoạt động của đơn vị trong quy chế chi tiêu nội bộ nhưng nhà nước chưa ban hành chế độ thì thủ trưởng đơn vị có thể xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ, nội dung công việc… trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị.
Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, các đơn vị sự nghiệp được tự chủ, tự quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động cao hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật. Căn cứ tính chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định phương thức khoán chi phí cho từng bộ phận.
3.2.3.2. Các văn bản, chế độ làm căn cứ quản lí chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp y tế
Cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp Y tế tỉnh Bắc Ninh được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2006
của Chính phủ quy định quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biến chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Trong quá trình quản lý các khoản chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp y tế, có thể phân loại hệ thống văn bản, chế độ quản lí chi theo các nhóm mục. Cụ thể:
Về quản lý các khoản chi cho con người: Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp lương theo quy định. Các văn bản chế độ của nhà nước làm căn cứ thực hiện chi như: Chế độ về lao động, tiền lương; chế độ phụ cấp ưu đãi ngành, phụ cấp đặc thù; chế độ quy định về làm đêm, thêm giờ;…
Về quản lý các khoản chi hành chính: Nội dung các khoản chi quản lý hành chính gồm có chi công tác phí; chi hội nghị, hội thảo, tổng kết cuối năm; chi vật tư văn phòng; chi thuốc y tế phòng bệnh; nước uống; chi thanh toán dịch vụ công; và chi tiếp khách. Cụ thể như các Thông tư quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị; chế độ chi tiếp khách; các văn bản qui định về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lí, sử dụng xe ô tô; tiêu chuẩn trang bị, sử dụng điện thoại,…
Ngoài hệ thống các văn bản quy định của nhà nước nêu trên, tùy theo khả năng kinh phí và nhu cầu thực tế, các đơn vị còn xậy dựng định mức khoán chi cho một số nội dung theo quy định của nhà nước về thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý tài chính.
Bảng 3.13. Định mức khoán chi
STT Nội dung thực hiện khoán Định mức (nghìn đồng)
1 Chi tiền điện thoại tại các phòng ban 100-350/phòng/tháng 2 Chi văn phòng phẩm dùng 64hoc á nhân 30-50/người/tháng
3 Chi khoán công tác phí 150-200/người/tháng
(Nguồn: Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh) Về quản lý các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn: Tùy theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị cụ thể, các khoản chi cho nghiệp vụ chuyên môn được thực hiện theo các văn bản quy định hiện hành.
Về quản lý chi mua sắm, sửa chữa tài sản, trang thiết bị: Thực hiện theo các quy định về mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản trong các cơ quan, đơn vị đúng định mức, tiêu chuẩn. Ngoài hệ thống các văn bản chế độ của Trung ương, UBND tỉnh còn
ban hành các quy định tiêu chuẩn, định mức cho từng đối tương cụ thể, nhằm kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hiện nội dung chi mua sắm, sửa chữa ở địa phương.
Mặt khác, trong quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị còn quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thanh toán các khoản chi; quy định thời gian thanh toán; quy định việc tổ chức mua sắm, sửa chữa, thanh lý tài sản, quản lý và sử dụng tài sản tại đơn vị;… phù hợp nhiệm vụ chuyên môn và lĩnh vực hoạt động của từng đơn vị nhưng đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định hiện hành.
Qua khảo sát cho thấy các đơn vị đã bám sát các chỉ tiêu trong dự toán thu, chi để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn trong năm kế toán. Quy chế chi tiêu nội bộ giúp các đơn vị sử dụng nguồn lực tài chính một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, tại một số Trung tâm Y tế việc quy định về quản lý tài sản công, chuyên môn nghiệp vụ còn chưa rõ ràng, chưa đúng quy định, cụ thể:
- Các khoản chi cho chuyên môn nghiệp vụ, quy chế chi tiêu nội bộ thường nêu chung chung, không thực hiện trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật.
- Quy định về mua sắm tài sản tại đơn vị: quy chế chi tiêu nội bộ không quy định cụ thể việc mua sắm, bảo dưỡng thường xuyên tài sản cố định.
3.2.3.3. Đánh giá của đối tượng điều tra về công tác thực hiện dự toán chi NSNN tại các Trung tâm Y tế
Kết quả khảo sát đánh giá đội ngũ cán bộ chuyên môn làm công tác quản lý tài chính, lãnh đạo Sở Y tế và các cán bộ chuyên trách về quản lý chi NSNN về công tác thực hiện dự toán chi NSNN cho các Trung tâm y tế được tổng hợp ở bảng 3.14 dưới đây.
Bảng 3.14. Đánh giá về công tác thực hiện dự toán chi NSNN tại các Trung tâm Y tế trực thuộc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh năm 2017
Descriptive Statistics
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation
Thuc hien da dung thoi gian
quy dinh 46 2 5 3.26 .999
Thuc hien dung trinh tu, mau
bieu quy dinh 46 1 5 3.96 1.074
Thuc hien day du cac khoan
chi theo muc luc ngan sach 46 2 5 3.43 .807
Thuc hien theo che do, dinh
muc quy dinh 46 2 5 4.07 .854
Tiêu chí đánh giá Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Kết luận
TH1 Thực hiện đã đúng thời gian quy định 3,26 0,999 Bình thường TH2 Thực hiện đúng trình tự, mẫu biểu quy
định 3,96 1,074 Tốt
TH3 Thực hiện đầy đủ các khoản chi theo
mục lục ngân sách? 3,43 0,807 Tốt
TH4 Thực hiện theo chế độ, định mức quy
định? 4,07 0,854 Tốt
(Nguồn: Tổng hợp số liệu xử lý bởi SPSS)
Kết quả khảo sát trên cho thấy, công tác thực hiện dự toán được các đơn vị thực hiện khá tốt, đúng chế độ, định mức quy định, đầy đủ các khoản chi theo mục lục ngân sách. Tuy nhiên, việc thực hiện dự toán của các đơn vị đôi lúc chưa đúng thời gian quy định do sự chẫm trễ của các cán bộ kế toán, điều này thể hiện qua mức điểm đánh giá là 3,26 (Bình thường).