5. Kết cấu đề tài
1.4.2. Kinh nghiê ̣m của một số địa phương và bài học cho huyện Võ
trong quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản
1.4.2.1. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và Vùng Thủ đô. Tính đến năm 2014, Vĩnh Phúc có diện tích 1.237,52 km2 với dân số khoảng 1.029.412 người. Thời gian qua, công tác đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều chuyển biến tích cực. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt khá, nhất là khu vực FDI và khu vực dân cư. Công tác lập quy hoạch xây dựng được các cấp, các ngành tích cực triển khai, đến nay nhiều dự án quy hoạch quan trọng được thực hiện. Công tác chuẩn bị đầu tư, công tác thẩm định dự án, thẩm định kế hoạch đấu thầu đã có những bước tiến bộ thực hiện theo đúng Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Công tác phân bổ vốn đầu tư XDCB có bước tiến mới theo hướng tập trung và ưu tiên thanh toán nợ KLHT, hạn chế tối đa khởi công mới. Việc phân khai các nguồn vốn được triển khai ngay khi có chỉ tiêu giao vốn của trung ương để chủ đầu tư chủ động triển khai thực hiện dự án. Trong thực hiện khối lượng hoàn thành và giải ngân vốn đầu tư, nguồn vốn chủ yếu thanh toán cho khối lượng hoàn thành của năm trước, số dự án đầu tư xây dựng mới ít. Công tác thanh tra, giám sát đầu tư được quan tâm, từng bước nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hoạt động đầu tư, nâng cao chất lượng giám sát, đánh giá đầu tư trên địa bàn tỉnh. Công tác quyết toán đầu tư những năm gần đây được tỉnh hết sức chú trọng, chỉ đạo quyết liệt. Đặc biệt, từ ngày 01/01/2013 đã thực hiện cải cách thủ tục hành chính đối với lĩnh vực quyết toán vốn đầu tư theo cơ chế một cửa liên thông ở cả cấp tỉnh và cấp huyện. Các nhiệm vụ trọng tâm, các dự án trọng điểm, dự án BT, dự án xây dựng nông thôn mới... được hoàn thành cơ bản làm thay đổi bộ mặt đô thị, nhiều dự án hoàn thành phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế, phúc lợi, an sinh xã hội.
Theo tinh thần Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; Chỉ thị số 19/CT-TTg, ngày 18/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ; Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương và Chỉ thị số 14/ CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn NSNN. Tỉnh đã thực hiện tốt các giải pháp về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đầu tư được phân bổ theo hướng tập trung, nợ đọng trong XDCB dần được kiểm soát; thủ tục hành chính trong XDCB được cải thiện; nhiều dự án trọng điểm, dự án về nông thôn mới được đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả đầu tư [1].
1.4.2.2. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam Đồng bằng Bắc Bộ, với diện tích tự nhiên 1.390 km2 và dân số trung bình là 912,4 nghìn người.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, song các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp cùng cán bộ, quân và dân trong tỉnh đã nỗ lực phấn đấu, đặc biệt là đã tập trung thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và đảm bảo an sinh xã hội. Do vậy, kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được những kết quả khá toàn diện: Kinh tế tiếp tục phát triển, tăng trưởng GDP đạt trên 9,8%; sản xuất nông nghiệp được mùa, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu tăng mạnh; chất lượng các ngành trong đó xúc tiến đầu tư có chuyển biến tích cực. Qua tiếp cận triển khai cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có những nét nổi trội cụ thể:
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác đầu tư trên địa bàn; rà soát, sửa đổi các chính sách thu hút đầu tư, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 14 và Chỉ thị số 27 của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư công. Tăng cường công tác quản lý đầu tư theo hướng hạn chế tối đa các dự án chưa thực sự cấp bách, đồng thời sử dụng hiệu quả các nguồn vốn cho phát triển kinh tế ở tất cả các ngành, lĩnh vực.
- Thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư, rà soát chuyển đổi hình thức đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng theo hướng xã hội hóa, hợp tác phát triển.
- Tổ chức thực hiện tốt công tác thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, nhất là các dự án đầu tư FDI, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và có đóng góp thiết thực hơn đối với nền kinh tế [2].
1.4.2.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Võ Nhai trong việc quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản
Qua nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồ n vố n ngân sách nhà nước của một số địa phương, có thể rút ra mô ̣t số bài ho ̣c kinh nghiê ̣m cho huyện Võ Nhai như sau:
Một là, việc quản lý Nhà nước đối với đầu tư XDCB từ NSNN phải
theo hướng phát hiện những bất cập trong chế độ, chính sách và cơ chế liên quan đến vốn đầu tư XDCB. Từ đó sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung kịp thời phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học - công nghệ và sự biến đổi của cơ chế thị trường, đủ sức làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý của Nhà nước ngày càng có hiệu quả và hiệu lực hơn trong lĩnh vực đầu tư XDCB từ NSNN trong thời gian tới.
Hai là, quản lý đầu tư XDCB từ NSNN cần nâng cao chất lượng quy
hoạch, kế hoạch, thiết kế, thẩm định, đấu thầu, phê duyệt và quản lý cấp phát vốn, quyết toán vốn đầu tư các dự án đầu tư XDCB từ NSNN.
Ba là, để nâng cao chất lượng quản lý trong quản lý đầu tư XDCB từ
NSNN, bộ máy thực thi công tác quản lý cần được kiện toàn, nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, viên chức và người
lao động làm việc trong lĩnh vực này. Có cơ chế, hình thức thưởng phạt và xử lý nghiêm minh những vi phạm, sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ gây lãng phí, thất thoát nguồn lực tài chính cua Nhà nước.
Bốn là, cần nâng cao chất lượng quản lý đối với công tác thanh toán,
quyết toán với vốn đầu tư XDCB từ NSNN theo hướng: chính xác, đúng chế độ, giảm thiểu các thủ tục gây phiền hà, giảm nợ đọng, loại trừ các sai phạm gây thất thoát, lãng phí hay tham ô, tham nhũng. Quản lý đầu tư XDCB từ NSNN theo hướng nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán và thanh tra các khâu có liên quan đến việc đầu tư XDCB từ NSNN.
Năm là, tăng cường vai trò của các cơ quan chức năng trong quản lý
Nhà nước về đầu tư từ NSNN. Sớm hoàn thành việc rà soát, phân loại đối với những dự án, công trình đang được đầu tư từ vốn NSNN, nhưng thiếu vốn để tiếp tục triển khai và những dự án đã quyết định đầu tư chưa được bố trí vốn; đề xuất và quyết định biện pháp giải quyết phù hợp đối với từng dự án, như: chuyển đổi sang các hình thức đầu tư khác, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện hoặc tạm dừng thực hiện đến khi có điều kiện cân đối, bố trí vốn, thì phải có biện pháp bảo toàn giá trị công trình dở dang.
Sáu là, giám sát chặt chẽ đối với các nhà thầu các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực xây dựng. Ban hành quy định trách nhiệm và chế tài xử lý vi phạm cụ thể cho các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, các nhà thầu về công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, dự toán, thiết kế bản vẽ thi công, tổ chức đấu thầu và thi công.
Bảy là, tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư theo đúng quy
định của Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ; tổ chức đánh giá những thuận lợi, khó khăn và vướng mắc khi thực hiện các quyết định về phân cấp đầu tư trên địa bàn tỉnh để có những điều chỉnh cho phù hợp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện các chương trình, nghị quyết của HĐND tỉnh theo các nguồn vốn phân cấp về cấp huyện.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên như thế nào? Vấn đề gì là hạn chế cơ bản? Nguyên nhân nào dẫn tới những hạn chế trên?
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên?
- Những giải pháp nào cần thực hiện nhằm góp phần hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới?
2.2. Các phương pháp nghiên cứu
Sử dụng tổng hợp các phương pháp khác nhau, trong đó chủ yếu là các phương pháp so sánh, điều tra, tổng hợp để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu.
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Để làm rõ được tình hình thực hiện công tác quản lý chi ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên cần sử dụng tổng hợp các báo cáo:
+ Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch, thanh toán vốn ĐT XDCB từ nguồn vốn ngân sách tập trung năm 2014-2016 của Kho bạc Nhà nước huyện Võ Nhai.
+ Niên giám thống kê huyện Võ Nhai năm 2014,2015,2016 của UBND huyện Võ Nhai.
+ Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 của UBND tỉnh Thái Nguyên.
+ Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội UBND huyện Võ Nhai năm 2014,2015,2016 của UBND huyện Võ Nhai.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu thập bằng cách tiến hành phỏng vấn điều tra công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư XDCB
- Đối tượng điều tra bao gồm chủ đầu tư ; ban quản lý dự án; đơn vị thi công; các cán bộ tham gia quản lý ở cấp huyện và cấp tỉnh .
- Cỡ mẫu điều tra: Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có chọn lọc. Kết quả xác định mẫu được thể hiện ở bảng sau :
Bảng 2.1. Đối tượng điều tra phỏng vấn
TT Đối tượng điều tra Mẫu điều tra Ghi chú
1 Chủ đầu tư 10 4 chủ đầu tư cấp huyện, 6 chủ đầu tư xã thị trấn
2 Ban quản lý công trình 06 03 Ban quản lý ở huyện, 03 ban quản lý ở xã, thị trấn
3 Đơn vị thi công 07 03 Đơn vị thi công cấp huyện, 04 đơn vị thi công xã, thị trấn
4 Đơn vị tư vấn, giám sát 04 02 đơn vị giám sát, thi công; 02 đơn vị tư vấn, thiết kế
5 Các phòng chức năng của huyện
20 10 ở phòng tài chính- kế toán, 10 ở kho bạc nhà nước huyện
6 Các phòng ban chức năng của tỉnh
13 06 ở Sở tài chính tỉnh, 07 ở Sở kế hoạch và đầu tư
Tổng 60
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả
- Nội dung phiếu điều tra gồm 2 nội dung chính là :
+ Khảo sát các nhân tố tác động đến quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản. Nội dung bảng khảo sát được thể hiện như sau:
Bảng 2.2. Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB
STT Nhân tố Mức độ ảnh hưởng Ít ảnh hưởng hưởng Ảnh Ảnh hưởng mạnh 1 Các nhân tố về cơ chế, chính sách
2 Năng lực quản lý của các cơ quan Nhà nước
3 Nguồn kinh phí
4 Thủ tục hành chính và các quy định của pháp luật
5 Bối cảnh kinh tế - xã hội, chính trị vàcác yếu tố môi trường tự nhiên
6 Công luận và thái độ của các nhóm có liên quan
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả
+ Khảo sát công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản
Khảo sát từng nội dung của chu trình quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn như: Lập và chấp hành dự toán, quyết toán, thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chi đầu tư XDCB.
Bảng 2.3. Khảo sát các nội dung chu trình quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB
STT Nội dung Kết quả Đáp ứng tốt Đáp ứng Chưa đáp ứng
1 Công tác hoạch định dự án đầu tư 2 Công tác xây dựng kế hoạch vốn đầu tư
3 Công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư 4 Công tác giải phóng mặt bằng thực hiện đầu tư 5 Công tác thanh, quyết toán dự án đầu tư
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
- Tổng hợp các thông tin thu được trong quá trình nghiên cứu nhập vào phần mềm Excel để phân tích.
- Tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin thu thập được theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin để đưa vào sử dụng trong nghiên cứu đề tài.
2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả:
Dựa trên các số liệu thống kê được để đánh giá mức độ biến động và mối quan hệ giữa các dự án đầu tư với sự phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội trên đi ̣a bàn huyện Võ Nhai giai đoa ̣n 2013 - 2015để có được những đánh giá chính xác nhất về tình hình quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB.
2.2.2.2. Phương pháp phân tích tỉ lệ
Phương pháp phân tích tỉ lệ giúp đánh giá cơ cấu chi đầu tư XDCB theo ngành, theo nguồn vốn, theo địa bàn… hoặc đánh giá mức độ chi đầu tư XDCB trong tổng chi NSNN, việc phân bổ chi như vậy đã hợp lý chưa? Từ đó có cơ sở để đưa ra giải pháp quản lý hướng tới cơ cấu chi NSNN hợp lý hơn trong đầu tư XDCB, như sau:
Bảng 2.4. Cơ cấu chi NSNN trong đầu tư XDCB theo ngành
STT Chỉ tiêu
Năm N Năm N+1 Năm N+…
Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) Tổng chi đầu tư XDCB
bằng vốn NSNN
1 Công nghiệp
2 Nông nghiệp
3 Giáo dục
2.2.2.3. Phương pháp so sánh
Đối chiếu các chỉ tiêu KT-XH của huyện Võ Nhai đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau được biểu hiện bằng phần trăm để có các kết luận về hiệu quả đầu tư và quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vố n NSNN trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Có thể tính toán cụ thể như bảng sau:
Bảng 2.4. So sánh tình hình thực hiện chi NSNN trong đầu tư XDCB so với kế hoạch
Năm Dự toán Thực hiện % thực hiện/dự toán
1 2 …
N
Phân tích tình hình thực hiện chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn