Tiêu chí phân tích về hoạt động giám sát, thanh tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 53)

5. Kết cấu đề tài

2.3.4. Tiêu chí phân tích về hoạt động giám sát, thanh tra

Công tác kiểm tra, giám sát quá trình chi đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm các công việc: Kiểm tra việc chấp hành quy định của Chính phủ, Hội đồng nhân dân (HĐND) về lập, phân bổ, giao kế hoạch đầu tư XDCB trong năm ngân sách; Kiểm tra tình hình thực hiện chi đầu tư; Kiểm tra tổng ngân sách đầu tư XDCB được quyết toán trong năm tài chính. Kiểm tra các báo cáo của KBNN về quyết toán ngân sách đầu tư XDCB như báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách và sử dụng ngân sách đầu tư XDCB; Kiểm tra việc chấp hành các quy định khi cấp phát thanh toán, tạm ứng và thu hồi ngân sách đầu tư XDCB về điều kiện và thủ tục hồ sơ thanh toán… từ đó phát hiện ra các sai sót, sai phạm trong quá trình quản lý để chấn chỉnh giúp nâng cao chất lượng quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN ngày được nâng cao và đáp ứng mục tiêu quản lý của Nhà nước.

Tỷ lệ % Dự án được kiểm tra = Số DA được kiểm tra

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÕ NHAI,

TỈNH THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2014-2016 3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

* Khái quát về huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

• Đặc điểm điều kiê ̣n tự nhiên:

Vị trí địa lý: Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, có giới

hạn địa lí 105017 - 106017 đông, 21036 - 212056 vĩ bắc, ranh giới lãnh thổ huyện Võ Nhai các phía:

- Phía đông giáp huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn).

- Phía tây giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên). - Phía nam giáp huyện Đồng Hỷ ( tỉnh Thái Nguyên) và huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang).

- Phía bắc giáp huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn).

• Diện tích:

Diện tích tự nhiên của Võ Nhai là 845,1 km2; trong đó, đất lâm nghiệp chiếm trên 561,27km, đất nông nghiệp 77,24km2, đất nuôi trồng thủy sản1,55km, đất phi nông nghiệp 22,13km2 và đất chưa sử dụng 182,92km2. Trong lòng đất có nhiều loại khoáng sản quý: chì, kẽm, vàng ở Thần Sa; phốt pho ở La Hiên có trữ lượng khá (60.000 tấn). Ngoài ra, Võ Nhai còn có các loại khoáng sản vật liệu xây dựng: đá xây dựng, đá sét, cát sỏi, đặc biệt là sét xi măng ở Cúc Đường có trữ lượng lớn, chất lượng tốt.

• Địa hình:

- Địa hình đất đai: Điểm nổi bật của địa hình Võ Nhai là núi cao, dãy Ngân Sơn chạy từ Bắc Kạn theo hướng Đông Bắc -Tây Nam và dãy Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc -Đông Nam.Vì vậy, huyện có địa hình phức tạp.Vùng núi dốc và núi đá vôi chiếm 92% diện tích tự nhiện. Núi đá vôi tập trung ở phía bắc huyện, còn xuống phía nam,độ cao giảm dần. Phần phía nam huyện phổ biến là những núi đất thấp, đặc trưng của vùng trung du.Toàn

huyện có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 100 -800m, đất sản xuất nông nghiệp phân bố ở độ cao 100 -450m, nhìn chung những vùng đất bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, tập trung chủ yếu theo các khe suối, dọc các triền và thung lũng của vùng núi đá vôi. Căn cứ vào địa hình, địa mạo và đất đai, huyện được chia làm 3 tiểu vùng như sau:

+ Tiểu vùng I: Bao gồm các xã, thị trấn dọc Quốc lộ 1B: Thị trấn Đình Cả, các xã La Hiên, Lâu Thượng và Phú Thượng. Đây là vùng thấp nhất của Huyện, có địa hình tương đối bằng phẳng hơn các vùng còn lại, tạo nên bởi những thung lũng chạy dọc theo quốc lộ 1B, hai bên là hai dãy núi có độ dốc lớn.

+ Tiểu vụng II: gồm 5 xã phía Nam: Tràng Xá, Liên Minh, Phương Giao, Dân Tiến và Bình Long. Địa hình đồi núi bát úp, bị chia cắt bởi nhiều khe, suối, xen kẽ núi đá vôi. Các bãi soi bằng phẳng phù hợp với phát triển cây công nghiệp, cây lương thực và chăn nuôi đại gia súc.

+ Tiểu vùng III: Vùng núi cao bao gồm 6 xã: Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Vũ Chấn, Thần Sa và Cúc Đường. Diện tích vùng phần lớn bị chiếm bởi những dãy núi đá vôi hùng vĩ, nhiều khe suối, cảnh đẹp tự nhiên. Vùng này thuận lợi hơn cho việc phát triển chăn nuôi đại gia súc, lâm nghiệp, du lịch sinh thái và di tích lịch sử văn hoá.Với diện tích đất tự nhiên là 845,1 km2, Võ Nhai có 561,27 km2 đất lâm nghiệp, 77,24 km2 đất nông nghiệp, 1,55 km2 đất nuôi trồng thuỷ sản, 22,13 km2 đất phi nông nghiệp và 182,92 km2 đất chưa sử dụng. Có thể thấy dù là một huyện có diện tích rộng lớn nhất tỉnh Thái Nguyên nhưng tiềm năng đất đai ở Võ Nhai không lớn, lại bị chia cắt mạnh. Đất dành cho phát triển đô thị và giao thông trở nên khan hiếm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố lại dân cư, khu cụm công nghiệp trong tương lai. Đất đai dành cho nông nghiệp ở Võ Nhai nhìn chung không có độ phì nhiêu lớn và đang bị suy thoái mạnh.Dù diện tích đất lâm nghiệp lớn nhưng hiện nay tài nguyên rừng ở Võ Nhai còn lại rất nghèo, phần lớn là rừng non mới phục hồi, mới trồng, trữ lượng còn thấp. Nhưng với sự hỗ trợ của nhà nước và sự tích cực của người dân, trong tương lai gần, tài nguyên rừng vẫn sẽ trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế của Võ Nhai. Điều này

có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao đời sống vật chất của đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt tại khu vực 6 xã phía bắc huyện.

• Khí hậu, thủy văn:

- Về khí hậu, Võ Nhai mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc Bộ, nhưng có phần khắc nghiệt hơn. Trước đây, Võ Nhai nổi tiếng là nơi rừng thiêng nước độc. Sách Đồng Khánh địa chí, viết:

“Trong huyện rừng núi liên tiếp, khí núi nặng nề. Khí trời nhiều lạnh rét. Khí đất ẩm thấp. Cuối xuân trời vẫn còn lạnh, mùa hè thì chỉ hơi nóng, đầu thu đã bắt đầu lạnh, đến mùa đông thì rét đậm. Hằng ngày khoảng trước giờ Tỵ, sau giờ Thân thì không nhìn thấy núi”.

Võ Nhai nằm trong vùng lạnh của tỉnh Thái Nguyên. Nhiệt độ trung bình hằng năm 22,9oC. Từ Thượng tuần tháng 5 đến hạ tuần tháng 9 là những tháng có nhiệt độ cao, nóng nhất là tháng 6, tháng 7, khoảng 27,9oC. Nhiệt độ cao tuyệt đối khoảng 39,50 C (tháng 6), thấp tuyệt đối là 30C (tháng 1). Vào mùa lạnh (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau), tiết trời giá rét, nhiều khi có sương muối, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và sự phát triển cây trồng, vật nuôi. Biên độ ngày và đêm trung bình là 70C, lớn nhất vào tháng 10, khoảng 8,20 C. Chế độ nhiệt này tạo cho Võ Nhai có thế mạnh trong việc phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, cận nhiệt đới, nhất là các loại cây ăn quả.

Chịu ảnh hưởng chế độ mưa vùng núi Bắc Bộ, mùa ma ở Võ Nhai thường diễn ra từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hằng năm 1.941,5 mm và phân bổ không đều, chủ yếu tập trung vào các tháng mùa ma, khoảng 1.765 mm (chiếm 91% tổng lượng mưa cả năm). Lượng mưa lớn nhất thường diễn ra vào tháng 8, trung bình khoảng 372,2 mm.

- Về thủy văn, nguồn nước trên địa bàn huyện Võ Nhai khá phong phú, nhưng phân bố không đều. Ngoài nguồn nước mặt từ sông, suối, còn có các mạch nước ngầm từ các hang động trong núi đá vôi.

Võ Nhai có hai con sông nhánh thuộc hệ thống sông Cầu và sông Thương, được phân bố ở phía bắc và phía nam huyện.

Sông Nghinh Tường có chiều dài 46 km, bắt nguồn từ những dãy núi của vòng cung Bắc Sơn (Lạng Sơn), chảy qua các xã Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Thần Sa, rồi đổ ra sông Cầu. Khoảng 40% chiều dài dòng chảy là vùng đá vôi, thung lũng thường hẹp và sâu, vách đá dựng đứng.

Sông Rong: bắt nguồn từ xã Phú Thượng, chảy qua thị trấn Đình Cả, Tràng Xá, Dân Tiến, Bình Long, sang địa phận tỉnh Bắc Giang và đổ về sông Thương.

Võ Nhai có 11 hồ chứa nước, 50 phai, đập kiên cố, 12 trạm bơm, 132 kênh mương do Nhà nước hỗ trợ và nhân dân đóng góp xây dựng.

• Đă ̣c điểm kinh tế - xã hô ̣i huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

- Dân số và lao động

Huyện Võ Nhai có 14 xã và 01 thị trấn: Bình Long, Cúc Đường, Dân Tiến, La Hiên, Lâu Thượng, Liên Minh, Nghinh Tường, Phú Thượng, Phương Giao, Sảng Mộc, Thần Sa, Thượng Nung, Tràng Xá, Vũ Chấn và thị trấn Đình Cả. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Võ Nhai là 845,10Km 2; tổng dân số của huyện 64.241 người, gồm 07 dân tộc anh em cùng sinh sống. Gồm các dân tộc: Kinh, Nùng, Tày, Dao, H’Mông, Dao, Hoa.

- Tình hình phát triển kinh tế

Trong giai đoạn 2014 - 2016 bên cạnh những thuận lợi cơ bản sau nhiều năm đổi mới và cải cách nền kinh tế, kinh tế của huyện cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: ảnh hưởng suy thoái từ nền kinh tế thế giới và trong nước làm cho sản xuất của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm sút; kết cấu hạ tầng được tập trung đầu tư, nâng cấp và cải tạo nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; nguồn lực đầu tư để triển khai thực hiện các chương trình, đề án, công trình trọng điểm còn hạn chế... Song với quyết tâm chính trị, sự nỗ lực và đoàn kết cao, các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đạt được nhiều kết quả, điển hình: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, kinh tế - xã hội phát triển mạnh, bền vững; tổng giá trị sản xuất các ngành đạt gần 1.600 tỷ đồng; sản xuất nông - lâm nghiệp từng bước phát triển theo hướng hàng hoá, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 45 nghìn tấn. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá và các chính sách an sinh xã hội có nhiều chuyển biến, đời sống nhân dân được cải thiện; tỷ lệ giảm hộ nghèo bình quân hàng năm đạt trên 3÷4%; tình hình an ninh, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác xây dựng hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở tiếp tục có những chuyển biến tích cực, cụ thể:

+ Tăng trưởng kinh tế ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Theo số liệu tính toán, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) qua các năm 2014 - 2016 của huyện Võ Nhai đều ổn định, giữ vững ở ngưỡng từ 12,1 ÷ 12,4%. Như vậy, mức tăng trưởng bình quân trong cả giai đoạn 2011-2015 đã đạt mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ huyện đã đề ra.

Thu nhập bình quân đầu người (GDP bình quân đầu người) đến hết năm 2016 đạt trên 17 triệu đồng, dự ước năm 2017 sẽ đạt 19,5 triệu đồng. Bình quân lương thực đạt trên 500 kg/người/năm.

+ Nguồn lực đầu tư phát triển vào huyện tăng cao qua các năm:

Trong giai đoạn 2014 - 2016, được sự quan tâm của Trung ương, của Tỉnh cùng với sự năng động, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành của cấp Ủy, Chính quyền huyện nên nguồn lực đầu tư phát triển tăng cao so với những năm trước.

Số lượng các doanh nghiệp dân doanh và hộ kinh doanh cá thể tăng nhanh năm 2011 có trên 60 doanh nghiệp và công ty TNHH, gần 2000 hộ kinh doanh cá thể và 25 hợp tác xã; đến năm 2014 toàn huyện có 97 doanh nghiệp và công ty TNHH, hơn 3.500 hộ kinh doanh cá thể và 13 hợp tác xã. Các nguồn lực huy động cho đầu tư phát triển đã tạo ra thế và lực tích cực cho nền kinh tế. Các công trình, dự án trọng điểm, dự án lớn đưa vào sử dụng đã phát huy được hiệu quả góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như: chỉ trong vòng gần 2 tháng từ khi khởi công con đường dài trên 2 km tại xóm Tân Tiến, xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai đã sắp được hoàn thành, đường Lâu Thượng đã xây dựng được nhiều tuyến đường bê tông khang trang sạch đẹp nối liền các xóm…Trong gần 5 năm qua, toàn huyện Võ Nhai đã cứng hóa được 36.000 km đường liên xóm, thôn, chiếm gần 20% tổng chiều dài đường giao thông nông thôn trên địa bàn. Nhiều xã đã cơ bản hoàn thành bê tông hóa đường giao thông như: Lâu Thượng, thị trấn La Hiên…

+ Ngành nông lâm nghiệp, thủy sản trong những năm qua có nhiều đổi mới, phát triển và bước đầu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa máy móc vào lao động sản xuất:

Trong chăn nuôi, huyện đã tập trung các cơ chế hỗ trợ để phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển một số mô hình kinh tế trang trại, gia trại chăn nuôi. Đến hết năm 2014 tổng đàn gia cầm đạt trên 640.000 con, đến năm 2016 dự ước đạt trên 650.000 con. Tổng đàn gia súc: đến nay đàn trâu có 7.700 con, đàn bò 2.200 con, đàn Lợn 40.000 con, đàn gia cầm 610.000 con .

+ Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có nhiều đổi mới và có mức tăng trưởng khá trong những năm gần đây:

Trong những năm qua, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát, kinh tế suy giảm, mô ̣t số doanh nghiệp trên địa bàn hoạt đô ̣ng cầm chừng nhưng do tính chất và quy mô sản xuất nhỏ nên không bị tác động và ảnh hưởng nhiều, do đó giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2016 đạt trên 110,5 tỷ đồng tăng 22,5% so với năm 2014.

+ Lĩnh vực Thương mại - dịch vụ có bước chuyển biến tích cực, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư:

Dịch vụ vân tải hàng hoá và hành khách tiếp tục phát triển; cơ bản đáp ứng được lưu thông hàng hoá và đi lại của nhân dân, chất lượng dịch vụ vận tải ngày càng được nâng cao. Các doanh nghiệp vận tải hành khách đã tập trung đầu tư nâng cao chất lượng phục vụ, nhân dân toàn huyện đã được thụ hưởng các dịch vụ vận tải hành khách bằng ô tô chất lượng cao như các địa phương khác trong cả nước. Tuyến xe buýt Võ Nhai - Thái Nguyên vận hành ổn định, tăng số lượng đầu xe giảm thời gian đón khách giữa các chuyến.

Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển nhanh, mạng lưới viễn thông cơ bản đã được hiện đại hoá chất lượng dịch vụ được cải thiện. Hệ thống điện

lưới quốc gia từng bước được cải tạo, nâng cấp để nâng cao chất lượng cung cấp điện, giảm nhiều các sự cố quá tải, mất điện so với các năm trước đây. Các dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tin học, dịch vụ y tế... đều có bước phát triển khá so với giai đoạn 5 năm trước.

- Cơ sở hạ tầng

Trong những năm gần đây cơ sở hạ tầng được đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng. Đến năm 2016, toàn huyện đã đầu tư xây dựng gần 220 km đường, nâng số km mặt đường nhựa và đường bê tông lên 340 km trên tổng số 614 km đường hiện có (năm 2011 Huyện mới cải tạo, nâng cấp được 120 km đường giao thông). Về hạ tầng thủy lợi, đầu tư xây dựng cho 09 công trình đập dâng nhỏ và kiên cố hóa 238 km các tuyến kênh tưới chính tại các vùng sản xuất trọng điểm trên địa bàn, nâng tổng diện tích tưới chủ động lên đạt gần 70% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Về giáo dục, tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho 12 trường đạt chuẩn quốc gia và cải tạo sửa chữa duy trì cơ sở vật chất cho các trường đã đạt chuẩn; nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia lên 49/73 trường (năm 2011, Huyện có 37/73 trường đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 53)