Năng lực quản lý của các cơ quan Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 82 - 85)

5. Kết cấu đề tài

3.3.2. Năng lực quản lý của các cơ quan Nhà nước

Chủ đầu tư thiếu năng lực chuyên môn và kinh nghiệm về lĩnh vực đầu tư của dự án: Không nắm được các quy định về quản lý một dự án, lúng túng trong tổ chức thực hiện, từ lập dự án, trình duyệt, thẩm định, tổ chức đấu thầu, giám sát thi công xây lắp và nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng.

Trình độ chuyên môn về quản lý đầu tư của các đơn vị được phân cấp chưa đáp ứng được yêu cầu, đội ngũ cán bộ còn thiếu. đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư và xây dựng ở huyện vừa thiếu vừa yếu kém về trình độ.

Chất lượng công tác tổ chức tư vấn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Hầu hết các dự án trình thẩm định, phê duyệt vòng một đều không đủ điều kiện phê duyệt phải chỉnh sửa, bổ sung.

Qua bảng 3.8 cho thấy năng lực quản lý của cơ quan nhà nước rất quan trọng và ảnh hưởng tương đối lớn đến việc quản lý dựa án đầu tư, mức độ ảnh hưởng lớn nhất được điều tra là 44 phiếu chiếm >73% số phiếu được hỏi.

3.3.3. Nguồn kinh phí

Xuất phát điểm về kinh tế rất thấp, nguồn thu trên địa bàn ít, chi ngân sách trên địa bàn chưa tự cân đối được, phần lớn vẫn dựa vào trợ cấp của ngân sách tỉnh, ngân sách Trung Ương nên tích luỹ cho đầu tư còn ở mức hạn chế, không đủ sức tập trung vốn với một khối lượng lớn để đầu tư cho các dự án trọng điểm.

Nguồn vốn đầu tư huy động được rất hạn chế không đáp ứng được nhu cầu đầu tư. Hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh còn thấp. Đầu tư cho phát triển vẫn còn tình trạng dàn trải, chưa hợp lý. Chưa xác định chính xác và tập trung đầu tư cho những ngành mũi nhọn.

Kết quả điều tra qua bảng 3.8 cho thấy có 47 phiếu cho rằng nguồn kinh phí có mức độ ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý và thực hiện dự án chiếm >78% phiếu điều tra.

3.3.4. Thủ tục hành chính và các quy định của pháp luật

Các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư XDCB còn rườm rà gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp và các đơn vị.

Quy chế “Một cửa” liên thông đã được áp dụng nhưng thực hiện chưa tốt. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư chưa được hoàn thiện nên trong công tác quản lý, điều hành còn nhiều lúng túng. Sự thay

đổi cơ chế, chính sách thường xuyên cũng là một nguyên nhân khiến cho việc quản lý đầu tư gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, quá trình thực hiện đầu tư chịu chi phối của rất nhiều luật như: Luật Đất đai, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh Bảo vệ đê điều, Bảo vệ hành lang đường, Luật Đầu thầu, Luật Tố tụng dân sự, Luật thuế, Luật Ngân sách,... nên tính liên kết chặt chẽ, thống nhất về nội dung, rõ ràng về đối tượng, phạm vi điều chỉnh là nhân tố quan trọng giúp cho việc quản lý đầu tư được hiệu quả.

Theo kết quả điều tra (bảng 3.11) có 46,7% ý kiến cho rằng thủ tục hành chính và các quy định của pháp luật có ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư XDCB, 40% ý kiến cho rằng thủ tục hành chính và các quy định của pháp luật ảnh hưởng mạnh đến quản lý vốn đầu tư XDCB và 13,3% ý kiến cho rằng thủ tục hành chính và các quy định của pháp luật không ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư.

3.3.5.Bối cảnh kinh tế - xã hội, chính trị và các yếu tố môi trường tự nhiên

Hệ thống trang thiết bị còn lạc hậu, chưa được đổi mới kịp thời, huyện chưa đầu tư cài đặt phần mềm quản lý đầu tư XDCB để theo tình hình thanh toán, theo dõi công nợ của từng dự án điều này cũng đồng nghĩa việc lập báo cáo theo quy định không thể kịp thời.

Kinh tế huyện cũng chịu những tác động tiêu cực từ mọi phía như tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Đông Nam Á, tình hình lạm phát cao, chỉ số giá tiêu dùng vượt ngưỡng cho phép đã có ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Từ xuất phát nền kinh tế thấp kém và lạc hậu, để ổn định và phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa phải chuyển đổi cơ chế quản lý. Việc làm này dẫn đến những bất cập, không đồng bộ gây tác động tiêu cực đến việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng và sử dụng vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN.

Kết quả điều tra (bảng 3.11) cho thấy có 41,7% ý kiến cho rằng bối cảnh KT-XH, chính trị và các yếu tố môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến

quản lý vốn đầu tư XDCB, 20% ý kiến cho rằng bối cảnh KT-XH, chính trị và các yếu tố môi trường tự nhiên ít ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư XDCB. Còn lại 38,3% ý kiến cho rằng bối cảnh KT-XH, chính trị và các yếu tố môi trường tự nhiên ảnh hưởng mạnh đến quản lý vốn đầu tư XDCB.

3.3.6. Công luận và thái độ của các nhóm có liên quan

Sự lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp giữa cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và đoàn thể các cấp trong việc quan tâm, nắm vững tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân để có biện pháp, chính sách giải quyết kịp thời, phù hợp với quy định chung của Nhà nước và tình hình thực tế của địa phương, tạo sự kết hợp giữa lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân với lợi ích của Nhà nước và của toàn xã hội chưa được tốt.

Chưa chú trọng công tác tuyên truyền, giải thích, họp lấy ý kiến để người dân hiểu và chấp hành tốt chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư gây bất bình trong nhân dân và dư luận, nhiều khi dẫn đến làm chậm tiến độ, gây mâu thuẫn, xung đột nếu không giải quyết hợp lý.

Theo kết quả điều tra (bảng 3.11) có 58,3% ý kiến cho rằng công luận và thái độ của các nhóm có liên quan ít ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư XDCB, 30% ý kiến cho rằng công luận và thái độ của các nhóm có liên quan ảnh hưởng đến quản lý vốn đầu tư XDCB và 11,7% ý kiến cho rằng công luận và thái độ của các nhóm có liên quan ảnh hưởng mạnh đến quản lý vốn đầu tư XDCB.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)