Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của huyện Võ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 95)

5. Kết cấu đề tài

4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của huyện Võ

4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên

4.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhai, tỉnh

Thái Nguyên đến năm 2020

- Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản: tốc độ tăng trưởng bình quân 6%/năm.

GTTT ngành nông, lâm, thủy sản đạt 986.120 triệu đồng (giá cố định 1994) và 2.698.312 triệu đồng (giá hiện hành).

Phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả gắn với yêu cầu của thị trường. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tạo ra các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, chuyên canh, thâm canh năng suất cao, chất lượng cao thông qua ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, bảo quản chế biến.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chú trọng phát triển cây vụ đông. Cây công nghiệp mũi nhọn là cây chè. Tập trung phát triển sản xuất chăn nuôi phục vụ cho khách du lịch, các thị trường thành phố Thái Nguyên, Hà Nội.

Thay đổi cơ cấu đầu tư theo vùng, ưu tiên tạo điều kiện khuyến khích những tiểu vùng có lợi thế nhất đi trước làm mẫu, làm động lực thúc đẩy các vùng khác phát triển, phát huy tối đa ưu thế về các điều kiện tự nhiên nhằm tạo ra những sản phẩm có giá trị cạnh tranh cao. Tăng thu nhập trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác.

- Công nghiệp, xây dựng: khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Phát triển mạnh

cạnh tranh cao và có khả năng giải quyết nhiều việc làm, đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông, lâm sản.

Phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn, hình thành các cụm công nghiệp nhỏ tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ở nông thôn gắn với việc phát triển thị trường ở nông thôn.

Đạt tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân/năm giai đoạn 2016 - 2020 là 15,89%/năm. Phấn đấu đưa tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu giá trị gia tăng là 16,32% vào năm 2020.

- Dịch vụ: phấn đấu tốc độ tăng trưởng 15,45%/năm giai đoạn 2016 -

2020; Phấn đấu đưa tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế chiếm 42,5% vào năm 2020; Dự kiến lượng khách du lịch đến tham quan Võ Nhai năm 2016 là 400.000 lượt khách và năm 2020 là 600.000 lượt khách.

Tạo bước phát triển quan trọng về chất lượng các loại hình dịch vụ, phục vụ có hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân; Tạo bước phát triển quan trọng về chất lượng các loại hình dịch vụ, phục vụ có hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội.

+ Lao động việc làm: thực hiện tốt các dự án dạy nghề nhằm nâng cao

tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, tăng cường chất lượng và hiệu quả dạy nghề bằng cách đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công tác dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu cả về chất lượng và số lượng lao động. Tập trung vào các ngành nghề: như dệt thổ cẩm, may mặc, nghề cơ khí, nghề xây dựng,... đồng thời chú trọng đào tạo các ngành nghề phục vụ cho xuất khẩu lao động kết hợp với dạy ngoại ngữ, ý thức chấp hành pháp luật tác phong lao động công nghiệp,... cho người lao động nhằm đáp ứng tốt nhu cầu thị trường lao động nước ngoài và chuẩn bị nguồn lao động để khai thác thị trường lao động yêu cầu lao động đã qua đào tạo và có tay nghề cao.

+ Xoá đói giảm nghèo: Ưu tiên hỗ trợ phát triển các vùng khó khăn,

hiện xóa đói giảm nghèo, tạo thu nhập nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khoẻ nhân dân và đảm bảo công bằng xã hội. Dự kiến tỷ lệ hộ nghèo trên tổng số hộ (theo tiêu chí mới) năm 2016 là 8,8% và năm 2020 là 5%. Số hộ được vay vốn tạo việc làm năm 2016 là 2.400 hộ và năm 2020 là 2.800 hộ.

- Giáo dục đào tạo:

+ Giáo dục mầm non: Năm 2016, toàn huyện có 03 trường được công

nhận lại chuẩn quốc gia, 02 trường được công nhận mới, nâng tổng số trường học đạt chuẩn Quốc gia của huyện lên 34 trên tổng số 64 trường, tăng 02 trường so với năm học trước. Trong đó, cấp học Mầm non là 14/20 trường, đạt 70%. Huy động trẻ từ 0 - 2 tuổi đi học đạt 50% năm 2016 và 75% năm 2020; Huy động trẻ mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi đi học đến năm 2015 là 100%.

+ Giáo dục phổ thông:

Bậc tiểu học: Đến năm 2016 phấn đấu tỷ lệ huy động đến trường tiểu học đúng độ tuổi (6 - 10 tuổi) là 100%. Lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: Đến năm 2020 phấn đấu 22/22 trường đạt chuẩn quốc gia.

Bậc trung học cơ sở: Dự kiến đến năm 2020 có 5/22 số trường đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2020 có 13/22 số trường đạt chuẩn quốc gia. Duy trì chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Trung học cơ sở.

- Y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: đảm bảo từng bước đáp ứng nhu

cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân các dân tộc, các đối tượng chính sách trong huyện trong giai đoạn mới, hướng tới công bằng, hiệu quả và phát triển; đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ, giảm tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị Trung tâm Y tế Dự phòng, đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ: Giám sát dịch tễ, vệ sinh phòng, chống dịch, kiểm soát và phòng chống HIV/AIDS, truyền thông giáo dục sức khoẻ, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và xây dựng làng văn hoá sức khoẻ; Phòng,

chống dịch chủ động, tích cực không để dịch lớn xảy ra; Dự báo, kiểm soát khống chế được các bệnh dịch nguy hiểm và các tác nhân truyền nhiễm gây dịch nhất các dịch bệnh mới phát sinh.

Đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất trang thiết bị bệnh viện Đa khoa huyện Võ Nhai, bảo đảm tính hệ thống và tính liên tục trong hoạt động chuyên môn từ tuyến xã đến tuyến huyện. Phát triển đào tạo thêm các chuyên khoa sâu và chuyên khoa lẻ ở bệnh viện Đa khoa huyện; Phấn đấu đến năm 2016, số giường bệnh/vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 11,3 giường và đến năm 2020 đạt 14 giường/vạn dân. Đến năm 2016 đầu tư máy siêu âm 3 chiều; Phấn đấu đến năm 2016, bệnh viện Đa khoa Võ Nhai đạt tiêu chuẩn xếp hạng bệnh viện theo quy định Bộ Y tế cho tuyến 1 từ hạng III lên hạng II nhằm đảm bảo cung cấp các dịch vụ khám, chữa bệnh cơ bản, tiếp nhận bệnh nhân từ cộng đồng hay từ các trạm y tế cơ sở.

- Văn hoá thông tin, thể dục thể thao: tăng cường công tác quản lý Nhà

nước đối với các hoạt động văn hóa thông tin, thể thao. Thực hiện pháp luật hóa hoạt động văn hóa thể thao, đặc biệt trong lĩnh vực quảng cáo, báo chí, xuất bản phẩm,... quản lý các thông tin dịch vụ văn hoá, thông tin tuyên truyền; Xây dựng nếp sống văn minh và gia đình làng bản, cơ quan văn hoá, tạo môi trường văn hoá lành mạnh, nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá xã hội để đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, bài trừ các hủ tục và tệ nạn xã hội. Đẩy mạnh hoạt động văn hoá thông tin về các cơ sở thôn bản; Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể. Phát huy sự đa dạng của văn hoá truyền thống các dân tộc tạo các sản phẩm du lịch văn hoá như lễ hội Lồng Tồng, làng văn hoá du lịch, phát triển các câu lạc bộ dân ca,...

Quản lý và khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử - văn hoá gắn với phát triển du lịch. Thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ; Phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng nhằm tiếp tục triển khai cuộc vận động “toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Đẩy mạnh xã hội hoá

công tác văn hoá thể thao; xây dựng các thiết chế văn hoá thông tin, thể thao từ huyện đến thôn, bản.

- Phát triển mạng lưới giao thông

+ Tỉnh lộ: tiếp tục nâng cấp trục đường tỉnh lộ 268; 264; 264B.

+ Đường huyện: dự kiến đến năm 2020 đạt 100% nhựa hoá các tuyến đường huyện.

+ Đường xã, đường thôn: tiếp tục nâng cấp các đường còn lại. Dự kiến đến năm 2020 đạt 75% nhựa hoá đường giao thông nông thôn.

+ Đối với các bến xe khách: đầu tư xây dựng công trình phục vụ: nhà chờ, phòng bán vé... tiếp tục xây dựng các điểm gửi xe công cộng tại khu vực - Phát triển hệ thống thuỷ lợi

+ Hồ chứa: dự kiến xây dựng hồ chứa nước Nà Gieng tại xã Cúc Đường, hồ Quán Chẽ chứa được 2,47 triệu m3 nước, cung cấp cho 360ha lúa tại 2 xã Dân Tiến và Bình Long...

+ Trạm bơm: trạm bơm Con Noóng xã Cúc Đường tưới cho 20ha; Trạm bơm Đồng Héo tưới 25 ha. Dự kiến xây dựng cụm 4 trạm bơm xã Bình Thành tưới cho 80 ha; trạm bơm Cốc Nhội tưới 25 ha.

- Bưu chính viễn thông: Là ngành thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng, có nhiều ưu thế trong quá trình hiện đại hóa vì vậy cần được ưu tiên phát triển nhanh, đi trước một bước để thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển nhanh hơn. Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ bưu chính viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Phát triển mạnh bưu chính viễn thông của huyện phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với chiến lược tăng tốc của ngành bưu chính viễn thông.

- Phát thanh truyền hình

+ Dự kiến năm 2016: nâng công suất máy phát hình lên 1,5KW để phủ

chất lượng khung chương trình phát thanh và truyền hình. Mở thêm 1 số chuyên mục; Tăng cường công tác tin bài với đài tỉnh; Truyền hình truyền thanh khai thác 24/24 giờ vào năm 2020.

+ Sau năm 2015: xây dựng thêm trạm thu phát tại Nghinh Tường và 4

trạm tại 4 trung tâm xã (Sảng Mộc, Cúc Đường, Thượng Nung, Vũ Chấn).

Xây dựng đường truyền cáp quang để truyền tin bằng cáp quang. Thiết bị sản xuất chương trình: đầu tư 3 bộ dựng phi tuyến, camerra.

- Hệ thống điện

+ Đến năm 2016, tỷ lệ số hộ được sử dụng điện trên địa bàn huyện là 100%. Xây dựng mới khoảng 30 TBA (tổng dung lượng 5000 KVA) dùng cho sinh hoạt các xã trong huyện. Xây dựng trạm điện phục vụ các khu công nghiệp: Trúc Mai, Đình Cả… với tổng dung lượng TBA 3200 KVA.

+ Điện chiếu sáng độ thị và khu du lịch: thị trấn Đình Cả, Thị tứ Dân Tiến; khu du lịch Hang Phượng Hoàng, khu du lịch suối Mỏ Gà, Mái Đá Ngườm tổng dung lượng TBA 800 KVA.

+ Điện sản xuất phục vụ sản xuất nông nghiệp, tổng dung lượng TBA 1200 KVA.

+ Xây dựng mới khoảng 130km đường dây hạ thế và cải tạo 180km đường dây cũ. Đổi mới công tác quản lý điện theo hướng bàn giao dần cho ngành điện quản lý, bán trực tiếp. Thành lập tổ quản lý điện theo khu vực cụm xã nhằm chuyên môn hoá công tác quản lý.

- Khoa học công nghệ: tập trung ưu tiên chuyển giao và ứng dụng các

thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học vào sản xuất nông lâm nghiệp và ngư nghiệp. Đầu tư chiều sâu, thay thế dần công nghệ cũ bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào các ngành, các cơ sở sản xuất như chế biến chất lượng cao, sản xuất vật liệu xây dựng, bưu chính viễn thông, xây dựng...

Tập trung nghiên cứu ứng dụng nhanh những tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất kinh doanh, ưu tiên các chương trình, đề tài trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Liên kết với các trung tâm khoa học kỹ thuật trong vùng như: Đại học Thái Nguyên, các trường dạy nghề, các cơ sở sản xuất công, nông nghiệp... để tăng cường công tác nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.

- Quốc phòng, an ninh:

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý Nhà nước đối với công tác an ninh quốc phòng, vận động nhân dân phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, giữ gìn các địa bàn (xã, thị trấn, huyện) trong sạch, vững mạnh. Đấu

tranh ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động phá hoại, gây rối. Luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác chống “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Chống tham nhũng, chống buôn lậu và gian lận thương mại, phòng chống ma túy, mại dâm, trộm cắp, cờ bạc... Xây dựng củng cố lực lượng: lực lượng công an, lực lượng bảo vệ các cơ quan, xí nghiệp, trường học, vững mạnh để hoàn thành tốt nhiệm vụ giữ vững an ninh - trật tự trong mọi tình huống, chú ý các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm.

Xây dựng lực lượng quân sự địa phương, củng cố dân quân tự vệ đủ biên chế và có chất lượng, quản lý chặt chẽ lực lượng dự bị động viên, tăng cường huấn luyện diễn tập đạt hiệu quả, xây dựng thế trận quốc phòng vững chắc; Đẩy mạnh phong trào toàn quân bảo vệ an ninh tổ quốc, thường xuyên chú trọng giáo dục kiến thức quốc phòng an ninh để có kế hoạch bồi dưỡng đào tạo trang bị hợp lý để xây dựng lực lượng nòng cốt vững mạnh đủ sức hoàn thành nhiệm vụ được giao.

4.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

đến năm 2020

a. Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu đến năm 2020, Khu du lịch hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà cơ bản trở thành một khu du lịch quốc gia đặc biệt. Sau năm 2016, cơ cấu

kinh tế của huyện là: dịch vụ - nông lâm nghiệp - công nghiệp xây dựng; Từng bước hình thành nền nông nghiệp hàng hoá phù hợp với nhu cầu thị trường. Phát triển lâm nghiệp gắn với việc bảo vệ quần thể di tích lịch sử, tăng cường chức năng phòng hộ môi trường và góp phần nâng cao đời sống nhân dân; Phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn với ngành nghề đa dạng tập trung vào thế mạnh của huyện. Thúc đẩy việc tạo môi trường đầu tư để thu hút các nhà đầu tư phát triển công nghiệp dịch vụ ở nông thôn.

Nâng cấp một bước hệ thống kết cấu hạ tầng. Đẩy nhanh việc chuyển giao công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống; có bước đi phù hợp trong việc kết hợp cơ khí hoá, hiện đại hoá với công nghệ thông tin và công nghệ sinh học nhằm cải thiện đáng kể trình độ công nghệ trong nền kinh tế; Tập trung khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huy động nội lực, tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. Phát triển xã hội gắn liền với tăng trưởng kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc truyền thống, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

b. Mục tiêu cụ thể

- Về phát triển kinh tế: tiếp tục phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh của huyện, mục tiêu về tăng trưởng kinh tế 11,4%/năm; Cơ cấu kinh tế 2020: nông, lâm, thuỷ sản 39,4%; dịch vụ: 43,5%; công nghiệp xây dựng: 17,1%; Nhu cầu đầu tư giai đoạn 2016 - 2020 là 3.072.350 triệu đồng.

- Về phát triển xã hội: toàn huyện có 90% số trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ I và 5% số trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 7%; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống còn 5%; 40% số xã thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới.

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên (Trang 95)