Kinh nghiệm thực tiễn ở một số ngân hàng thươngmại trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 36 - 37)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm thực tiễn ở một số ngân hàng thươngmại trên thế giới

1.3.1.1. Kinh nghiệm của NHTM Pháp

Để hạn chế đến mức tối đa rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện các lệnh thanh toán, hầu hết các ngân hàng thương mại của Pháp đã áp dụng hệ thống thanh toán tự động với nước ngoài, bằng viễn thông (Sagit-Taire). Đây là hệ thống thanh toán chuyển tiền quốc tế, được tạo ra kết hợp với mạng SWIFT để thực hiện thanh toán quốc tế, nhằm đảm bảo việc thanh toán được diễn ra nhanh chóng, an toàn, hạn chế đến mức tối đa những sai sót chứng từ do đường truyền kém, hóa đơn đến chậm…

1.3.1.2. Kinh nghiệm của NHTM Đức

Chú trọng công tác thu thập thông tin về các ngân hàng đối tác, về các doanh nghiệp có liên quan trong quan hệ tín dụng chứng từ… Để có được những thông tin về bạn hàng và khách hàng, hầu hết các NHTM của Đức đều là thành viên của “Liên hiệp các cộng đồng bảo vệ cho sự đảm bảo tín dụng nói chung” gọi tắt là Liên hiệp SCHUFA. Hiệp hội này bao gồm 12 trung tâm thon tin tín dụng với thành viên rất đa dạng từ các NHTM đến các ngân hàng hợp tác xã, các quỹ tiết kiệm… Khi tham gia vào các trung tâm tín dụng như vậy, các NHTM của Đức có thể thu thập được tất cả các thông tin mà mình quan tâm, được cung cấp các thông tin về việc mất khả năng thanh toán hoặc không muốn thực hện nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp… Những thông tin này rất hữu ích giúp các NHTM của Đức trong việc xác định mức ký quỹ L/C hay bảo lãnh L/C nhập hàng trả chậm…

1.3.1.3. Kinh nghiệm của ngân hàng ANZ

Chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong hoạt động thanh toán quốc tế. Ngay từ khi tuyển dụng, ngân hàng ANZ - một trrong những NHTM

lớn của Australia đã tiến hành tuyển dụng cán bộ dựa trên yêu cầu cụ thể. Sắp xếp công việc phù hợp với kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiêp, ngoại ngữ, vi tính… của từng người nhằm phát huy tốt nhất năng lực của mỗi cá nhân. Không những thế, ngân hàng còn thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn đến kinh nghiệm thực tế, kỹ năng xử lý tình huống trong hoạt động thanh toán bằng tín dụng chứng từ cho các thanh toán viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)