Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 98 - 102)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.4.2.1. Hạn chế

- Doanh số hoạt động thanh toán TDCT còn chưa thực sự cao và ổn định, trong 2 năm 2014 và 2015 thì doanh số có sự tăng trưởng nhưng đến năm 2016 lại

bị sụt giảm đáng kể từ trên 20 triệu USD xuống còn hơn 8 triệu USD (giảm 58,36%). Cụ thể, doanh số thanh toán L/C nhập giảm 83,96%, và L/C xuất giảm 23,2%. Doanh số thanh toán TDCT giảm dẫn đến thu nhập từ phương thức thanh toán TDCT cũng giảm theo, năm 2016 giảm 44,3% so với năm 2015.

- Mức độ đa dạng về sản phẩm, dịch vụ thanh toán TDCT còn thấp. Hầu như chi nhánh chỉ sử dụng những loại L/C truyền thống là L/C không hủy ngang trả ngay và L/C trả dần.

- Thị phần về thanh toán quốc tế còn thấp, và đang có dấu hiệu giảm dần do mất thị phần vào các ngân hàng cổ phần khác.

- Về cơ sở vật chất: chi nhánh vẫn chưa thực sự đầy đủ tiện nghi, vị trí các điểm giao dịch còn chưa thuận lợi cho việc giao dịch với khách hàng. Kỹ thuật máy móc thiết bị còn chưa đồng bộ, vẫn có trường hợp lỗi hệ thống dẫn đến chậm trễ trong việc thanh toán cho khách hàng. Tuy chưa gây hậu quả nghiêm trọng nhưng chi nhánh cần chú ý khắc phục ngay, tránh để ảnh hưởng đến lợi ích khách hàng, làm giảm uy tín của ngân hàng.

- Tỷ trọng doanh thu thanh toán TDCT so với tổng doanh thu còn thấp (mới chỉ chiếm 16%) và có xu hướng ngày càng giảm nhiều hơn khi mà doanh thu từ thanh toán theo phương thức TDCT giảm sâu.

- Số lượng khách hàng giao dịch còn hạn chế, chủ yếu là lượng khách hàng truyền thống, dẫn đến số lượng L/C mở cũng thấp. Đối với L/C nhập khẩu, sô hợp đồng mở L/C trong 1 năm chỉ vào khoảng hơn 30 hợp đồng. Còn thanh toán L/C cao nhất là năm 2015 cũng chỉ được 59 món. Năm 2016 có số lượng món giao dịch tương đối cao so những năm trước nhưng giá trị thanh toán L/C lại rất thấp (chỉ rơi vào khoảng hơn 2 triệu USD), điều này chứng tỏ các hợp đồng được thanh toán đều có giá trị thấp. Đối với L/C xuất khẩu, tình trạng các năm cũng tương tự. Thậm chí số món thanh toán L/C xuất khẩu rất nhiều (năm 2014 cao nhất đạt tới 152 món) nhưng tổng giá trị thanh toán vẫn còn thấp (chỉ rơi vào khoảng 6 đến 8 triệu USD).

- Trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác thanh toán TCDT còn chưa cao, chưa có kinh nghiệm, số lượng cán bộ còn ít. Hiện tại, chi nhánh mới chỉ có 1 cán bộ phụ trách chính về thanh toán quốc tế, cán bộ này cũng mới chỉ tiếp nhận lại từ

năm 2014, kinh nghiệm làm việc còn chưa cao, chưa được đi tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu về TTQT nên kiến thức chuyên môn về TTQT còn chưa cao. Khi có bất kỳ vướng mắc gì đều phải liên lạc với Hội sở chính yêu cầu trợ giúp.

- Đang có xu hướng mất cân đối giữa thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu. Duy nhất chỉ có năm 2014 là giá trị thanh toán L/C nhập khẩu gần bằng thanh toán L/C xuất khẩu, còn lại năm 2015 và 2016 đều có sự mất cân đối giữa nhập và xuất. Năm 2015 thanh toán L/C nhập lên tới hơn 12 triệu USD nhưng thanh toán L/C xuất chỉ có hơn 8 triệu USD. Sang năm 2016, thanh toán L/C nhập chỉ rơi vào khoàng gần 2 triệu USD nhưng L/C xuất khẩu lên đến gần 7 triệu USD, chiếm đến 77,18% tổng thanh toán L/C. Điều này sẽ dẫn đến khả năng thiếu hụt ngoại tệ của chi nhánh, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán ngoại tệ của chi nhánh.

3.4.2.2. Nguyên nhân

- Do thanh toán TDCT chưa thực sự trở thành thế mạnh của Vietinbank Thái Nguyên, chưa được thực sự chú trọng và quan tâm để phát triển. Còn phụ thuộc nhiều vào một số khách hàng lớn, hoạt động nhập khẩu chủ yếu máy móc thiết bị để xây dựng, khi hoàn thành sẽ ngưng hoạt động nhập khẩu. Chưa biết cách tìm kiếm và khai thác hết khách hàng tiềm năng trên địa bàn. Công tác tiếp thị sản phẩm còn yếu kém, hầu hết lượng khách hàng đều là khách hàng truyền thống của chi nhánh, có rất ít khách hàng mới. Bên cạnh đó, sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và của thị trường. Các sản phẩm thanh toán mới chỉ dừng lại ở các sản phẩm truyền thống như L/C không hủy ngang có xác nhận và L/C không hủy ngang miễn truy đòi. Chưa có sự đầu tư nghiên cứu các sản phẩm thanh toán L/C mới. Sản phẩm dịch vụ của chi nhánh còn nghèo nàn, đơn điệu, chính sách khách hàng không đồng bộ trong toàn hệ thống. Công tác khách hàng, quảng bá hình ảnh và hoạt động TTQT của chi nhánh chưa được triển khai mạnh, dịch vụ chưa tạo dựng được thương hiệu riêng, quy mô còn nhỏ, sức cạnh tranh yếu.

- Do khối lượng khách hàng giao dịch TTQT ít nên cán bộ được bố trí làm công tác TTQT còn mỏng (hiện tại mới chỉ có 1 cán bộ QHKH làm về mảng nghiệp vụ TTQT) nên việc tiếp cận và giới thiệu sản phẩm về TTQT gặp nhiều khó khăn.

Do chỉ có 1 cán bộ đảm nhiệm công tác này nên không có sự trao đổi, tìm tòi và học hỏi lẫn nhau trong các nghiệp vụ TTQT, có khó khăn vướng mắc đều phải trao đổi trực tiếp đến Sở giao dịch.

- Do có sự cạnh tranh rất lớn từ rất nhiều các ngân hàng trong địa bàn tỉnh. Hiện tại có tới 21 ngân hàng thương mại trên địa bàn, mạng lưới các NHTM ngày càng mở rộng và phát triển mạnh mẽ nên tất yếu có sự chia sẻ đáng kể về thị phần thanh toán. Không những thế, các ngân hàng thương mại mới đi vào hoạt động trên địa bàn, và để lôi kéo khách hàng, đã đưa ra các chính sách rất ưu đãi như miễn giảm phí dịch vụ cho khách hàng. Đặc biệt trong đó có Ngân hàng Ngoại thương – một ngân hàng có thế mạnh về TTQT mới mở chi nhánh tại Thái Nguyên mà đã thu hút được rất nhiều khách hàng về TTQT. Chỉ tính riêng năm 2016, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của chi nhánh đã đạt trên 165 triệu USD. Ngân hàng ngoại thương còn là ngân hàng được Công ty Điện tử Samsung Việt Nam Thái Nguyên tín nhiệm và hầu hết các giao dịch đều được thực hiện ở ngân hàng này.

- Do mạng lưới hoạt động của chi nhánh nằm chủ yếu ở trung tâm thành phố. Mặc dù có 16 phòng giao dịch, trong đó có PGD Đại Từ, Phú Lương, Núi Voi là nằm ở các huyện, nhưng có tới 13 phòng giao dịch nằm trong địa bàn trung tâm thành phố. Bên cạnh đó, Ngân hàng công thương Việt Nam có đến 3 chi nhánh nằm trên địa bàn tỉnh (chi nhánh Thái Nguyên, chi nhánh Lưu Xá, chi nhánh Sông Công) nên ít nhiều cũng bị chia sẻ thị phần với nhau. Một số khách hàng lớn như các công ty vệ tinh của Samsung lại chủ yếu nằm ở địa bàn huyện Phổ Yên, cách xa trung tâm thành phố nên việc tiếp cận còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán với nước ngoài nhiều tập trung chủ yếu ở các khu công nghiệp như khu công nghiệp Yên Bình lại nằm ở các huyện, cách trung tâm thành phố 40km. Dẫn đến việc cán bộ quan hệ khách hàng khó khăn trong việc tiếp cận.

- Do năm 2014-2015 các đơn vị nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị phục vụ việc mở rộng sản xuất. Nhưng sang năm 2016, việc xây dựng cơ bản đã hoàn thành, cac doanh nghiệp đã đi vào sản xuất ổn định, nên đã ngưng việc nhập khẩu máy móc. Điều này dẫn đến sự mất cân đối giữa thanh toán L/C xuất khẩu và nhập khẩu.

Chương 4

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH

THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 98 - 102)