Cơ sở pháp lý liên quan đến phương thức thanh toán TDCT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 64 - 68)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Cơ sở pháp lý liên quan đến phương thức thanh toán TDCT

Hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C chịu sự điều chỉnh đồng thời bởi các nguồn luật, công ước quốc tế liên quan và các nguồn luật quốc gia; đồng thời nó chịu sự điều chỉnh trực tiếp bởi các thông lệ và tập quán quốc tế.

Văn bản pháp lý quốc tế thông dụng của tín dụng chứng từ là “Quy tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ. UCP ra đời năm 1933, đến nay đã sửa đổi 6 lần vào các năm 1951, 1962, 1974, 1983, 1993 và 2007. UCP 600 là bản quy tắc mới nhất hiện đang được áp dụng trong thanh toán tín dụng chứng từ.

Để bổ sung cho UCP 600, ICC đã ban hành ba bản quy tắc mới để kiểm tra chứng từ theo L/C và xuất trình chứng từ điện tử:

- Bản quy tắc thứ nhất là Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế trong kiểm tra chứng từ theo L/C. Sau khi ban hành UCP 600, ICC đã xuất bản ISBP681 năm 2007 thay thế cho ISBP645 năm 2002. ISBP 681 đưa ra các quy tắc kiểm tra những chứng từ quy định trong L/C nhằm giúp đỡ các ngân hàng trong việc đưa ra các quyết định bộ chứng từ có phù hợp hay không. ISBP 681 đưa ra các quy tắc kiểm tra những chứng từ quy định trong L/C nhằm giúp đỡ các ngân hàng trong việc đưa ra quyết định bộ chứng từ có phù hợp hay không. Thông qua việc sử dụng ISBP, những người làm việc kiểm tra chứng từ có thể thực hành công việc cho phù hợp với các tập quán mà các đồng nghiệp của họ đang sử dụng trên thế giới. Do đó, ISBP ra đời góp phần làm giảm đáng kể số lượng chứng từ bị từ chối thanh toán do

bất hợp lệ khi xuất trình lần đầu tiên. ISBP 681 đề ra 185 quy tắc kiểm tra chứng từ và được áp dụng đương nhiên cùng với phiên bản UCP 600.

- Bản quy tắc thứ hai là “Bản phụ trương UCP về xuất trình chứng từ điện tử” - là tập quán quốc tế bổ sung cho UCP 600 nhằm điều chỉnh việc xuất trình chứng từ điện tử, hoặc kết hợp với việc xuất trình chứng từ bằng văn bản.

- Bản quy tắc thứ ba độc lập điều chỉnh mối quan hệ giữa ngân hàng phát hành, ngân hàng hoàn trả và ngân hàng đòi tiền là “Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng theo L/C”. Bản URR 725 ICC có hiệu lực từ 1/10/2008. Trong phương thức tín dụng chứng từ có sự tham gia và đóng vai trò quan trọng của các ngân hàng. Mối quan hệ giữa các ngân hàng trong vấn đề hoàn trả tiền theo thư tín dụng được quy định trong điều 19 của UCP 500 hoặc điều 13 của UCP 600. Tuy nhiên, điều 13 UCP 600 cho phép các ngân hàng áp dụng nguyên tắc lựa chọn hoặc là áp dụng URR bản đang có hiệu lực vào lúc L/C được phát hành hoặc là áp dụng điều 13b của UCP 600.

Bốn tập quán UCP 600, ISBP 681, eUCP 1.1 và URR 725 tạo thành bộ tập quán quốc tế thống nhất hiện đang được áp dụng để điều chỉnh phương thức tín dụng chứng từ trên phạm vi toàn thế giới.

Hiện nay ở nước ta, các NHTM và các đơn vị kinh doanh ngoại thương đã thống nhất sử dụng bộ tập quán quốc tế này như một văn bản pháp lý điều chỉnh các loại thư tín dụng được áp dụng trong thanh toán quốc tế giữa Việt Nam và nước ngoài.

Ngoài ra, có một số văn bản pháp lý khác như:

Incoterm quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong một hoạt động thương mại quốc tế. Cụ thể, Incoterm quy định các điều khoản về giao nhận hàng hoá, trách nhiệm của các bên: ai sê trả tiền vận tải, ai sẽ đàm trách các chi phí về thủ tục hải quan, bảo hiểm hàng hoá, ai chịu trách nhiệm về những tổn thất và rủi ro của hàng hoá trong quá trình vận chuyển..., thời điểm chuyên giao trách nhiệm về hàng hoá.

Incoterms 2000 bao gồm có 13 điều kiện giao hàng mẫu, chia thành 4 nhóm: C, D, E, F. Trong đó:

- Nhóm E gồm 1 điều kiện (EXW): Giao hàng tại xưởng (địa điểm ở nước xuất khẩu). Chuẩn bị hàng sẵn sàng tại xưởng (xí nghiệp, kho, cửa hàng…) phù hợp

với phương tiện vận tải sẽ sử dụng. Khi người mua đã nhận hàng thì người bán hết mọi trách nhiệm. Chuyển giao cho người mua hóa đơn thương mại và chứng từ hàng hóa có liên quan. Nhận hàng tại xưởng của người bán. Chịu mọi chi phí và rủi ro kể từ khi nhận hàng tại xưởng của người bán. Mua bảo hiểm hàng hóa. Làm thủ tục và chịu mọi chi phí thông quan xuất khẩu, quá cảnh nhập khẩu.

- Nhóm F gồm 3 điều kiện (FCA, FAS, FOB):

FCA (Free Carrier) giao hàng cho người vận tải tại địa điểm quy định ở nước xuất khẩu.

FAS (Free Alongside ship: Giao hàng dọc mạn tàu tại cảng bốc hàng đã quy định. FOB (Free On Board): Giao hàng lên tàu tại cảng bốc hàng qui định.

- Nhóm C gồm 4 điều kiện (CFR, CIF, CPT, CIP):

CFR (Cost and Freight): Tiền hàng và cước phí vận tải (cảng đích qui định) CIF (Cost, Insurance and Freight): Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí vận tải (cảng đích qui định)

CPT (Carriage Paid To): Cước phí, bảo hiểm trả tới (nơi đích qui định) Giống như điều kiện CFR, ngoại trừ người bán phải thu xếp và trả cước phí vận chuyển hàng hóa tới nơi qui định, mà nơi này có thể là bãi Container nằm sâu trong đất liền

CIP (Carriage &Insurance Paid To): Cước phí, bảo hiểm trả tới (nơi đích qui định). Giống như CPT, ngoại trừ người bán chịu trách nhiệm thu xếp và mua bảo hiểm. Giống như CPT, ngoại trừ người mua không phải mua bảo hiểm hàng hóa.

- Nhóm D gồm 5 điều kiện (DAF, DES, DEQ, DDU, DDP):

DAF - Delivered At Frontier - Giao hàng tại biên giới (địa điểm qui định) DES - Delivered Ex Ship - Giao hàng tại tàu (tại cảng dỡ qui định)

DEQ - Delivered Ex Quay - Giao hàng trên cầu cảng (tại cảng dỡ qui định) DDU - Delivered Duty Unpaid - Giao hàng thuế chưa trả (tại nơi đích qui định) DDP - Delivered Duty Paid - Giao hàng thuế đã trả (tại nơi đích qui định) - Các điều kiện bảo hiểm ICC clauses 1982

ICC (Institute Cargo Clause) 1982 do ILU (Institute London Underwriters) ban hành năm 1982 thay cho ICC 1963, quy định các điều kiện bảo hiểm về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển của Anh. Hiện nay trên thị trường bảo hiểm quốc tế, ICC 1982 được sử dụng rất rộng rãi.

Các văn bản pháp lý trong nước có liên quan đến việc điều chỉnh hoạt động này là những quy định chung, gián tiếp ảnh hưởng đến như:

- Quyết định số 711/2001/QĐ- NHNN của thống đốc ngân hàng Nhà nước về quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm.

- Quyết định số 1233/2001 /QĐ- NHNN của thống đốc ngân hàng Nhà nước sửa đổi điều 15 của Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN của thống đốc ngân hàng Nhà nước về quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm.

- Nghị định số 12/2006/NĐ- CP ngày 23/01/2006 về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua bán gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài quy định danh mục hàng hóa cấm xuất khấu, nhập khấu theo giấy phép của Bộ Thương Mại và bộ quản lý chuvên ngành.

- Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010 - Nghị định 64/2001/NĐ-CP ngày 20 tháng 09 năm 2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

- Pháp lệnh ngoại hối 28/2005/PL-UBTVỌH11 ngày 13/12/2005.

- Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 của UBTVQH sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối 28/2005/PL-UBTVỌH11 ngày 13/12/2005.

- Nghị định số 70/2014/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối

- Nghị định 50/2014/NĐ-CP về quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước

- Nghị định số 95/2011/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

- Luật các công cụ chuyển nhượng 49/2005/QH11 ngày 29/11/2005. Do có nhiều nguồn luật cùng tham gia điều chỉnh, nên:

- Trình tự ưu tiên về tính pháp lý theo thứ tự giảm dần sẽ là: Công ước và Luật quốc tế, Luật quốc gia, Thông lệ và tập quán quốc tế. nếu có mâu thuẫn giữa các nguồn luật thì: luật quốc gia sẽ được ưu tiên vượt lên trên về tính chất pháp lý đối với luật quốc gia.

- Thông lệ và tập quán quốc tế là những văn bản quy phạm pháp luật tùy ý. Bởi vì, các văn bản này do ICC phát hành, mà ICC là một tổ chức mang tính xã hội (phi Chính phủ) chứ không phải là một tổ chức liên Chính phủ, do vậy, UCP (và các văn bản khác) không mang tính chất pháp lý bắt buộc đối với các hội viên cũng như các bên liên quan.

Tính chất pháp lý tùy ý của UCP (và các văn bản còn lại) được thể hiện ở các điểm chính:

- Thứ nhất, tất cả các phiên bản UCP đều còn nguyên giá trị, điều này có nghĩa là phiên bản sau không phủ nhận phiên bản trước. Do đó, khi dẫn chiếu UCP phải nói rõ áp dụng UCP nào.

- Thứ hai, chỉ trong L/C có dẫn chiếu áp dụng UCP, thì nó mới trở nên có hiệu lực pháp lý bắt buộc điều chỉnh các bên tham gia.

- Thứ ba, các bên có thể thỏa thuận trong L/C:

+ Không thực hiện hoặc thực hiện khác đi một hoặc một số điều khoản quy định trong UCP.

+ Bổ sung thêm những điều khoản vào L/C mà UCP không đề cập.

- Thứ tư, nếu nội dung UCP có xung đột với luật quốc gia, thì luật quốc gia được vượt lên trên về mặt pháp lý. Điều này hàm ý, phán quyết của tòa án địa phương có thể phủ nhận nội dung giao dịch bằng L/C.

- Thứ năm, trong giao dịch L/C, các bên trước hết phải tuân thủ các điều khoản của L/C, sau đó là các điều khoản của UCP được áp dụng.

Do là văn bản pháp lý tùy ý nên ICC được miễn trách khi có sai sót, tổn thất phát sinh trong quá trình áp dụng. Các bên liên quan khi áp dụng UCP cần phải hiếu thấu đáo nội dung, sử dụng thành thạo kỹ thuật nghiệp vụ có liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 64 - 68)