Nội dung phát triển phương thức thanh toán TDCT tại NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 30 - 31)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Nội dung phát triển phương thức thanh toán TDCT tại NHTM

1.2.2.1. Phát triển về quy mô dịch vụ theo phương thức thanh toán TDCT

- Mở rộng doanh số theo phương thức tín dụng chứng từ: chính là việc gia tăng doanh số theo định hướng phát triển của ngân hàng trong một giai đoạn nhất định.

- Gia tăng thị phần thanh toán tín dụng chứng từ: được đánh giá dựa trên so sánh doanh số thanh toán TDCT của ngân hàng với doanh số thanh toán TDCT của các ngân hàng trên địa bàn ngân hàng đang hoạt động.

- Tăng trưởng số lượng khách hàng: số lượng khách hàng là tổng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ tại một thời điểm nhất định.

- Mức độ đa dạng về sản phẩm theo hoạt động thị trường: Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển do đó hoạt động TTQT sẽ ngày càng đa dạng và phong phú, trong thời gian tới các loại hình L/C sẽ được mở rộng và áp dụng nhiều. Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất,

ngân hàng thương mại không chỉ dừng lại ở việc phát triển L/C không hủy ngang hay L/C xác nhận mà còn mạnh dạn triển khai tất cả các loại hình L/C như: L/C dự phòng, L/C tuần hoàn, L/C chuyển nhượng và đi kèm với đó là cung cấp các dịch vụ tư vấn cho KH.

1.2.2.2. Phát triển về chất lượng dịch vụ theo phương thức thanh toán TDCT

- Nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán theo phương thức TDCT: Thái độ phục vụ của cán bộ, trình độ của cán bộ tư vấn, cán bộ xử lý nhằm gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng. Đầu tư cơ sở vật chất, hiện đại hóa công nghệ quản lý ngân hàng giúp rút ngắn thời gian xử lý công việc, đảm bảo an toàn dữ liệu cho ngân hàng và khách hàng. Nâng cao khả năng cạnh tranh về chất lượng dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ.

- Kiểm soát và quản lý các loại rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT: Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác kiểm soát nội bộ với mục tiêu quan trọng là xây dựng được hệ thống tìm kiếm những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn và thiếu sót trong hoạt động thanh toán TDCT để từ đó đưa ra các biện pháp giải quyết thích hợp. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát hoạt động thanh toán TDCT phải được coi trọng và tiến hành thường xuyên. Việc kiểm tra, giám sát các quy trình nghiệp vụ thanh toán TDCT cần được chuẩn hóa để phù hợp với các thông lệ quốc tế.

- Gia tăng thu nhập từ hoạt động thanh toán TDCT: Có 2 nhân tố phản ánh tăng trưởng thu nhập gồm:

+ Nhân tố trực tiếp thể hiện qua sự tăng trưởng thu nhập.

+ Nhân tố gián tiếp ảnh hưởng đến thu nhập là mức phí thanh toán TDCT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)